Kiên Giang đề nghị tạm dừng Quy hoạch đảo Phú Quốc thành đặc khu kinh tế: “Lùi một để tiến ba”

Kiên Giang đề nghị tạm dừng Quy hoạch đảo Phú Quốc thành đặc khu kinh tế

Chủ tịch tỉnh Kiên Giang vừa đề nghị Thủ tướng cho tạm dừng việc lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội đảo Phú Quốc thành đặc khu kinh tế cho tới khi Luật đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt được Quốc hội thông qua. UBND tỉnh Kiên Giang cho biết “Đề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc đến năm 2010 và tầm nhìn đến 2020” được Thủ tướng phê duyệt từ năm 2004 đến nay đã không còn phù hợp với thực tế phát triển của đảo Phú Quốc.


> Đọc thêm: Lùi thời gian thông qua luật đặc khu, Bất động sản Phú Quốc vẫn sôi động.


Kiên giang đề nghị tạm dừng quy hoạch đảo phú quốc thành đặc khu kinh tế.
Kiên Giang đề nghị tạm dừng Quy hoạch đảo Phú Quốc thành đặc khu kinh tế.

Trước đó, tháng 8/2018, Thủ tướng đã đồng ý chủ trương cho phép tỉnh Kiên Giang lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội đảo Phú Quốc theo định hướng trở thành đặc khu kinh tế.

Tỉnh Kiên Giang đã thực hiện một số thủ tục lập quy hoạch, tuy nhiên đến nay dự thảo Luật đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt vẫn chưa được Quốc hội dự kiến thời gian thông qua nên việc lập quy hoạch đảo Phú Quốc trở thành đặc khu kinh tế gặp nhiều khó khăn, vướng mắc khi chưa xác định cơ sở pháp lý, trình tự thủ tục, nội dung quy hoạch và lập hội đồng thẩm định.

Tỉnh Kiên Giang cũng cho biết đề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 được Thủ tướng phê duyệt từ năm 2004 đến nay đã không còn phù hợp với thực tế phát triển huyện đảo Phú Quốc.


> Đọc thêm:  Việc nâng Phú Quốc từ cấp huyện lên đô thị biển đầu tiên của cả nước là cần thiết.


Hơn nữa, theo Luật quy hoạch, việc xây dựng quy hoạch cấp huyện sẽ được tích hợp vào quy hoạch tỉnh nhưng nhiều mục tiêu, chỉ tiêu kinh tế xã hội của đảo Phú Quốc hiện đã vượt quy hoạch được duyệt.

Vì vậy nếu chờ quy hoạch tỉnh được lập theo Luật quy hoạch sẽ khó khăn cho Phú Quốc trong định hướng tiếp các mục tiêu, phương hướng phát triển, cản trở quá trình thu hút kêu gọi đầu tư vào đảo Phú Quốc.

Đồng thời, UBND tỉnh Kiên Giang cũng đề nghị Thủ tướng cho phép tỉnh được tổ chức triển khai lập mới Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội đảo Phú Quốc theo hướng quy hoạch khu kinh tế Phú Quốc. Nguồn kinh phí quy hoạch từ nguồn ngân sách địa phương và các nguồn huy động hợp pháp khác.

Ngoài ra, tỉnh Kiên Giang cũng kiến nghị Thủ tướng cho áp dụng hình thức lựa chọn và chỉ định thuê đơn vị tư vấn nước ngoài lập quy hoạch và được thực hiện cơ chế tự thỏa thuận khi xem xét giá trị hợp đồng và thực hiện thanh toán với tư vấn nước ngoài.

Kiên Giang cũng muốn được cho phép áp dụng hình thức lựa chọn và chỉ định thuê đơn vị tư vấn nước ngoài lập quy hoạch và được thực hiện cơ chế tự thỏa thuận khi xem xét giá trị hợp đồng và thực hiện thanh toán với tư vấn nước ngoài. UBND tỉnh Kiên Giang chịu trách nhiệm về kết quả lựa chọn tư vấn đảm bảo năng lực, kinh nghiệm, uy tín để lập quy hoạch.

Trước đề nghị của tỉnh Kiên Giang, Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản lấy ý kiến 4 bộ gồm Bộ Xây dựng, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư về đề nghị tạm dừng quy hoạch đảo Phú Quốc thành đặc khu kinh tế của tỉnh này.

Văn bản đề nghị triển khai lập quy hoạch phú quốc theo định hướng khu kinh tế.
Văn bản đề nghị triển khai lập quy hoạch Phú Quốc theo định hướng Khu kinh tế.

UBND tỉnh Kiên Giang cam kết chịu trách nhiệm về kết quả lựa chọn tư vấn đảm bảo năng lực, kinh nghiệm, uy tín để lập quy hoạch.


> Đọc thêm:  Bộ xây dựng chấp thuận đề nghị tạm dừng Quy hoạch đảo Phú Quốc thành đặc khu kinh tế.


Một bước lùi về chính sách, nhưng thực chất là một bước tiến.

Đề nghị tạm dừng lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội đảo Phú Quốc thành đặc khu kinh tế thoạt nhìn tưởng đó một bước lùi về chính sách, nhưng thực chất là một bước tiến.

Đây là động thái “lùi một bước để tiến ba bước” của địa phương. Dừng để làm tốt hơn, xây dựng hạ tầng đồng bộ hơn, hoàn thiện hành lang pháp lý và quản lý chặt chẽ hơn. Sau khi Phú Quốc lên đặc khu sẽ ít bị xáo trộn.

Đối với các nhà đầu tư bất động sản, trước mắt đề nghị này có thể làm cho thị trường hoang mang, những nhà đầu tư nhỏ chùn bước. Nhưng về dài hạn, đây sẽ là một chính sách tốt, kịp thời, tháo gỡ những tồn tại mà Phú Quốc đang vướng và giải quyết tình trạng phát triển chắp vá tại một số khu vực trên địa bàn hiện nay.

Kiên giang đề nghị tạm dừng quy hoạch đảo phú quốc thành đặc khu kinh tế: “lùi một để tiến ba”
Kiên Giang đề nghị tạm dừng Quy hoạch đảo Phú Quốc thành đặc khu kinh tế: “Lùi một để tiến ba”

Thời điểm Phú Quốc đón nhận thông tin lên đặc khu, có một số nhà đầu tư cá nhân ở Phú Quốc làm hàng loạt dự án phân lô trên đất không quy hoạch. Để kiểm soát tình trạng phân lô trái quy định và điều chỉnh thị trường tránh khỏi tình trạng sốt đất, chính quyền địa phương phải ban hành lệnh cấm giao dịch. Điều này khiến cho những nhà đầu tư manh mún, làm liều rơi vào cảnh lao đao, không trả được gốc và lãi.

Sau giai đoạn phát triển nóng vào giữa năm 2017 và đầu năm 2018, thị trường bất động sản Phú Quốc có dấu hiệu chững lại và “nguội lạnh” cho đến nay. Thị trường vẫn còn tiếp tục khó khăn cho đến qua đầu năm 2020. Đối với đề nghị tạm dừng quy hoạch Phú Quốc lên đặc khu, có thể tiếp tục làm cho thị trường nguội hơn. Nhưng về dài hạn, khi Phú Quốc được đầu tư bài bản, thị trường tốt hơn, giá đất sẽ tốt lên.

Việc tạm dừng quy hoạch đảo Phú Quốc thành đặc khu kinh tế sẽ giúp thị trường có 1 quãng nghỉ, thanh lọc thị trường.

Đối với nhà đầu tư lớn họ sẽ không bị ảnh hưởng bởi bản thân Phú Quốc không trở thành đặc khu thì đã là điểm du lịch và rất có tiềm năng phát triển bất động sản du lịch nghỉ dưỡng. Nhiều dòng vốn từ các chủ đầu tư lớn liên tục rót vào Phú Quốc, các chính sách ưu đãi cũng đang tốt nên sẽ không có chuyện toàn bộ thị trường đóng băng sau quyết định này.

Việc lùi thời hạn này có lẽ sẽ tác động nhiều nhất đến những nhà đầu cơ lướt sóng, các nhà đầu tư nhỏ lẻ mua để hóng đặc khu bởi họ mua theo tin đồn là chủ yếu chứ không theo quy hoạch

Về phía chính quyền, ông Mai Anh Nhịn – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang cho biết, đảo Phú Quốc đã được Chính phủ 3 lần phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch và 1 lần Chính phủ cho chủ trương. Năm 2010, Chính phủ ban hành quyết định 633 với một nội dung quan trọng là xác định tính chất Phú Quốc sẽ là “khu hành chính – kinh tế đặc biệt”.

Ngày 8/6/2018, Thủ tướng Chính phủ có công văn cho chủ trương để tỉnh “lập quy hoạch đảo Phú Quốc theo định hướng đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt”. Vì vậy, Kiên Giang đã tiến hành một số thủ tục triển khai.

Nhưng đầu năm 2019, khi Luật quy hoạch có hiệu lực, quy hoạch Phú Quốc phải tích hợp vào quy hoạch cả tỉnh. Nếu giữ nguyên lập quy hoạch theo hướng đặc khu sẽ phải chờ Quốc hội thông qua Luật đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt mới đủ cơ sở pháp lý. Vì vậy, thường trực UBND tỉnh đã thống nhất trình Chính phủ cho chủ trương lập quy hoạch Phú Quốc theo hướng thành khu kinh tế.

“Phú Quốc vẫn giữ nguyên định hướng trở thành đặc khu. Gần như chỉ “đổi tên” chứ không hề thay đổi tính chất, nội dung quy hoạch theo tinh thần quyết định 178 và quyết định 633 của Chính phủ” – ông Nhịn nhấn mạnh.

Ông Nhịn cũng khẳng định, tới đây tỉnh sẽ chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tổng rà soát tình hình quản lý, sử dụng đất rừng trên đảo. Phải thẩm tra nguồn gốc đất của hàng chục ngàn hộ dân. Tỉnh cũng sẽ giữ lại những bãi biển chưa có nhà đầu tư, sắp tới sẽ cân nhắc thu hồi một số vị trí để làm bãi tắm công cộng.

 
Article Rating

Ông Lưu Chung Kiên hiện đang giữ vị trí Tổng Giám đốc tại WikiLand Miền Bắc, một thương hiệu với trụ sở tọa lạc tại địa chỉ D03.32 An Vượng – Khu Đô thị Dương Nội – Đường Lê Quang Đạo, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội. Với hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân phối Bất động sản trên toàn quốc, Ông Kiên cùng với đội ngũ đồng nghiệp đã có vai trò quan trọng trong việc đưa thương hiệu WikiLand đến gần hơn với các Khách hàng và Nhà đầu tư cả trong và ngoài nước. Thành tựu này được thể hiện thông qua việc truyền tải chi tiết thông tin về thị trường BĐS cùng với việc xây dựng những chiến lược đầu tư tỉ mỉ, đáp ứng tốt nhất cho từng giai đoạn cụ thể.

Với khát vọng xây dựng một mối quan hệ bền vững giữa thương hiệu WikiLand và các Khách hàng cùng Nhà đầu tư quý báu, Ông Kiên không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng dịch vụ tại WikiLand. Trong hướng đi này, ông đặt mục tiêu không ngừng mở rộng kiến thức chuyên sâu cho đội ngũ nhân viên, đồng thời kết hợp việc áp dụng các tiến bộ công nghệ hiện đại vào hệ thống tư vấn và chăm sóc khách hàng. Phương pháp hợp nhất này đảm bảo sự hài lòng tối đa của khách hàng, phù hợp với tầm nhìn của WikiLand trong việc đồng hành cùng Khách hàng và Nhà đầu tư.