Với tốc độ phát triển mạnh mẽ như hiện nay, hàng loạt các khu đô thị đã và đang được hình thành với quy mô đầu tư hàng tỷ đô la Mỹ đã góp phần tạo nên diện mạo mới cho các thành phố. Mọi công trình kiến trúc, thiết kế hệ thống giao thông, tiện ích công cộng trong khu đô thị đều được các chủ đầu tư tính toán kỹ lưỡng.
Khu đô thị là gì?
Theo luật Quy hoạch (06/2009): Khu đô thị mới là một khu vực trong đô thị, được đầu tư xây dựng mới đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và nhà ở.
Theo Nghị định của Chính phủ về việc phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị số 42/2009/NĐ-CP ngày 05/10/2001 thay thế nghị định 72/2001/NĐ-CP ngày 05/10/2001.
“Khu Đô Thị: là khu xây dựng mới có chức năng tổng hợp hoặc chuyên đề; được xây dựng tập trung theo dự án đầu tư phát triển hoàn chỉnh, đồng bộ kết cấu hạ tầng kỹ thuật, nhà ở và các công trình khác để sử dụng vào mục đích kinh doanh hoặc không kinh doanh; được bố trí gắn với một đô thị hiện có hoặc với một đô thị mới đang hình thành, có ranh giới và chức năng xác định, phù hợp với quy hoạch xây dựng đô thị được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.”
Dự án khu đô thị mới là dự án đầu tư xây dựng một đô thị đồng bộ có hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, khu dân cư và các công trình dịch vụ khác được phát triển nối tiếp đô thị hiện có hoặc hình thành khu đô thị tách biệt, có ranh giới và chức năng được xác định phù hợp với quy hoạch xây dựng đô thị đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, khu đô thị mới có địa giới hành chính thuộc một Tỉnh.
Khu đô thị được phân thành 06 loại:
- Loại đặc biệt
- Loại I
- Loại II
- Loại III
- Loại IV
- Loại V
Khu đô thị là khu xây dựng một hoặc nhiều khu chức năng của một đô thị. Mọi công trình kiến trúc, hệ thống giao thông, tiện ích công cộng được các kiến trúc sư tính toán kỹ lưỡng cũng như vị trí các công trình sao cho phù hợp, kiến tạo cảnh quan song song với cơ sở hạ tầng một cách hài hòa, được giới hạn bởi các ranh giới tự nhiên, nhân tạo hoặc đường chính của đô thị.
Bạn đang xem: » Khu đô thị – “Miếng bánh ngon” của nhà đầu tư bất động sản
Khu đô thị có mấy loại?
Khu đô thị tại Việt Nam được chia thành 5 loại cơ bản:
-
- Khu đô thị phức hợp:Khu đô thị phức hợp tiếng Anh là Complex, một tổ hợp của nhiều công trình kiến trúc và cơ sở hạ tầng như chung cư, biệt thự, nhà liền kề, trung tâm thương mại, y tế, trường học, phục vụ tiện ích nội khu của cư dân. Tiêu chí quan trọng của khu đô thị phức hợp là đa dạng về tiện ích, các trường học liên cấp, bệnh viện đa khoa và các tổ hợp giải trí, cơ quan tài chính, văn phòng hành chính, tư vấn dịch vụ, công chứng,…
- Khu đô thị sinh thái: Khu đô thị sinh thái hay còn gọi với những tên gọi khác như: khu đô thị xanh, Khu đô thị tinh khiết,… là nơi dàn trải với mật độ thấp, chuyển đổi thành mạng lưới các khu dân cư đô thị mật độ trung bình hay cao, quy mô phân chia bởi các không gian xanh.
- Khu đô thị vệ tinh: là các đô thị nhỏ cách trung tâm thành phố lớn không xa. Các đô thị nhỏ là nơi phân tán áp lực về giao thông, mật độ dân số,…cho các thành phố lớn. Đô thị loại này hiện nay cũng thu hút nhiều đầu tư do thực trạng các thành phố lớn quá dày đặc, đông đúc và ô nhiễm.
- Khu đô thị sáng tạo: là khu vực tập trung mọi tiềm năng của xã hội, kinh tế bằng cách tập trung các startup, doanh nghiệp tăng trưởng cao để kiến tạo nơi chốn, lập hệ sinh thái đa ngành đồng thời phát triển các ngành nghề đầu tàu tiềm năng.
- Khu đô thị thông minh: Khu đô thị thông minh hay thành phố thông minh (tiếng Anh: smart city), sử dụng trí tuệ nhân tạo, công nghệ internet thu thập dữ liệu và sử dụng nó để quản lý tài sản, giao thông, mạng lưới cấp nước, chất thải, nhà máy điện, trường học, bệnh viện, an ninh cũng như quản lý nguồn lực một cách hiệu quả hơn, mang lại chất lượng cuộc sống cao cho cư dân. Thời trước khó khăn, khách hàng chỉ mong được ăn no mặc đủ, giờ đây thì đòi hỏi phải ăn ngon mặc đẹp, chất lượng cuộc sống cao hơn.
Những đặc trưng cơ bản của khu đô thị
Dù là loại đô thị nào thì đa số các khu đô thị đều hội tụ những đặc điểm cơ bản:
- Tổng số dân 20.000 người trở lên
- Nguồn lao động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp phải dưới 40%. Lí do là vì đã là khu đô thị thì nguồn lao động trí óc được ưu tiên và chiếm tỉ lệ nhất định.
- Cơ sở hạ tầng cùng hệ thống công trình dịch vụ công cộng đạt tiêu chuẩn nhất định, tiêu chuẩn này do pháp luật quy định.
- Mật độ xây dựng và mật độ dân số phải cao hơn mức trung bình sản xuất nông nghiệp xung quanh.
Tiêu chí đánh giá một khu đô thị hoàn chỉnh
- Sự hình thành phải tuân thủ pháp luật và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Xây dựng hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hạ tầng xã hội đầy đủ.
- Xây dựng các công trình kiến trúc phù hợp quy hoạch, hài hòa cảnh quan và bảo vệ môi trường.
- Quản lý xây dựng và bảo trì công trình theo đúng quy định về hiện hành đầu tư.
- Môi trường văn hoá đô thị lành mạnh, thân thiện.
- Quản lý, khai thác sử dụng vì lợi ích công cộng, xã hội
Khu đô thị mới là gì?
Bên cạnh khu đô thị, theo quy định pháp luật tại khoản 3, điều 3 luật quy hoạch đô thị 2009 có nêu rõ: “Khu đô thị mới là một khu vực trong đô thị, được đầu tư xây dựng mới đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và nhà ở”.
Trong quy định tại Khoản 9 Điều 2 Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14/01/2013 của Chính phủ định nghĩa: “Dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới là dự án đầu tư xây dựng mới một khu đô thị trên khu đất được chuyển đổi từ các loại đất khác thành đất xây dựng đô thị”
Qua 2 định nghĩa được quy định tại điều luật trên, có thể hiểu: “Khu đô thị mới là một khu vực trong đô thị, được đầu tư xây dựng mới đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và nhà ở trên một khu đất được chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất xây dựng đô thị”.
Các tiêu chí công nhận khu đô thị mới
- Diện tích phải từ 50ha trở lên, nếu khu vực cải tạo đô thị hiện tại thì có thể nhỏ hơn nhưng không nhỏ hơn 20ha
- Quy mô dân số hoặc số lượng căn hộ từ 5.000 người trở lên hoặc tương đương khoảng 1.000 căn hộ, hộ gia đình các loại, được tính cho các nhà chung cư cao tầng, thấp tầng, các loại biệt thự, nhà ở phân lô đất theo quy hoạch chi tiết
- Vị trí phù hợp với quy hoạch xây dựng địa phương
Quy hoạch khu đô thị như thế nào?
Quy định tại luật Quy hoạch đô thị (số 30/2009/QH12 ngày 17/6/2019) định nghĩa quy hoạch đô thị là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch đô thị
Trong đó:
- Quy hoạch chung: là việc tổ chức không gian, hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở cho một đô thị phù hợp với sự phát triển kinh tế – xã hội của đô thị, bảo đảm quốc phòng, an ninh và phát triển bền vững
- Quy hoạch phân khu: là việc phân chia và xác định các khu chức năng, chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị, mạng lưới công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội trong một khu vực đô thị nhằm cụ thể hoá nội dung quy hoạch chung
- Quy hoạch chi tiết: là việc phân chia và xác định chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị, yêu cầu quản lý kiến trúc, cảnh quan của từng lô đất; bố trí công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội nhằm cụ thể hoá nội dung của quy hoạch phân khu hoặc quy hoạch chung.
Quy định quy hoạch khu đô thị
Về thẩm quyền
- Đối với dự án có quy mô sử dụng 1000ha trở lên: Thủ tướng chính phủ có quyết định chấp nhận đầu tư sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ xây dựng với các dự án thuộc địa giới hành chính của 02 tỉnh trở lên hoặc khu vực có ý nghĩa quan trọng về an ninh, quốc phòng.
- Đối với dự án có quy mô 20ha – dưới 100ha: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyết định chấp nhận đầu tư khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ xây dựng.
Về quy định quy hoạch dự án
- Việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết của dự án đầu tư xây dựng phải thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch đô thị.
- Việc điều chỉnh quy hoạch chi tiết của dự án phải tuân thủ quy định pháp luật về quy hoạch đô thị đã phê duyệt, không làm ảnh hưởng xấu đến cảnh quan đô thị hay chất lượng sống của cư dân trong khu vực.
- Việc lập và điều chỉnh các đồ án quy hoạch chi tiết của dự án phát triển đô thị phải xác định không gian xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung để bố trí đường dây, bể, hào.
Về quy hoạch khu chức năng
Các khu chức năng đô thị trong quy hoạch chi tiết cần tuân theo các quy định sau:
- Khu chức năng đô thị phải ở vị trí phù hợp, đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường, bảo vệ cảnh quan, phòng chống cháy và phải được liên hệ thuận tiện với nhau bằng hệ thống giao thông hợp lý và an toàn, đảm bảo bán kính phục vụ của các công trình công cộng, dịch vụ và công viên cây xanh.
- Phân khu chức năng đô thị phải tận dụng địa hình tự nhiên, hiện trạng kinh tế, xã hội và công trình xây dựng để tổ chức không gian đô thị và bố trí hệ thống kỹ thuật đạt hiệu quả cao về thẩm mỹ, về đầu tư và khai thác sử dụng.
- Tổ chức không gian đô thị trên mặt đất và dưới mặt đất phải được kết nối hợp lý.
- Quy hoạch sử dụng đất các khu chức năng phải được xác định trên cơ sở các Điều kiện cụ thể của từng khu vực: mục tiêu quy hoạch; Điều kiện tự nhiên và hiện trạng; quỹ đất phát triển…; đảm bảo môi trường sống và làm việc thuận lợi cho người dân, nâng cao hiệu quả quỹ đất hướng tới phát triển bền vững.
Phân loại các dự án khu đô thị
Theo quy định tại khoản 9, điều 2 của Nghị định số 11/2013/NĐ-CP, khu đô thị được coi như một dự án phát triển bất động sản cần được phê duyệt bao gồm:
- Dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới
- Dự án tái thiết khu đô thị
- Dự án cải tạo chỉnh trang khu đô thị
- Dự án bảo tồn, tôn tạo khu đô thị
- Dự án đầu tư xây dựng khu đô thị hỗn hợp
Các cơ quan chức năng có thẩm quyền chấp thuận dự án khu đô thị
Theo điều 21 của Nghị định số 11/2013/NĐ-CP đã nêu rõ:
- Thủ tướng Chính phủ quyết định chấp thuận đầu tư sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Xây dựng đối với các trường hợp sau đây:
- Dự án có quy mô sử dụng đất từ 100 ha trở lên;
- Dự án thuộc địa giới hành chính của hai tỉnh trở lên hoặc khu vực có ý nghĩa quan trọng về an ninh, quốc phòng.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chấp thuận đầu tư đối với các dự án có quy mô sử dụng đất từ 20ha đến dưới 100 ha sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Xây dựng.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chấp thuận đầu tư các dự án còn lại.
Bất động sản đô thị vẫn được săn đón
Trước tình hình thế giới đầy biến động trong những năm gần đây và hơn hết là những dự báo không mấy khả quan cho nền kinh tế trong tương lai, bất động sản vẫn được xem là kênh trú ẩn an toàn của các nhà đầu tư.
Thực tế cho thấy, trong danh sách thống kê các kênh đầu tư sinh lời an toàn, thị trường chứng khoán vẫn đang nhuộm đỏ, tiếp tục giảm cả về điểm số lẫn thanh khoản. Trong khi đó, giá vàng và đồng USD liên tục “nhảy múa” thời gian qua. Quanh đi quẩn lại, bất động sản vẫn đang là kênh được các nhà đầu tư chọn để đảm bảo dòng tiền.
Trước bối cảnh đó, nhiều nhà đầu tư thường ưu tiên lựa chọn các bất động sản đã hiện hữu thuộc các đô thị quy mô đã hình thành, được phát triển bởi những chủ đầu tư có uy tín. Những loại hình này luôn gia tăng được giá trị theo thời gian, nhà đầu tư được “mắt thấy, tay sờ” ngay khi ra quyết định xuống tiền.
Bất động sản đô thị vẫn đang là xu hướng hứa hẹn trong tương lai, bởi nó giải quyết được những vấn đề của một thành phố đông dân: kẹt xe, ô nhiễm, đất chật người đông,…Chúng ta không thể nào xem thường sức nóng của những khu đô thị hàng trăm hecta tích hợp đầy đủ tiện ích, mang lại giá trị cao cho gia chủ, bao gồm không gian sống, giải trí và sức khỏe được quan tâm.
Những vấn đề đáng quan tâm tại các khu đô thị của Việt Nam hiện nay
Trong bối cảnh phát triển nóng của các đô thị lớn tại Việt Nam như TP.HCM, Hà Nội. Câu chuyện phát triển ngành giao thông và xây dựng đô thị đang có hàng loạt vấn đề bất cập đang diễn ra.
Đơn cử như hệ thống giao thông đô thị, cấp thoát nước, xử lý nước thải, rác thải… tất cả đang thiếu đồng bộ dẫn tới tình trạng các thành phố phải ứng phó với nạn kẹt xe, ngập nước tại các quận, huyện ngày càng nghiêm trọng.
Đơn cử như tại TP.HCM, hiện nay tình trạng các bãi trung chuyển rác nằm ngay tại các khu dân cư, hoặc cạnh những dự án bất động sản gây mùi hôi thối, ôi nhiễm môi trường nặng cho người dân sinh sống sung quanh. Tình trạng nước máy nhưng khi người dân sử dụng hệ thống lọc nước thì nước không đạt chuẩn sạch, đóng cặn rất nhiều.
Thêm vào đó là việc trước đây TP.HCM chỉ có hơn 10 tuyến đường có hiện tượng kẹt xe theo giờ thì hiện nay theo Sở Giao thông vận tải TP.HCM tỷ lệ kẹt xe của TP.HCM đã không còn theo giờ và các tuyến đường chính lưu thông vào trung tâm TP.HCM đều trong tình trạng kẹt.
Ngoài ra, với việc dân số tăng nhanh, tại Hà Nội hiện là gần 9 triệu người còn TP.HCM hiền đã lên tới 13 triệu người, trong khi quỹ nhà ở cho dân số đang trong tình trạng thiếu hụt bởi lượng hàng bất động sản bán ra mỗi năm luôn cao, nhưng giá nhà lại tăng mạnh theo từng năm trong khi thu nhập của người dân tại hai TP này vẫn thuộc mức trung bình, chỉ có thể mua nhà thu nhập thấp với giá vài trăm triệu/căn còn nhà hiện nay thấp nhất cũng hơn 1 tỷ/căn.
Ngoài ra, vấn đề biến đổi khí hậu cũng đang tác động lớn tới các TP lớn của Việt Nam trong khi đó những công trình xây dựng lại không có nhiều những công trình xanh, vật liệu xây dựng thâm thiện môi trường…
Các dự án khu đô thị đã làm thay đổi diện mạo Việt Nam
Khu đô thị Thủ Thiêm – TP.Hồ Chí Minh
Đây là khu đô thị tại Tp.Hồ Chí Minh với diện tích 657ha, được ví như Phố Đông của Thượng Hải. Được biết, tổng vốn đầu tư phát triển của khu đô thị hiện đại bậc nhất Việt Nam này khoảng 25 tỷ USD.
Hiện trạng khu đô thị đã xây dựng cơ bản xong phần hạ tầng chính gồm: đường xuyên tâm Mai Chí Thọ và Nguyễn Cơ Thạch; 4 tuyến đường chính gồm đường ven sông, đường ven hồ trung tâm, đại lộ vòng cung, đường châu thổ trên cao và hệ thống cầu Thủ Thiêm 1-2-3-4 đang được xúc tiến mạnh để triển khai trong thời gian sớm nhất.
Thủ Thiêm là nơi quy tụ của nhiều nhà đầu tư lớn nhất Việt Nam và quốc tế gồm: Đại Quang Minh (dự án Sala), CII (dự án Thủ Thiêm Lakeview và Thủ Thiêm Marina), Liên doanh Tiến Phước – Keppel Land – Gaw Capital – Trần Thái (dự án Empire City), Tập đoàn Vingroup (dự án khu phức hợp thể thao 2C), Liên doanh Lotte – Toshiba – Mitsubshi (dự án Eco Smart City), Las Vegas Sands (dự án casino tương tự Marina Bay Sands ở Singapore), GS E&C (dự án Xi Thủ Thiêm), Liên doanh Keppel Land – Mon Holdings – T&T Group (dự án Sóng Việt), Sơn Kim Land, Trung Thủy Group,…
Khu đô thị Nhật Tân – Nội Bài, Hà Nội
Được kỳ vọng làm thay đổi bộ mặt đô thị Hà Nội khu vực phía Bắc thành phố, khu đô thị Nhật Tân – Nội Bài có vị trí dọc theo hành lang tuyến đường Võ Nguyên Giáp với diện tích nghiên cứu khoảng 2.080 ha.
Khu đô thị Nhật Tân – Nội Bài được quy hoạch với nhiều đô thị thành phần trong đó có: khu di tích – lịch sử – văn hóa, khu trung tâm tài chính, thành phố giao lưu Asean…
Tổng vốn đầu tư ước tính của dự án khu đô thị Nhật Tân – Nội Bài lên tới khoảng 30 tỷ đô la Mỹ. Những nhà đầu tư lớn đã và sẽ tham gia phát triển khu đô thị này gồm BRG Group (đơn vị thực hiện quy hoạch), Sun Group (dự án công viên Kim Quy mô hình Disneyland), Vingroup (dự án trung tâm hộ chợ và triển lãm), Thăng Long Invest Group, Hadico, Becamex ITC…
Khu đô thị Phú Mỹ Hưng – TP.Hồ Chí Minh
Phú Mỹ Hưng là khu đô thị ra đời sớm và được phát triển đồng bộ nhất tính đến nay. Phú Mỹ Hưng (khu A rộng 409 ha) đã hình thành một đô thị hiện đại và đầy đủ các chức năng: nhà ở, văn phòng, thương mại – giải trí, y tế, giáo dục, dịch vụ, công nghiệp, khoa học….
Ngày nay Phú Mỹ Hưng là cộng đồng dân cư đa sắc tộc đa dạng nhất của cả nước, tạo động lực cho sự phát triển phía Nam và Đông Nam TP.HCM. Từ năm 2008 khu đô thị Phú Mỹ Hưng đã được công nhận là “Khu đô thị kiểu mẫu” của Việt Nam.
Dự án có tổng vốn đầu tư khoảng 5 tỷ đô la Mỹ, được phát triển bởi liên doanh Central Trading & Development (CT&D) của Đài Loan và Công ty IPC (Việt Nam).
Khu đô thị Tây Hồ Tây – Hà Nội
Khu đô thị Tây Hồ Tây diện tích 186 ha bên hồ Tây, một trong những địa danh nổi tiếng nhất của Hà Nội mà bất cứ người dân hay du khách nào cũng biết tới.
Đô thị Tây Hồ Tây được định hướng trở thành trung tâm tài chính – văn phòng – dân cư cao cấp và những công trình văn hóa điểm nhấn bên Hồ Tây như Nhà hát Thăng Long, tháp truyền hình VTV Tower cao nhất châu Á, khu ngoại giao nơi đặt trụ sở của các nước…
Tổng vốn đầu tư ước tính của khu đô thị này khoảng 2.5 tỷ đô la Mỹ. Những nhà đầu tư tham gia phát triển gồm Daewoo E&C (nhà đầu tư chính), liên doanh SCIC – BRG Group – VTV (dự án tháp truyền hình VTV Tower),…
Khu đô thị GS MetroCity – TP.Hồ Chí Minh
Khu đô thị GS Metro City được UBND TPHCM giao 350ha theo chương trình hoán đổi hạ tầng tuyến đường Tân Sơn Nhất – Bình Lợi – Vành đai ngoài. Dự án có quy mô vốn ước tính hơn 3 tỷ đô la Mỹ. Chủ đầu tư dự án là Tập đoàn GS E&C (Hàn Quốc).
Khu đô thị GS MetroCity ZeitGeits nằm ở vị trí đắc địa trên tuyến đường Bắc Nam kết nối khu đô thị cảng Hiệp Phước và trung tâm thành phố, khu đô thị Metrocity sẽ là khu đô thị lớn nhất ở khu Nam Sài Gòn khi hoàn thành.
ZeitGeits GS MetroCity có vị trí nằm thuộc địa phận 2 xã Nhơn Đức và Phước Kiển, là khu đô thị với đầy đủ các chức năng khu dân cư, công viên, khu công cộng…Quy mô Khu đô thị này được chia làm 03 khu. Khu A là Khu đô thị tuyến tính (Linear); Khu B là Khu Bán đảo trung tâm (The Center Peninsula) & Khu đô thị Cửa ngõ (Gateway City) và Khu C là Khu đô thị công viên (Park City).
Khu đô thị Meyhomes Capital Phú Quốc
Meyhomes Capital Phú Quốc sỡ hữu vị trí trung tâm của các dự án tại Bãi Trường và Nam Phú Quốc nơi kết nối với các khu nghỉ dưỡng nổi tiếng của Phú Quốc. Khu du lịch nghỉ dưỡng: Bãi Trường, Bãi Kem, Bãi Sao, Cáp Treo Hòn Thơm… Đặc biệt dự án còn kết nối với trục đường ven biển Bãi Trường với phạm vi quy hoạch rộng 66m tính từ mép nước biển trung bình và dài 10,68km mang đến sự tiếp cận hoàn hảo không chỉ cho cư dân mà cả khách du lịch trong nước và quốc tế.
Với tầm nhìn và tâm thế vững vàng, Meyland đã quyết định đầu tư phát triển Meyhomes Capital trở thành khu đô thị chuẩn 5 sao. Trong tương lai đây sẽ là trung tâm kinh tế và sinh sống mới của Phú Quốc.
Dự án nằm tiếp giáp với tuyến đuờng 975 huyết mạch nối liền sân bay Phú Quốc, thị trấn An Thới, thị trấn Dương Đông, Cảng An Thới… Hệ thống giao thông tại Phú Quốc đang được đầu tư triển khai nhanh chóng giúp cư dân tại Meyhomes kết nối dễ dàng đến các khu vực lân cận.
Xem thêm: Video về Khu đô thị Meyhomes Capital Phú Quốc
Khu đô thị Ecopark – Hà Nội
Ecopark được xem là khu đô thị xanh lớn nhất miền Bắc, thuộc huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 13 -14 km về phía Đông Nam.
Khu phức hợp Ecopark được quy hoạch đồng bộ, đẹp, rộng và xanh nhất miền Bắc đã góp phần mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho người Việt. Nép mình bên những cánh rừng xanh và dòng sông thơ mộng, Ecopark trở thành biểu tượng của sự trù phú, là kết tinh hoa giữa nét đẹp văn hóa truyền thống và sự hiện đại, mang lại vẻ đẹp tự nhiên bởi những bàn tay khéo léo của người kiến tạo của đã mang đến không gian xanh thực sự.
Khu đô thị Vinhomes Grand Park – Quận 9, Tp.Hồ Chí Minh
Vinhomes Grand Park là dự án có quy mô lớn nhất TP. Thủ Đức đến thời điểm hiện tại với tổng diện tích 271 ha tọa lạc tại phường Long Bình và Long Thạnh Mỹ, quận 9. Dự án Vinhomes Grand Park dự kiến cung cấp cho thị trường 44.000 căn hộ và khoảng 1.350 biệt thự. Căn hộ đang được giao dịch với giá khoảng 40-45 triệu đồng/m2 và là một trong những dự án có giá cao nhất của khu vực quận 9.
Khu đô thị Vạn Phúc City – Thủ Đức
Vạn Phúc City rộng 198 ha do Tập đoàn Đại Phúc làm chủ đầu tư. Khu phức hợp nằm trên mặt tiền Quốc lộ 13, phường Hiệp Bình Phước, Tp.Thủ Đức. Khu đô thị Vạn Phúc City được xây dựng từ năm 2014 và bắt đầu bàn giao nhà cho khách hàng từ cuối 2018, giai đoạn đầu tiên của dự án thu hút được một số lượng lớn người dân về sinh sống. Giá giao dịch của các sản phẩm nhà thấp tầng tại đây khoảng từ 10,5 tỷ đồng trở lên tùy diện tích và vị trí.
Khu Đô Thị Thông Minh – Sinh Thái (Khu đô thị xanh, tinh khiết) là xu hướng phát triển bền vững cho các dự án khu đô thị
Phát triển đô thị thông minh, sinh thái được coi là xu thế tất yếu của thời đại hiện nay.
Theo đó, Khu Đô Thị phải đáp ứng yêu cầu mật độ xây dựng thấp, tạo môi trường xanh, tái sử dụng nguồn chất thải, sử dụng vật liệu thân thiện môi trường, có các công trình xanh….- Khu đô thị xanh hay còn được gọi những cái tên như khu đô thị sinh thái, khu đô thị tinh khiết,…
Khu Đô Thị thông minh được hiểu theo nghĩa gắn liền với công nghệ thông tin, truyền thông và mạng lưới thiết bị kết nối qua internet để làm nền tảng xây dựng đô thị đáng sống, với quy hoạch bền vững, quản lý đô thị hiệu quả, minh bạch và có tính cạnh tranh đô thị cao về mọi mặt. Hai xu hướng tất yếu mà các khu đô thị mới đều phải đi theo trong tương lai chính là xanh và thông minh.
Xuất hiện từ cuối thế kỷ XIX và được khuyến khích xây dựng tại các quốc gia phát triển Pháp, Anh, Đức, Nhật Bản… mô hình đô thị sinh thái thông minh đặc biệt ở không gian xanh, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, hướng đến phát triển bền vững. Những năm gần đây mô hình này cũng đã được phát triển tại Việt Nam.
Một số khu đô thị thông minh, xanh tinh khiết nổi tiếng trên Thế Giới:
- Khu đô thị Confluence tại Lyon, Pháp (rộng 150ha trong đó 60% diện tích là không gian xanh và không gian công cộng, dự tính khu vực sẽ có 25.000 dân vào năm 2020)
- Dự án Khu đô thị sinh thái thông minh Fujisawa tỉnh Kanagawa, Nhật Bản do tập đoàn Panasonic (có 1.000 nhà ở và hệ thống hạ tầng dịch vụ tiện ích gồm cửa hàng, bệnh viện, nhà dưỡng lão, không gian công viên cây xanh… Mỗi căn nhà trang bị những thiết bị thông minh nhằm sử dụng năng lượng hiệu quả.)
- …
Các câu hỏi thường gặp
Quy định thẩm quyền về quy hoạch khu đô thị?
- Đối với dự án có quy mô sử dụng 1000ha trở lên: Thủ tướng chính phủ có quyết định chấp nhận đầu tư sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ xây dựng với các dự án thuộc địa giới hành chính của 02 tỉnh trở lên hoặc khu vực có ý nghĩa quan trọng về an ninh, quốc phòng.
- Đối với dự án có quy mô 20ha – dưới 100ha: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyết định chấp nhận đầu tư khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ xây dựng.
Có mấy dự án khu đô thị?
Theo quy định tại khoản 9, điều 2 của Nghị định số 11/2013/NĐ-CP, khu đô thị được coi như một dự án phát triển bất động sản cần được phê duyệt bao gồm:
- Dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới
- Dự án tái thiết khu đô thị
- Dự án cải tạo chỉnh trang khu đô thị
- Dự án bảo tồn, tôn tạo khu đô thị
- Dự án đầu tư xây dựng khu đô thị hỗn hợp
- Khu đô thị Ciputra – Nam Thăng Long, Hà Nội
- Khu đô thị Gamuda City Hà Nội
- Khu đô thị sinh thái Ecopark Hà Nội
- Khu đô thị Splendora – Bắc An Khánh, Hà Nội
- Khu đô thị sinh thái Vinhomes Riverside , Long Biên, Hà Nội
- Khu đô thị Time City Hà Nội
- Khu đô thị Aqua City, Đồng Nai
- Khu đô thị Stella Mega City, Cần Thơ
- Khu đô thị Trần Anh Riverside, Long An
- Khu đô thị An Phú Long Garden, Bình Dương
- Khu đô thị Phương Đông Vân Đồn, Quảng Ninh
- Khu đô thị MeyHomes Capital Phú Quốc--> địa chỉ Google map: https://goo.gl/maps/CU4RHzsrcoUjKd2F8
- Khu đô thị Sun Grand City New An Thới, Phú Quốc
- …
- Khu đô thị SaLa Đại Quang Minh, Hồ Chí Minh
- Khu đô thị Phú Mỹ Hưng, Hồ Chí Minh
- Khu đô thị mới Thủ Thiêm, Quận 2, Hồ Chí Minh
- Khu đô thị sinh thái ven sông Vinhomes Golden River, Quận 9
- Khu đô thị Vinhomes Central Park, Bình Thạnh
- Khu đô thị Lakeview City, Quận 2, HCM
- Khu đô thị City Horse, Quận 2, HCM
- Khu đô thị Him Lam Tân Hưng, Quận 7, HCM
- Khu đô thị Saigon Sports City, Quận 2, HCM
- Khu đô thị Đông Tăng Long, Quận 9, HCM
- Khu đô thị Vạn Phúc, Thủ Đức, HCM
Xu hướng ngày càng nhiều người mong muốn được ở trong khu đô thị vì:
- Cơ sở hạ tầng được quy hoạch bài bản: đường sá, hệ thống cấp thoát nước, rác thải,…
- Được an ninh hơn
- Tiện ích sống đầy đủ
- Dân cư văn minh, hiện đại
- ….