Bất động sản là gì? Các loại hình BĐS tại Việt Nam

Hiện nay, cụm từ “bất động sản” đã trở nên quen thuộc với mỗi người, mỗi nhà đầu tư. Tuy nhiên, để thực sự hiểu rõ bất động sản là gì hay các đặc trưng cơ bản của bất động sản thì không phải ai cũng hiểu rõ. WikiLand sẽ giải đáp “tất tần tật” qua bài viết sau đây để chúng ta có cái nhìn tổng quan nhất về định nghĩa nói trên, đừng bỏ lỡ nhé!

Bất động sản là gì?

Hiện nay, ở hầu hết các quốc gia đều phân chia tài sản quốc gia thành 2 loại:

  • Bất động sản.
  • Động sản: là những tài sản không phải là bất động sản.
Đặc điểm so sánh Bất động sản Động sản
Đối tượng Đối tượng được xếp vào là bất động sản có phạm vi khá hẹp. Theo khoản 1, điều 107, BLDS 2015 đã liệt kê các loại tài sản được xếp vào nhóm bất động sản gồm có:

– Đất đai

– Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai

– Tài sản khác gắn với đất đai, nhà, công trình xây dựng

– Tài sản khác theo quy định của pháp luật.

Ngoài những tài sản kể trên, một số tài sản vô hình gắn liền với đất đai như quyền sử dụng đất, quyền thế chấp,… cũng được coi là bất động sản theo quy định trong pháp luật Kinh doanh Bất động sản.

Đối tượng được xếp vào là động sản có phạm vi khá rộng.

BLDS 2015 không liệt kê như trường hợp bất động sản mà quy định: “ Động sản là những tài sản không phải là bất động sản”.

Tính chất đặc thù Là những tài sản không thể di dời được Là những tài sản có thể di dời được
Đăng kí quyền tài sản Quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản là bất động sản được đăng kí theo quy định của BLDS 2015 và pháp luật về đăng kí tài sản. Quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản là động sản không phái đăng kí, trừ một số trường hợp pháp luật quy định.

Bất động sản là một thuật ngữ pháp luật, trong đó, ở mỗi quốc gia khái niệm bất động sản là gì có sự khác nhau và có nét đặc thù riêng. Tuy nhiên, các nước trên toàn cầu vẫn thống nhất chung khái niệm bất động sản bao gồm toàn bộ đất đai và những phần tài sản gắn liền với đất đai.

Bất động sản là gì? Các loại hình bđs tại việt nam
Bất động sản là gì? Các loại hình BĐS tại Việt Nam

Bất động sản hay còn gọi là địa ốc hay nhà đất là một thuật ngữ pháp luật (ở một số nước như Liên hiệp Anh, Canada, Úc, Mỹ và Bahama) có ý nghĩa bao gồm đất đai và những gì dính liền vĩnh viễn với mảnh đất. Những thứ được xem là dính liền vĩnh viễn như là nhà cửa, ga ra, kiến trúc ở trên hoặc dầu khí, mỏ khoáng chất ở dưới mảnh đất đó. Những thứ có thể dỡ ra khỏi mảnh đất như nhà di động,lều, nhà tạm thì không được xem là bất động sản.

Theo “Từ điển thuật ngữ tài chính” thì “Bất động sản là một miếng đất và tất cả các tài sản vật chất gắn liền với đất”. Do đó các tài sản khác thuộc hệ quy chiếu đứng yên được xác định là bất động sản.

Theo quy định Pháp luật Việt Nam

Tại điều 107 Bộ luật dân sự 2015 quy định về BĐS và động sản:

BĐS bao gồm:

  • a) Đất đai;
  • b) Nhà, công trình XD gắn liền với đất đai;
  • c) Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình XD;
  • d) Tài sản khác theo pháp luật quy định.

Động sản là những tài sản không nằm trong danh mục BĐS.

Như vậy, bất động sản là các tài sản bao gồm nhà đất, công trình, nhà gắn liền với đất đai, các tài sản gắn liền với nhà/công trình xây dựng. Những tài sản có liên quan và gắn liền với đất, tài sản khác được pháp luật quy định. Như vậy, khái niệm về bất động sản ở Việt Nam là khái niệm mang tính chất mở, và chưa có danh mục cụ thể quy định về các tài sản bất động sản.

Nguồn gốc thuật ngữ

Từ “real” có nguồn gốc từ từ “res” trong tiếng Latinh có nghĩa là “vật”, để phân biệt với “người”. Vì vậy, pháp luật thường phân biệt rất rõ ràng giữa bất động sản (“real property”) và động sản (“personal property”): ví dụ, quần áo, đồ nội thất, v.v…).

Sự khác biệt về khái niệm giữa “bất động sản” và “động sản” là ở chỗ: bất động sản được chuyển nhượng cùng với đất đai, còn động sản thì không. Một số tài liệu lịch sử đã xác nhận lần đầu tiên thuật ngữ tiếng Anh của “bất động sản” được sử dụng vào năm 1666. Điều này chứng tỏ sự coi trọng của giai cấp phong kiến đối với đất đai cũng như quyền sử dụng đất.

Bất động sản (“real estate” hay “real property”) có nghĩa ngược với động sản (“personal property”), thường được viết tắt là “BĐS”. Người sở hữu bất động sản được phép sử dụng, mua bán, cho thuê, làm quà tặng, dùng để ký quỹ, để di chúc lại cho người được thừa hưởng, hoặc để yên bất động sản của mình. Thị trường bất động sản có liên hệ mật thiết với thị trường vốn, thị trường tài chính.

Thuộc tính của Bất động sản

  • Tính bất động: Đất đai là hàng hóa đặc biệt, dù được đem chuyển nhượng, bán nhưng chỉ được quyền sử dụng và khai thác, không thể chuyển bất động sản đó đến nơi họ muốn, đến nơi mà họ sinh sống. Quyền sử dụng đất nằm trong thị trường bất động sản vị trí của đất đai gắn liền với điều kiện sinh thái, kinh tế xã hội và tác động đến phương thức sử dụng đất và giá đất, đó chính là nguyên nhân tại sao giá đất lại khác nhau dù ở vị trí kế cận.
  • Tính không đồng nhất: Mỗi người sinh ra trên trái đất đều cần một chỗ ở. Đất ở gắn liền với đời sống con người như thế nào có ảnh hưởng đến quan điểm và cách nhìn vào vấn đề của mỗi đối tượng mua, kể cả nhu cầu của họ nữa. Trong thời kì bao cấp cũng như trong thời kì mới, phát triển nền kinh tế thị trường, hàng hóa rất đa dạng và phức tạp nên khó có thể tìm được hai tài sản hoàn toàn giống nhau mà nó chỉ tương đồng về đặc điểm; chính vì vậy, giá cả của bất động sản gắn liền với đặc điểm của mỗi tài sản.

Giả sử hai bất động sản nằm trong cùng một khu vực nhưng giá cả của chúng phụ thuộc vào thời điểm bán như thế nào, người mua có thích hay không, tâm lý của người mua lúc đó như thế nào và đặc điểm cụ thể của bất động sản đó nữa, tất cả những điều này chứng minh cho sự không đồng nhất đối với bất động sản và nhất là trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Tính không đồng nhất của bất động sản ngày càng tăng khi nhu cầu của xã hội ngày cảng phát triển vì:

  • Tính khan hiếm: Diện tích đất là có hạn so với sự phát triển của dân số, do vậy về lâu dài giá đất có xu hướng phát triển ngày càng lên. Theo Tổng cục Thống kê, diện tích đất trong cả nước là 329.314,5 km2 và mật độ dân số là 252 người/km2. Diện tích đất đai có chiều hướng giảm do nhiều nguyên nhân:
    • Do tốc độ tăng dân số rất nhanh ( đặc biệt ở vùng nông thôn ).
    • Do tốc độ phát triển kinh tế thị trường theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa làm cho diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp.
    • Nhu cầu lao động ở thành thị bao giờ cũng cao hơn nông thôn dẫn đến tình trạng dân số ở thành phố tăng đột biến, vì vậy du cầu về chỗ ở cũng tăng lên, từ đó phát sinh nhu cầu mua bán bất động sản, kinh doanh nhà cho thuê.
  • Tính bền vững, đời sống kinh tế dài: bất động sản bao gồm đất đai và các công trình trên đất. Đất là nguồn tài nguyên do thiên nhiên ban tặng, là tư liệu sản xuất đặc biệt mà không có tài sản nào có thể thay thế được. Nó được tham gia vào quá trình tái sản xuất xã hội nhưng dù đem sử dụng cho mục đích nào đi nữa thì nó vẫn mang lại lợi ích cho chủ sỡ hưu nên nó mang tính bền vững. Hơn nữa được sử dụng để hưởng quyền sở hữu đất đai và hưởng các lợi ích khác do đất đai mang lại và thời gian sử dụng lại vô hạn làm cho ý nghĩa của đất đai, bất động sản được nhân đôi. Điều này thể hiện đời sống kinh tế bền vững.

Các loại hình Bất động sản tại Việt Nam

Các loại hình bất động sản tại việt nam
Các loại hình Bất động sản tại Việt Nam

Hiện nay có 2 cách phân loại bất động sản phổ biến như sau:

  • Cách thứ nhất: Theo Bách khoa toàn thư mở ( Wikipedia ), bất động sản có thể phân thành 3 loại :

Bất động sản có đầu tư xây dựng: bất động sản nhà đất (bao gồm đất đai và các tài sản gắn liền với đất đai), bất động sản nhà xưởng và công trình thương mại – dịch vụ, bất động sản hạ tầng, bất động sản trụ sở làm việc, v.v… Nhóm bất động sản nhà đất là nhóm cơ bản, tỷ trọng rất lớn, tính chất phức tạp cao, chiếm tuyệt đại đa số các giao dịch trên thị trường bất động sản của một nước.

Bất động sản không đầu tư xây dựng: Đất nông nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất hiếm, đất chưa sử dụng, v.v…

Bất động sản đặc biệt: các công trình bảo tồn quốc gia, di sản văn hóa vật thể, nhà thờ họ, đình chùa, miếu mạo, nghĩa trang, v.v…

  • Cách thứ hai: Theo điều 174 Bộ Luật Dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2005, bất động sản gồm 4 loại như sau:
  1. Đất đai.
  2. Nhà ở và các công trình khác gắn liền với đất đai.
  3. Tài sản khác gắn liền với đất đai.
  4. Tài sản gắn liền với nhà ở và công trình xây dựng gắn liền với đất đai.

Trong các loại bất động sản trên, ba loại đầu là các loại bất động sản do bản chất ( do bản chất không thể di dời được, không tự di dời được, như là đất đai và tất cả những gì gắn liền với đất ).

Loại bất động sản cuối cùng là tài sản gắn liền với nhà ở và công trình xây dựng gắn liền với đất đai, là những vật có thể di dời được tuy nhiên về mặt pháp lý vẫn được coi là bất động sản.

Nói cách khác, Bất động sản được xem là đất đai và những gì dính liền vĩnh viễn với mảnh đất đó. Người sở hữu Bất động sản được phép sử dụng, mua bán, cho thuê, làm quà tặng, dùng để ký quỹ, để di chúc lại cho người được thừa hưởng, hoặc để yên Bất động sản của bản thân.

Đặc trưng của Bất động sản

Đặc điểm của bất động sản
Đặc điểm của Bất động sản

Một bất động sản khi trở thành hàng hóa thì nó có giá trị và giá trị sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người. Tuy nhiên, hàng hóa bất động sản là một hàng hóa đặc biệt; do đó ngoài những đặc điểm chung nó còn có những đặc điểm riêng, đó là:

  • Thứ nhất, khả năng co giãn của cung bất động sản kém: nhìn chung, cung đối với bất động sản là tương đối kém đàn hồi so với những thay đổi giá cả, do đó những hạn chế nhất định về cung ứng đất đai thể hiện trên các mặt sau:
    • Tổ chức cung toàn bộ về đất đai là cố định: ở đây muốn đề cập đến vấn đề quỹ đất luôn luôn không thay đổi.
    • Cung ứng đất đai phù hợp với các mục tiêu riêng biệt là có giới hạn.
    • Bên cạnh đó hạn chế về mặt tự nhiên nêu trên còn có những hạn chế về mặt quy hoạch của Nhà nước và đây là mặt hạn chế nổi bật nhất.
    • Việc phân bố đất đai cho những mục đích sử dụng cụ thể phải tuân theo quan hệ trong từng thời kỳ nên không thường không thể tùy tiện chuyển mục đích trái với quy hoạch. Với những thay đổi về chiều cao, diện tích, đất đai xây dựng cũng như phải đảm bảo tuân theo quy hoạch và điều lệ xây dựng của Nhà nước.
  • Thứ hai, thời gian mua, bán giao dịch dài, chi phí mua bán giao dịch cao: do bất động sản là một tài sản quan trọng có giá trị cao nên việc mua, bán bất động sản phải được cân nhắc thận trọng dẫn đến thời gian mua, bán, giao dịch thường là dài so với các tài sản khác. Hơn nữa giao dịch giữa người mua và người bán không trực tiếp, phải qua người môi giới như hiện nay, nên phải mất them chi phí. Ngoài ra, phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, chính sách pháp luật của Nhà nước, nhu cầu chuyển đổi mục đích để đáp ứng tình hình phát triển, tất cả đều làm chp chi phí giao dịch bất động sản tăng.
  • Thứ ba, bất động sản có tính thích ứng và chịu ảnh hưởng lẫn nhau.

Bất động sản là các công trình, trong quá trình sử dụng có thể điều chỉnh công năng sử dụng mà vẫn giữ được đặc điểm của công trình và đảm bảo nhu cầu của người tiêu dung ( tiêu dung cho đời sống, tiêu dung cho hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác ).

Chẳng hạn, trong một văn phòng làm việc, người ta vẫn có thể tạo ra một diệc tích nhỏ làm quầy giải khát, một căn hộ người ta có thể điều chỉnh một số diện tích phù hợp với yêu cầu của từng gia đình… kể cả ngay trong quá trình xây dựng của người ta cũng có thể điều chính công năng để đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

Bất động sản còn chịu ảnh hưởng lẫn nhau rất lớn, nhất là trường hợp đầu tư xây dựng vào các công trình thiết kế hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội sẽ làm tăng them vẻ đẹp và nâng cao giá trị của đất đai và các công trình xây dựng trong khu vực đó. Trong thực tế, việc xây dựng công trình này làm tôn thêm vẻ đẹp và sự hấp dẫn cảnh quan, tôn thêm tiện ích của công trình khác là hiện tượng khá phổ biến.

  • Thứ tư, khả năng chuyển hóa thành tiền mặt kém linh hoat: bất động sản là một hàng hóa đặc biệt, quan trọng nên có giá trị cao, lợi nhuận mang lại cũng lớn nhưng lại lien quan đến nhiều thủ tục, do đó việc quyết định mua, bán không nhanh như hàng hóa khác, vì vậy khả năng chuyển hóa thành tiền mặt kém linh hoạt. Trong nhiều trường hợp, đôi khi chủ sỡ hữu bất động sản nào đó tương đối lớn, giá trị bằng tiền của nó cao nhưng khi khẩn cấp không thể cắt một miếng để bán và có tiền mặt ngay mà phải kéo dài, nhiều khi bỏ lỡ rất nhiều cơ hội.
  • Thứ năm, sự can thiệp và quản lí chặt chẽ của Nhà nước: chính vì bất động sản có tầm quan trọng với nền kinh tế, xã hội, chính trị của một quốc gia nên Nhà nước cần có những qui định để điều tiết và quản lí chặt chẽ việc sử dụng và chuyển dịch bất động sản vì bất động sản chịu sự can thiệp trực tiếp của Nhà nước.


Xem thêm: Video Bất Động Sản Là Gì? Các Thành phố “lột xác” nhờ các dự án BĐS


Những bộ luật liên quan đến thị trường BĐS Việt Nam

Luật Dân sự (2005), Luật Đầu tư (2005), Luật Đất đai (2003), Luật Kinh doanh BĐS (2006), Luật Nhà ở (2005) và Luật Thuế thu nhập cá nhân (2007).

Toàn bộ những khái niệm căn bản nhất về thị trường BĐS được quy định rõ tại Luật Dân sự (2005):

  • Định nghĩa về BĐS: Điều 174.
  • Quyền sở hữu: Phần thứ hai, chương X và chương XII.
  • Thế chấp tài sản: Điều 342 – 357.

Những quy định liên quan đến đầu tư trong lĩnh vực BĐS được quy định tại Luật Đầu tư (2005):

  • Theo Điều 29, lĩnh vực kinh doanh BĐS được quy định là lĩnh vực đầu tư có điều kiện. (Lĩnh vực đầu tư có điều kiện là lĩnh vực chỉ được thực hiện đầu tư với các điều kiện cụ thể do pháp luật quy định – Điều 3 Luật Đầu tư 2005).
  • Những quy định về thủ tục giao nhận đất dự án, chuẩn bị mặt bằng và xây dựng dự án được quy định tại Điều 55, 56 và 58. (Quy định chi tiết được thể hiện trong Luật Đất đai).

Luật Đất đai (2003) là bộ luật quan trọng nhất trong toàn bộ khung pháp lý của thị trường BĐS. Bộ Luật này đang được lấy ý kiến sửa đổi bổ sung để phù hợp hơn với tình hình hiện tại trong bối cảnh nó bộc lộ nhiều hạn chế sau 10 năm có hiệu lực. (vui lòng xem bài trước tại đây)

  • Quy định về quyền hạn và trách nhiệm của nhà nước trong lĩnh vực đất đai.
  • Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất: Mục 2 (trừ điều 30 – quy hoạch đất cho mục đích quốc phòng).
  • Quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản: Mục 7 (Điều 61, 62, 63), bao gồm loại đất được tham gia thị trường bất động sản, Điều kiện để đất tham gia thị trường bất động sản, Quản lý đất đai trong việc phát triển thị trường bất động sản.
  • Bồi thường, tái định cư cho người có đất bị thu hồi: Điều 42.
  • Giấy tờ tham gia giao dịch bất động sản (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Quyền sử dụng đất ở)…

Luật Kinh doanh BĐS (2006) quy định về hoạt động kinh doanh bất động sản; Quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh bất động sản và giao dịch bất động sản có liên quan đến kinh doanh bất động sản. Cụ thể là về:

  • Các nguyên tắc hoạt động kinh doanh bất động sản: Điều 5.
  • Các loại bất động sản được đưa vào kinh doanh: Điều 6.
  • Điều kiện đối với bất động sản đưa vào kinh doanh: Điều 7.
  • Điều kiện đối với tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh bất động sản: Điều 8.
  • Phạm vi hoạt động kinh doanh bất động sản của tổ chức, cá nhân trong nước: Điều 9.
  • Phạm vi hoạt động kinh doanh bất động sản của tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài: Điều 10.
  • Các quy định về kinh doanh và dịch vụ BĐS, hợp đồng trong lĩnh vực BĐS …

Luật Nhà ở (2005) là bộ luật quen thuộc với chúng ta nhất. Nó quy định về sở hữu nhà ở, phát triển, quản lý việc sử dụng, giao dịch về nhà ở và quản lý nhà nước về nhà ở và áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến sở hữu nhà ở, phát triển, quản lý việc sử dụng nhà ở, giao dịch về nhà ở và quản lý nhà nước về nhà ở. Cụ thể:

  • Chủ sở hữu nhà ở và đối tượng được sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.
  • Phát triển nhà ở tại các vùng đô thị, nông thôn, miền núi.
  • Phát triển nhà ở theo dự án; phát triển nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân.
  • Quy hoạch kiến trúc nhà ở.
  • Phát triển nhà ở thương mại.
  • Phát triển nhà ở xã hội.
  • Các giao dịch về nhà ở.

Luật Thuế thu nhập cá nhân (2007): Quy định rõ tại Điều 3 thu nhập từ chuyển nhượng BĐS là thu nhập chịu thuế, bao gồm:

  • Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.
  • Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở.
  • Thu nhập từ chuyển nhượng quyền thuê đất, thuê mặt nước.
  • Các khoản thu nhập khác nhận được từ chuyển nhượng bất động sản.
  •  Điều 14 quy định thu cách tính nhập chịu thuế từ chuyển nhượng bất động sản.

Thị trường bất động sản Việt Nam

Quy luật thị trường bất động sản
Quy luật thị trường bất động sản
Nền kinh tế Việt Nam bắt đầu đổi mới từ năm 1986 thì thị trường bất động sản[2] (TTBĐS) cũng manh nha. Tuy nhiên, TTBĐS được cho là chính thức hình thành kể từ năm 1993, sau khi Quốc hội thông qua Luật Đất đai đầu tiên và Pháp lệnh Nhà ở, tạo khuôn khổ pháp lý ban đầu cho thị trường về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở.
  • 1993-1994
Cơn sốt đầu tiên diễn ra trong bối cảnh Luật Đất đai năm 1993 ra đời cho phép việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất dễ dàng hơn. Đây được xem là thời hoàng kim của tăng trưởng kinh tế khi GDP năm 1993 tăng tới 8,1%, năm 1994 tăng 8,8% và đỉnh điểm năm 1995 tăng 9,5%. Tăng trưởng mạnh của GDP khiến người ta tin vào tương lai xán lạn của nền kinh tế, thúc đẩy giá nhà đất tăng mạnh.
  • 1995-1999
Nhà nước ban hành 2 nghị định là Nghị định số 18 và 87 về thuê đất, nhằm ngăn chặn hiện tượng đầu cơ, điều tiết thị trường. Theo đó, người sử dụng đất phải trả tiền hai lần (tiền chuyển quyền sử dụng đất và tiền thuê đất). Hai nghị định này buộc các nhà đầu cơ sử dụng đòn bẩy tài chính để tham gia thị trường phải bán tháo đất đai đang nắm giữ để trả tiền cho Ngân hàng. Làn sóng xả hàng ồ ạt diễn ra đã làm cho TTBĐS ở trạng thái cung vượt cầu và quay đầu lao dốc.
Bên cạnh đó, khủng hoảng kinh tế châu Á khởi nguồn từ Thái Lan đã làm cho một số dự án bất động sản của nước ngoài đầu tư vào Việt Nam thất bại, góp phần làm cho thị trường suy thoái.
  • 2001-2003
Từ năm 2000, giá nhà đất bắt đầu biến động và đạt đỉnh cao vào khoảng Quý 2/2001. Giá BĐS của Việt Nam giai đoạn này ở mức đắt nhất thế giới, cao hơn cả một số thành phố lớn của các nước công nghiệp phát triển.
Luật Doanh nghiệp năm 2000, Luật đầu tư nước ngoài năm 2001 ra đời. Nhà đầu tư đánh giá chủ trương cho Việt kiều mua nhà và ban hành giá đất mới sẽ có triển vọng cho thị trường nhà đất nên nhiều người đầu tư mua đất khắp nơi ở vùng ven.
Cơn sốt chủ yếu tập trung vào nhà mặt tiền và đất dự án. Đầu cơ gia tăng mạnh mẽ. Giao dịch mua bán sôi động nhưng không có công trình hay nhà ở nào được xây dựng, thể hiện đây là cơn sốt từ nhu cầu ảo, giá ảo.
  • 2003-2006
“Luật Đất đai 2003” và “Nghị định 181” với quy định “dự án phải xây dựng nhà xong mới được bán” đã chấm dứt tình trạng “phân lô bán nền” đã tác động mạnh đến thị trường BĐS. Thị trường đất nền gần như tê liệt, cơn lốc đầu cơ lắng dần.
Từ cuối 2003, TTBĐS trầm lắng, năm sau lạnh hơn năm trước (năm 2003 giao dịch địa ốc thành công giảm 28%, năm 2004 giảm 56% và năm 2005 giảm 78%) nhưng giá không giảm mạnh do vốn đầu tư chủ yếu là tiền nhàn rỗi của tư nhân.
Năm 2005, bảng giá đất mới được điều chỉnh theo hướng sát với giá thực tế làm cho chi phí đền bù giải toả lên cao khiến các dự án tiếp tục gặp khó khăn. Lợi nhuận thu từ kinh doanh BĐS giảm mạnh khiến dòng vốn chuyển sang thị trường chứng khoán .
  • 2007-2008
Việt Nam chính thức gia nhập WTO, đón nhận làn sóng đầu tư lớn sau hội nhập, tăng trưởng tín dụng cao, thị trường chứng khoán phát triển cực thịnh. Nguồn vốn thặng dư lớn chuyển dịch từ thị trường chứng khoán sang TTBĐS.
Giá nhà đất tăng cao từ 50-70%, thậm chí lên tới 100%. Nhu cầu thị trường có sự chuyển đổi từ nhà mặt tiền, nhà phố sang căn hộ cao cấp và biệt thự.
Năm 2007, Luật Kinh doanh BĐS có hiệu lực, cùng sự ra đời của các hành lang pháp lý như Luật Đăng ký BĐS, Luật thuế sử dụng đất, Luật Nhà ở, chính sách áp dụng cho Việt kiều mua nhà… giúp các nhà đầu tư yên tâm hơn khi tham gia thị trường. Thị trường có sự tham gia đông đảo của giới đầu cơ lướt sóng.
  • 2009-2013
Ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, kinh tế VN suy thoái, lạm phát và nợ xấu tăng nhanh (cả năm 2009 tăng 19,89%), lãi suất vay ngân hàng rất cao (23-24%/năm). Chính sách thắt chặt tín dụng của Chính phủ nhằm kiểm soát bong bóng BĐS và kiềm chế lạm phát khiến TTBĐS lập tức bị ảnh hưởng nặng nề. Giá BĐS giảm mạnh trung bình 40-50%.
Giai đoạn từ giữa 2009-2010, gói kích cầu của Chính phủ giúp TTBĐS ấm trở lại. Thị trường xuất hiện “cơn sốt” cục bộ, nhất thời do tác động của phương thức “mua bán nhà trên giấy”, dự án quy hoạch thủ đô mở rộng.
Từ nửa cuối năm 2011, “quả bóng” bất động sản bị “xì hơi” mạnh trên diện rộng, “lớp băng dày” bao phủ toàn thị trường. Nhiều cá nhân, doanh nghiệp bất động sản lao đao.
  • 2014-2018
TTBĐS có dấu hiệu hồi phục từ cuối năm 2013 và phát triển ổn định: Lượng giao dịch tăng, tồn kho giảm, cơ cấu hàng hóa bất động sản chuyển dịch theo hướng hợp lý, phù hợp hơn với nhu cầu của thị trường.
Năm 2014, Luật kinh doanh BĐS ra đời mở rộng cơ hội cho người nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Giai đoạn này thị trường xuất hiện nhiều loại hình BĐS mới gia nhập như: Officetel, condotel, shophouse, BĐS công nghiệp.
Trong năm 2018, thị trường xảy ra các đợt sốt đất lan rộng tại nhiều khu vực trên cả nước: sốt ảo giá đất nền, đất nông nghiệp tại Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc; giá đất tăng mạnh ở các quận vùng ven TP.HCM rồi lan rộng ra các tỉnh vùng ven như Đồng Nai, Bình Dương, Long An và các tỉnh, thành miền Trung như Khánh Hòa, Bình Định, Đà Nẵng, Nghệ An, Thanh Hóa…
  • 2019-2023
Đầu 2019, sốt đất tiếp tục bùng phát ở nhiều địa phương: Đà Nẵng (huyện Hòa Vang), Quảng Nam, TP.HCM (Cần Giờ, quận 9), Hà Nội (Hoài Đức, Gia Lâm, Đông Anh). Tuy nhiên các cơn sốt qua rất nhanh, thị trường tại các khu vực này nhanh chóng rơi vào trầm lắng.
Năm 2019, ở góc nhìn toàn cảnh, TTBĐS vẫn trong chu kỳ phục hồi, tăng trưởng nhưng có sự sụt giảm cả về nguồn cung và số lượng giao dịch. Nguyên nhân do quỹ đất ở khu vực trung tâm ngày càng cạn kiệt; thủ tục pháp lý bị trì hoãn; chính quyền rà soát, tạm dừng toàn bộ các dự án sai phạm.
Bước sang năm 2020, đại dịch toàn cầu Covid-19 tác động mạnh mẽ tới nền kinh tế và TTBĐS. Nguồn cung tiếp tục khan khiếm, giao dịch “lặng sóng”, giá đi ngang.
Giữa năm 2022 và kéo dài sang năm 2023 là một giai khó khăn đối với thị trường bất động sản (BĐS) khi dòng vốn BĐS gặp khó và lãi suất tăng, cùng với đó là việc xử lý các sai phạm đất đai, sai phạm triển khai dự án,…
Chu kỳ thị trường bất động sản việt nam
Chu kỳ thị trường Bất động sản Việt Nam
Hiện nay giá đất theo quy định Nhà nước cao nhất là đất ở thuộc bốn thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Hải Phòng. Ủy ban nhân dân TP. Hà Nội đã ban hành Quyết định số 30/2019/QĐ-UBND về bảng giá các loại đất trên địa bàn thành phố áp dụng từ ngày 01/01/2020 đến ngày 31/12/2024[4]. Theo đó giá đất ở đô thị cao nhất thuộc về một số tuyến phố thuộc quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng, và Đống Đa. Giá đất cao nhất là các phố Lê Thái Tổ, Hàng Ngang và Hàng Đào thuộc quận Hoàn Kiếm.
Bảng giá đất trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020 – 2024 được UBND Thành Phố công bố (QĐ số 02/2020/QĐ-UBND) vào ngày 16/01/2020. Theo đó giá đất đắt nhất thuộc về một số phố ở quận 1 và quận 3. Cao nhất là giá đất thuộc đường Nguyễn Huệ, Đồng Khởi và Lê Lợi.
Bảng giá đất của Đà Nẵng và Hải Phòng. Cao nhất của Đà Nẵng thuộc về một số phố và đường thuộc quận Hải Châu, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn và Thanh Khê. Bảng giá đất của Hải Phòng cao nhất thuộc về một số phố thuộc quận Lê Chân, Hồng Bàng và Ngô Quyền.

Các chủ đầu tư Bất động sản tiêu biểu tại Việt nam

Các sàn môi giới Bất động sản tiêu biểu tại Việt Nam

Các ngân hàng cho vay Bất động sản tại Việt Nam

5
(5 bình chọn)
Article Rating
  • Khánh Yên, với tên đầy đủ là NGUYỄN THỊ KHÁNH YÊN, là một trong những nhân vật truyền cảm hứng và thành công trong lĩnh vực bất động sản. Với niềm đam mê và tầm nhìn sắc sảo, bà là Co-FounderPhó Tổng Giám Đốc của Công ty Cổ phần địa ốc WIKI – WIKILAND, một trong những công ty hàng đầu trong ngành.
  • Năm 2016, bà cùng với đội ngũ cộng sự tài năng và nhiệt huyết đã thành lập công ty cổ phần địa ốc Wiki, mở ra một chương mới đầy triển vọng và thách thức. Với khát vọng chia sẻ kiến thức và trải nghiệm quý báu của mình, bà mong muốn giúp các Nhà đầu tư có cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về thị trường Bất động sản đầy tiềm năng này.
  • Bà luôn nỗ lực không ngừng để đem đến những dịch vụ tốt nhất, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng và nhà đầu tư một cách chuyên nghiệp và tận tâm. Đồng thời, bà cũng là nguồn cảm hứng sống động, truyền đam mê và niềm tin vào nghề nghiệp bất động sản cho các bạn trẻ đam mê lĩnh vực này.