Dự án khu phi thuế quan Phú Quốc chính thức vào tay công ty ông Johnathan Hạnh Nguyễn

Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Liên Thái Bình Dương (IPPG) của doanh nhân Johnathan Hạnh Nguyễn chính thức được UBND tỉnh Kiên Giang phê duyệt, lựa chọn là nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu phi thuế quan Phú Quốc.

Khu phi thuế quan – xu hướng và là chỗ dựa phát triển du lịch
Khu phi thuế quan – xu hướng và là chỗ dựa phát triển du lịch

Giới thiệu về dự án Khu phi thuế quan Phú Quốc

Dự án khu phi thuế quan Phú Quốc tại ấp Bãi Vòng, xã Hàm Ninh, với quy mô   101ha, dự kiến gồm 12 hạng mục chính, gồm khu phi thuế quan (hàng rào cứng) và khu thương mại, dịch vụ nằm ngoài khu phi thuế quan. Cụ thể dự án gồm trung tâm bán hàng giảm giá (Factory Outlet), khu vực siêu thị miễn thuế, cửa hàng miễn thuế, khu thương mại dịch vụ ăn uống (F&B), khu vui chơi giải trí, các hạng mục và cơ sở hạ tầng khác…

Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh kiên giang diễn ra hôm 29/7/2019
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Kiên Giang diễn ra hôm 29/7/2019

Trong đó, Factory Outlet là mô hình kinh doanh đã phát triển thành công tại Mỹ, châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản… IPPG đang có lợi thế nắm giữ hơn 100 thương hiệu quốc tế, đủ khả năng hiện thực hóa mục tiêu xây dựng khu mua sắm có không gian mở, đa dạng về hàng hóa. Factory Outlet sẽ là điểm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến với Phú Quốc. Đây cũng là mô hình kinh doanh mà đảo Ngọc đang cần để du khách kết hợp nghỉ ngơi, vui chơi, ăn uống và chi tiêu mua sắm hàng hóa giá trị cao, tương tự như ở thành phố du lịch nổi tiếng trên thế giới.

Khu phi thuế quan là gì? Đặc điểm điểm của khu phi thuế quan là như thế nào?

– Khu phi thuế quan là gì?

Trong tiếng anh, chúng ta thường bắt gặp những cụm từ rất quen thuộc đặc biệt trong lĩnh vực xuất nhập khẩu như cụm từ “non-tariff zones”, nếu hiểu theo nghĩa Tiếng Việt là “khu phi thuế quan”. Đây là một cụm từ thường xuyên bắt gặp và được sử dụng phổ biến rất quen thuộc. Bạn có thể gặp nó trong những câu chuyện khi giao lưu với đối tác. Vậy trước khi tìm hiểu cùng WikiLand giải thích nghĩa của cụm từ khu phi thuế quan là gì nhé.

Khu phi thuế quan là khu vực kinh tế nằm trong lãnh thổ Việt Nam, được thành lập theo quy định của pháp luật, có ranh giới địa lý xác định, ngăn cách với khu vực bên ngoài bằng hàng rào cứng, bảo đảm điều kiện cho hoạt động kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan của cơ quan hải quan và các cơ quan có liên quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và phương tiện, hành khách xuất cảnh, nhập cảnh; quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa giữa khu phi thuế quan với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu.

– Đặc điểm của khu phi thuế quan là như thế nào?

Thứ nhất: Khu phi thuế quan phải được thành lập trước hết dựa theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ cũng như những chính sách trong khu vực phi thuế quan.

Thứ 2: Khu phi thuế quan phải có những ranh giới xác định tách biệt với những khu vực khác. Trong khu vực phi thuế quan, cần được ngăn cách, tách biệt với những khu thuộc lĩnh vực bên ngoài, có hàng rào ngăn cách, bảo vệ phục vụ cho việc trao đổi, quản lý hàng hóa được dễ dàng hơn.

Thứ 3: Hơn hết, trong khu phi thuế quan cần có cổng và cửa ra vào bảo đảm phục vụ đầy đủ các điều kiện cho quá trình kiểm tra, giám sát, lưu thông hàng hóa của khu vực giữa cán bộ kiểm và và doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm được diễn ra thuận tiện hơn.

Thứ 4: Đặc biệt, khu vực này cấm không cho phép dân cư sinh sống. Tại sao lại như vậy, bởi vì tầm quan trọng của phi thuế quan là gì bạn biết rồi đấy. Trên thực tế việc kiểm tra hàng hóa không được có sự xâm nhập bất kỳ của một cư dân nào bên ngoài, tránh tình trạng người dân xung quanh làm ảnh hưởng tới công việc hoặc ngăn cản quá trình thi hành công vụ của cán bộ thực hiện nhiệm vụ.

Đôi nét về nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu phi thuế quan Phú Quốc.

Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Liên Thái Bình Dương (IPPG) của doanh nhân Johnathan Hạnh Nguyễn.

 

Công ty tnhh xuất nhập khẩu liên thái bình dương (ippg)

Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (Tên tiếng Anh: Imex Pan Pacific Group – viết tắt: IPPG) là một tập đoàn kinh doanh đa lĩnh vực tại Việt Nam, được thành lập bởi ông Johnathan Hạnh Nguyễn, đặc biệt nổi tiếng với việc kinh doanh hàng hiệu. Ngoài ra, IPPG còn hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực trong các lĩnh vực khác, như ẩm thực, quản lý trung tâm thương mai, dịch vụ phi hàng không, cửa hàng miễn thuế,…

Cùng với các đối tác khác, tập đoàn IPPG đã đầu tư xây dựng Sân bay quốc tế Cam Ranh với tổng vốn đầu tư trên 3.735 tỷ đồng, chính thức mở cửa hoạt động vào cuối tháng 06 năm 2018 với công suất 6-8 triệu khách/năm.

Tập đoàn IPPG hiện đang hoạt động tại 6 quốc gia: Việt Nam, Mỹ, Úc, Hongkong, Singapore, Philippines và trụ sở văn phòng chính tại Việt Nam.

Khu phi thuế quan – xu hướng và là ‘chỗ dựa’ phát triển du lịch?

Nhiều quốc gia trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… đã từ lâu xác định chính sách phát triển các khu phi thuế quan nội địa, với mục đích tạo ra một loại hình sản phẩm riêng biệt cho du lịch.

Thông thường, hàng hóa nội địa khi được xuất khẩu vào khu vực phi thuế quan sẽ được áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng là 0%. Điều này tạo thuận lợi rất lớn cho các dịch vụ du lịch, lưu trú, nghỉ dưỡng, mua sắm phát triển mạnh mẽ, kích thích cho tăng trưởng của du lịch.

Nhiều quốc gia không ngần ngại mở rộng mô hình Outlet (một trong những dạng của khu phi thuế quan nội địa) nhằm lôi kéo sự quan tâm của khách du lịch. Outlet là nơi khách du lịch có thể tìm mua những món hàng hiệu với giá bán rẻ tới 1/3 so với giá gốc. Sau vài chục năm hoạt động, các nhà bán lẻ đã nhận thấy họ sẽ thu được những khoản lợi nhuận lớn với các chương trình bán hàng giảm giá và cũng là nơi mà du lịch các nước đang định hướng mở rộng. 

Tại châu Á, hiện nay, mô hình các trung tâm thương mại Outlet được quy hoạch phát triển ngay trong khu vực phi thuế quan đã tạo ra được nhiều dấu ấn mới cho việc phát triển du lịch. Điển hình nhất, ở Hàn Quốc, khi nhắc đến thiên đường mua sắm dành cho khách du lịch, Paju Premium Outlet chính là cái tên được nhiều người biết đến.

Đây được xem là một mô hình thành công trong việc phát triển trung tâm thương mại nằm trong khu vực phi thuế quan nhằm tạo ra sự khác biệt cho ngành du lịch xứ sở kim chi. Tại khu vực này, số lượng thương hiệu cá nhân ở Hàn Quốc thuộc hàng lớn nhất.

Tầm quan trọng khu phi thuế quan với sự phát triển du lịch Phú Quốc

Năm 2019, dự án “Xây dựng khu phi thuế quan Phú Quốc, Kiên Giang” được đầu tư bởi Tập đoàn Liên Thái Bình Dương IPPG đã được dư luận quan tâm. Trong định hướng xây dựng, IPPG cũng cho rằng Factory Outlet là mô hình kinh doanh đã được phát triển và thành công tại các nước phát triển trên thế giới như Mỹ, châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản… IPPG hiện đang có lợi thế nắm giữ hơn 100 thương hiệu quốc tế, cùng với mục tiêu xây dựng khu mua sắm có không gian mở, đa dạng về hàng hóa. 

Khu phi thuế quan là nơi khách du lịch có thể tìm mua những món hàng hiệu với giá bán rẻ
Khu phi thuế quan là nơi khách du lịch có thể tìm mua những món hàng hiệu với giá bán rẻ

Điểm đến Factory Outlet được kỳ vọng thành nhân tố chính thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến với Phú Quốc. Đây cũng chính là mô hình kinh doanh mà Phú Quốc đang cần và rất cần để du khách kết hợp nghỉ ngơi, vui chơi, ăn uống và chi tiêu mua sắm hàng hoá có giá trị cao, mua sắm kết hợp du lịch là mô hình phổ biến ở các nước phát triển và ở các thành phố du lịch trên thế giới.

Với việc đầu tư khu phi thuế quan của IPPG sẽ góp phần thu hút và giữ chân du khách ở dài ngày hơn, đem lại nguồn thu ngoại tệ nhiều hơn cũng như giải quyết công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người lao động tại địa phương, đáp ứng nhu cầu phát triển trước mắt cũng như tương lai của Phú Quốc.

Như vậy, khi xây dựng các khu phi thuế quan nội địa, khả năng mà ngành du lịch được hưởng lợi sẽ là rất lớn. Một mặt, những khu vực này có thể tạo nên nòng cốt thu hút và tăng cường chi tiêu mua sắm của khách du lịch, thỏa mãn tâm lý có “quà mang về” khi du lịch.

Một mặt, tại khu vực phi thuế quan, các mặt hàng, sản phẩm nội địa cũng được giới thiệu, bày bán với mức giá ưu đãi, khi các doanh nghiệp được hưởng chính sách miễn thuế, góp phần tạo nên thương hiệu đặc sắc riêng cho hoạt động du lịch. 

Bên cạnh đó, việc xây dựng các khu phi thuế quan tại những khu vực tiềm năng lớn về du lịch, các thủ phủ du lịch giúp làm mới không gian du lịch của vùng, mang đến sự hiện đại, văn minh, nơi du khách có thể thoải mái trải nghiệm với đầy đủ những dịch vụ du lịch cần thiết.

Một vai trò quan trọng nữa mà các khu phi thuế quan mang lại đó là việc đào tạo nhân lực cho ngành du lịch, thương mại, cung cấp việc làm thêm cho hàng ngàn người và giảm bớt tình trạng thất nghiệp hay hạn chế hơn tính mùa vụ trong yếu tố du lịch. 

Quá trình lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu phi thuế quan Phú Quốc.

–  Cuối 2017, đầu 2018 Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang giao cho Ban Quản lý khu kinh tế Phú Quốc tổ chức công bố danh mục Dự án Đầu tư khu phi thuế quan Phú Quốc.

Khi Dự án được công bố, có khá nhiều nhà đầu tư quan tâm. Bước sơ tuyển cũng đã có 2 nhà đầu tư khác mua hồ sơ mời sơ tuyển. Nhưng có lẽ đây là dự án có số vốn đầu tư rất lớn, lại cần kinh nghiệm trong lĩnh vực phân phối chính thức thương hiệu lớn thế giới tại Việt Nam, nên một số nhà đầu tư chỉ có kinh nghiệm xây dựng dù quan tâm nhưng cuối cùng đều không tham gia dự sơ tuyển.

–  Đã có 3 nhà đầu tư mua hồ sơ mời sơ tuyển nhưng đến thời điểm đóng sơ tuyển (13/2/2019), chỉ có 1 nhà đầu tư nộp hồ sơ dự sơ tuyển là Tập đoàn Liên Thái Bình Dương.

–  Tại hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Kiên Giang diễn ra hôm 29/7/2019, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Phạm Vũ Hồng và Chủ tịch IPPG Johnathan Hạnh Nguyễn đã ký kết hợp tác xây dựng, đầu tư dự án khu phi thuế quan tại Phú Quốc, Kiên Giang.

Dù đến thời điểm này, Tập đoàn chưa chính thức được lựa chọn là nhà đầu tư Dự án, nhưng từ tháng 7/2019, thông tin Tập đoàn Liên Thái Bình Dương đầu tư Dự án Khu phi thuế quan Phú Quốc đã tràn ngập trên các phương tiện truyền thông đại chúng.

–  Đến tháng 6/2020, UBND tỉnh Kiên Giang ký phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu phi thuế quan Phú Quốc. Theo đó, nhà đầu tư trúng thầu là Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Liên Thái Bình Dương (IPPG) của doanh nhân Johnathan Hạnh Nguyễn.

5
(30 votes)
Article Rating

Đoàn Tuấn Kiệt – Một con người xứ Quảng, luôn hướng đến cuộc sống thịnh vượng. Kiệt yêu những công trình biểu tượng, luôn suy nghĩ tích cực, học hỏi những tư duy tinh hoa, nghĩ lớn và làm lớn.

Từ năm 2014 khi bắt đầu tham gia BĐS. Tuấn Kiệt nhận thấy những yếu tố chi phối về giá bán bất động sản không chỉ bị ảnh hưởng bởi: Uy tín CĐT, vị trí, kinh tế, xã hội, hạ tầng, tính quần thể, tổng lượng dân cư và chất lượng dân sinh…Khi đầu tư bất động sản, phân tích vĩ mô là vô cùng quan trọng. Vì vậy Tuấn Kiệt liên tục học tập, trau dồi, để đưa ra những tư vấn phù hợp nhất, thông qua quá trình tìm hiểu các bất động sản đi trước; trải nghiệm thực tế, và quan sát đánh giá sự ảnh hưởng từ các dự án mới quanh khu vực có mang lại giá trị tăng trưởng cho dự án đã và đang bán không. Với mỗi bất động sản đầu tư đã bán, Tuấn Kiệt luôn theo sát thị trường; tìm kiếm khách hàng và kịp thời đưa ra giải pháp giúp nhà đầu tư đạt được hiệu quả tốt nhất.

Với sứ mệnh “Mang đến sự thịnh vượng” – Tuấn Kiệt đã và đang cùng các cộng sự mang đến những chia sẻ chính xác, phù hợp và nhanh chóng nhất tới khách hàng, Giúp nhà đầu tư kịp thời đưa ra những quyết định đúng đắn trong việc lựa chọn bất động sản.

Nhà Đầu Tư trao Tuấn Kiệt niềm tin, Tuấn Kiệt xin gửi lại kiến thức của mình.