Ông Trần Mộng Hùng – Người sáng lập Ngân hàng ACB

Hòa theo dòng sự kiện vị Chủ tịch Ngân hàng ACB – Ông Trần Hùng Huy gây bão cộng đồng mạng, hôm nay WIKILAND sẽ giới thiệu đến các đọc giả một trong những nhân vật quyền lực bậc nhất khi nhắc đến ngân hàng ACB: Ông Trần Mộng Hùng – Người sáng lập ACB Bank, và cũng là cha ruột của ông Trần Hùng Huy.

Ông Trần Mộng Hùng là ai?

Chân dung ông trần mộng hùng - vị chủ tịch đầu tiên của ngân hàng acb
ông Trần Mộng Hùng – Người sáng lập Ngân hàng ACB
🗓 Năm sinh 1953
🏡 Quê quán Tiền Giang
📚 Trình độ Cử nhân chuyên ngành Ngân hàng tại Trường Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh
👪 Gia đình Vợ: Đặng Thu Thủy

Con:

  • Trần Hùng Huy – Chủ tịch HĐQT ACB Bank
  • Trần Đặng Thu Thảo
  • Trần Minh Hoàng
🖋 Nghề nghiệp Người sáng lập Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB Bank)

Ông Trần Mộng Hùng sinh năm 1953, quê quán tại Tiền Giang. Ông tốt nghiệp Cử nhân chuyên ngành Ngân hàng tại Trường Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh. Vợ ông Hùng là bà Đặng Thu Thủy, gia đình ông có 3 người con: Trần Đặng Thu Thảo, Trần Hùng Huy (hiện tại đang đảm nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT ACB Bank) và Trần Minh Hoàng. Được biết, tất cả thành viên trong gia đình ông đều có cổ phần của ACB Bank.

Bà đặng thu thủy (trái) và ông trần hùng huy (phải)
Bà Đặng Thu Thủy (trái) và ông Trần Hùng Huy (phải)

Bạn đang xem: » Ông Trần Mộng Hùng – Người sáng lập Ngân hàng ACB

Con đường sự nghiệp của “thái thượng hoàng” ACB

Đảm nhiệm qua nhiều lĩnh vực

Trước khi bắt tay với các cổ đông khác thành lập Ngân hàng ACB, ông Hùng từng có kinh nghiệm làm việc ở nhiều lĩnh vực. Sau khi tốt nghiệp đại học, ông Trần Mộng Hùng công tác tại Trường Cao cấp nghiệp vụ ngân hàng với tư cách giảng viên đại học những năm 1978 – 1980.

Sau đó, ông lựa chọn rẽ sang con đường kinh doanh với cương vị Phó Tổng Giám đốc Công ty Hóa nhựa tại TP.Hồ Chí Minh. Năm 1988, ông chuyển sang làm Trưởng phòng kinh doanh Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn. Đây cũng là công việc làm thuê cuối cùng của vị doanh nhân này, trước khi tạo nên làn sóng mới cho ngành ngân hàng tại Việt Nam.

Hành trình hơn 20 năm tại Ngân hàng ACB

Năm 1993, ông Hùng cùng hai cổ đông khác là ông Phạm Trung Cang, ông Trịnh Kim Quang, sáng lập nên Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) với số vốn điều lệ ban đầu 20 tỷ đồng. Ông Trần Mộng Hùng là Tổng giám đốc đầu tiên, đồng thời cũng là người nắm giữ chiếc ghế Chủ tịch HĐQT của ACB Bank xuyên suốt giai đoạn 1994 – 2008.

Theo những chia sẻ của những lãnh đạo cũ ACB, ông Hùng là một người giỏi về việc quản trị nhân sự. Trong thời gian ông lãnh đạo, ACB chưa từng gặp sự việc khủng hoảng truyền thông nào. Đó cũng là một trong những lý do giúp vị chủ tịch này phát triển từ một ngân hàng nhỏ trở thành ngân hàng thương mại số 1 tại Việt Nam trước năm 2012.

Tài năng lãnh đạo của Chủ tịch Trần Mộng Hùng được minh chứng qua sự phát triển vượt bậc, có thể gọi là thần kì của ACB chỉ trong thời gian ngắn. Năm 1994, ACB Bank tăng vốn điều lệ thêm 50 tỷ đồng từ các cổ động hiện hữu thông qua việc phát hành cổ phiếu. Đến năm 1998, ngân hàng tiếp tục tăng vốn lên 341 tỷ đồng, lần này đã có sự tham gia của cổ đông bên ngoài ở cả trong và ngoài nước.

Sự phát triển ACB dưới sự lãnh đạo của ông Hùng đã thu hút được Standard Chartered Bank, tổ chức này chính thức trở thành cổ đông chiến lược của ACB vào năm 2005. Lần thay đổi vốn điều lệ cuối cùng theo như bản cáo bạch năm 2007, vốn điều lệ của Ngân hàng TMCP Á Châu đã tăng lên hơn 1.100 tỷ đồng, vượt xa con số 20 tỷ ban đầu.

Trong thời gian làm người lãnh đạo cao nhất của ACB, ông Hùng đã đem đến thị trường hàng loạt “cái đầu tiên”. Năm 1996, ACB trở thành ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam phát hành thẻ tín dụng quốc tế ACB-MasterCard.

Năm 1997, ACB được bình chọn là Ngân hàng Việt Nam tốt nhất, trở thành đơn vị đầu tiên tại Việt Nam thành lập Hội đồng quản lý tài sản Nợ-Có (ALCO). Về lĩnh vực vàng, ACB là ngân hàng tiên phong và lớn nhất trong thị trường này. Năm 1998, ACB là ngân hàng đầu tiên thực hiện huy động và cho vay bằng vàng, sau đó tiếp tục là đơn vị đầu tiên được Ngân hàng Nhà nước cho phép kinh doanh vàng ở nước ngoài và kinh doanh vàng trên tài khoản.

Trong thời kỳ thịnh vượng nhất, theo thống kê năm 2005,  ACB là ngân hàng lớn mạnh nhất trong nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP). Khi đó, tổng tài sản của ngân hàng Á Châu là 24.272 tỷ đồng, bỏ xa vị trí thứ hai là Sacombank với 11.369 tỷ đồng.

Thị phần huy động vốn và cho vay chiếm lần lượt 3,5%, 1,72% trong toàn ngành, và 19,28%, 12,11% trong nội bộ hệ thống NHTMCP. Cụ thể ngân hàng của ông Hùng huy động được 22.341 tỷ đồng và cho vay 9.563 tỷ đồng, lớn hơn nhiều so với Sacombank là 12.271 tỷ đồng và 8.379 tỷ đồng.

Lợi nhuận trước thuế cao cao nhất trong hệ thống NHTMCP, lên đến con số 391 tỷ đồng. Bởi vì vào thời điểm này, khoảng 80% vốn huy động và 70% dư nợ cho vay toàn thị trường đều thuộc về bốn ông lớn ngân hàng thương mại nhà nước (NHTMNN). Nên việc ACB mặc dù đứng đầu nhóm NHTMCP, nhưng thị phần chung toàn ngành vẫn còn thấp.

Sau khi lãnh đạo ACB đạt đến đỉnh vinh quang, ông Hùng quyết định từ nhiệm, “lui” về hậu trường và làm cố vấn quản trị.

Ông hùng được xem là linh hồn của acb bank
Ông Hùng được xem là linh hồn của ACB Bank

Sự kiện bầu Kiên đưa ACB lao đao trong khủng hoảng

Nguyễn Đức Kiên (còn được biết đến với cái cái tên “bầu Kiên, 49 tuổi) là cổ đông của Ngân hàng ACB từ năm 1993. Thời điểm bấy giờ, ông sở hữu gần 3,8% vốn điều lệ của Ngân hàng ACB.

Trong 9 năm (2003 – 2012), ông Kiên là Chủ tịch Hội đồng đầu tư ACB và giữ chức Phó chủ tịch HĐQT trong 14 năm (1994 – 2008). Sau khi rút khỏi HĐQT, ông lập Hội đồng sáng lập và đảm nhiệm vị trí Phó Chủ Tịch. Hội đồng sáng lập có chức năng tư vấn cho HĐQT; thành viên Hội đồng sáng lập được tham gia và cho ý kiến tại tất cả các cuộc họp của HĐQT, được cung cấp đầy đủ tài liệu về hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Tháng 08/2012, theo truy tố của VKSND Tối cao, với vai trò trên, bầu Kiên đã thao túng, chi phối toàn bộ hoạt động quản trị, điều hành ngân hàng ACB, làm thất thoát cả nghìn tỷ đồng. Cùng với đó hàng loạt các nhân vật cấp cao của ACB cũng bị truy tố về tội “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.

Sau sự kiện bầu Kiên bị bắt, tổng tài sản của nhà băng này sụt giảm gần 40% chỉ còn hơn 176.000 tỷ đồng vào cuối năm 2012. Đây được xem là biến cố lớn nhất trong lịch sử ngân hàng ACB. Suốt những năm sau đó, ACB tập trung giải quyết những khoản nợ liên quan đến bầu Kiên. Kết quả kinh doanh của ACB về mặt số liệu nhiều năm liền có phần “đuối” hơn trong cuộc đua với những ngân hàng top đầu khối tư nhân.

Bạn đang xem: » Ông Trần Mộng Hùng – Người sáng lập Ngân hàng ACB

Con trai Trần Hùng Huy – Người kế nhiệm vực dậy ACB sau biến cố “tê liệt”

Sau đại án “bầu Kiên”, ACB gần như “tê liệt”. Trong bối cảnh này, không ai muốn đảm nhiệm vị trí “ghế nóng” Chủ tịch. Cuối năm 2012, con trai ông Hùng là ông Trần Hùng Huy được bầu làm Chủ tịch HĐQT của ngân hàng khi mới 34 tuổi. Đây về sau được xem là quyết định giúp vực dậy ACB.

Ông Trần Mộng Hùng cũng quyết định quay lại Hội đồng quản trị, cùng đồng hành giúp đỡ trong việc đưa ngân hàng Á Châu lấy lại thời hoàng kim. Cũng từ đây, nhận diện thương hiệu của ACB được thay đổi hoàn toàn để phù hợp với thị trường, một ACB trẻ trung, năng động, nhiệt huyết và rất “4.0”.

Ông trần hùng huy (trái) và người cha trần mộng hùng.
Ông Trần Hùng Huy (trái) và người cha Trần Mộng Hùng.

Các câu hỏi thường gặp

  • ✅ Ông Trần Mộng Hùng là ai?

Ông Trần Mộng Hùng là Chủ tịch đầu tiên và cũng là người sáng lập Ngân hàng ACB.

  • ✅ Gia đình ông Trần Mộng Hùng gồm có ai?

Vợ ông Hùng là bà Đặng Thu Thủy, gia đình ông có 3 người con: Trần Đặng Thu Thảo, Trần Hùng Huy (hiện tại đang đảm nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT ACB Bank) và Trần Minh Hoàng.

Bạn đang xem: » Ông Trần Mộng Hùng – Người sáng lập Ngân hàng ACB

5
(4 bình chọn)
Article Rating
  • Ông Phú Nguyễn, tên đầy đủ là NGUYỄN VĂN PHÚ, là một người đầy nhiệt huyết, hiện đang giữ vai trò Co-FounderCEO của Công ty Cổ phần địa ốc WIKI – WIKILAND. Với tầm nhìn sắc sảo và niềm đam mê bất tận, ông đã dẫn dắt công ty phát triển vượt bậc trong thị trường bất động sản đầy thách thức.
  • Năm 2016, với quyết tâm mãnh liệt và tinh thần đồng đội tuyệt vời, ông cùng các cộng sự tài năng đã thành lập Công ty Cổ phần địa ốc Wiki (WikiLand). Từ đó, họ đã không ngừng nỗ lực và sáng tạo để mang đến những giải pháp bất động sản chuyên nghiệp và hiệu quả cho khách hàng.
  • Với tình yêu nghề Bất động sản, ông Phú luôn mong muốn chia sẻ những kiến thức và trải nghiệm quý báu của mình để các Nhà đầu tư có cái nhìn toàn diện hơn về thị trường Bất động sản. Từ đó, họ có thể đưa ra những quyết định đầu tư thông minh và phù hợp với từng giai đoạn. Đây là đóng góp tích cực và đáng trân trọng của ông trong sự phát triển bền vững của ngành bất động sản.
  • Bên cạnh đó, với tinh thần trách nhiệm cao, ông cũng dành thời gian quý báu để chia sẻ những trải nghiệm đắt giá của mình với nhân viên kinh doanh trong lĩnh vực Bất Động Sản. Ông luôn khuyến khích và truyền cảm hứng cho họ làm việc bằng cả tâm huyết và đam mê, nhằm mang đến những trải nghiệm tuyệt vời nhất cho khách hàng, nhà đầu tư cũng như các đối tác và chủ đầu tư.