Tỷ phú Trần Đình Long – Chủ tịch tập đoàn Hòa Phát năm 2024

Doanh nhân Trần Đình Long là một tỷ phú xuất thân từ miền quê nghèo khó. Được mệnh danh là “Vua” thép của Việt Nam, ông Long sở hữu khối tài sản 1,8 tỷ USD và đứng thứ 3 trong danh sách tỷ phú USD Việt Nam.

Tiểu sử ông Trần Đình Long

Tran dinh long

✍️ Tên đầy đủ Trần Đình Long
📆 Ngày sinh 22/02/1961
🏡 Quê quán Hải Dương
👨‍👩‍👧‍👦 Gia đình
  • Mẹ: Đỗ Thị Giới
  • Vợ: Vũ Thị Hiền
📚 Trình độ học vấn Cử nhân Kinh tế Đại học Kinh tế Quốc dân
🖋 Chức vụ Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Phát
💰 Tài sản
  • 1,8 tỷ USD
  • Xếp thứ 1.647 tỷ phú thế giới

Doanh nhân Trần Đình Long sinh ngày 22/02/1961 tại Hải Dương, là một tỷ phú xuất thân từ miền quê nghèo khó. Với trí thông minh và khát khao làm giàu, ông bôn ba khắp trong ngoài nước. Ông tốt nghiệp cử nhân Kinh tế tại Đại học Kinh tế Quốc dân năm 1986.

Ông Long được xem là là doanh nhân thành công và giàu có nhất ngành thép trong nước, được mệnh danh là “Vua” thép của thị trường Việt Nam. Xuất thân từ nghèo khó cùng bản tính “nói ít làm nhiều”, vị tỷ phú này tỏ ra là một người rắn rỏi với bản lĩnh “cứng” và khá kín tiếng trên thương trường.

Bạn đang xem: » Tỷ phú Trần Đình Long – Chủ tịch tập đoàn Hòa Phát năm 2024

Gia đình tỷ phú Trần Đình Long

Mẹ của ông là bà Đỗ Thị Giới, người hiện nắm trong tay 890,827 cổ phiếu HPG với giá trị là 36.2 tỉ đồng. Vợ của ông là là bà Vũ Thị Hiền, người hiện đang nắm giữ 110,522,391 cổ phiếu HPG với giá trị 4,492.7 tỷ đồng. Năm 2013, bà nằm trong top 10 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam cùng chồng của mình.

Gia đình ông có hai người con, lần lượt tên là Trần Vũ Minh (sn 1996), giám đốc công ty TNHH Thương mại và Đầu tư Đại Phong và Trần Huyền Linh.

Con đường sự nghiệp ông Trần Đình Long

Sau khi tốt nghiệp tại trường Đại Học Kinh tế Quốc dân, ông bắt tay vào nghiên cứu thị trường. Sự nghiệp ông Long gắn liền với tên tuổi tập đoàn Hòa Phát, tiền thân là công ty TNHH Thiết bị Phụ Tùng. Trước khi đạt được những thành công như hôm nay, ông Long và những người anh em ở Hòa Phát cũng từng có những giai đoạn đầy khó khăn, vất vả.

Ông vua thép bắt đầu sự nghiệp kinh doanh của mình với việc mở một công ty chuyên buôn bán đồ cũ từ Nga vào năm 1992. Thời điểm này,  vốn ít, tiềm lực cá nhân nhỏ cộng thêm chưa có nhiều kinh nghiệm cùng với việc Luật doanh nghiệp mới ra đời trong khoản thời gian này khiến ông Long gặp rất nhiều khó khăn.

Năm 1992: Việc thành lập Công ty TNHH Thiết bị Phụ Tùng không hề dễ dàng. Để hoàn thành thủ tục phải qua phòng Thương mại và Công nghiệp quận Hoàn Kiếm làm hồ sơ, chứng minh tài sản, mượn tiền, góp vài chục triệu vào ngân hàng để phong tỏa tài khoản rồi xin giấy phép xác định nhận thân từng người.

Công ty phải mượn nhà ông Long làm địa điểm vì doanh nghiệp thành lập phải có địa chỉ đăng ký, vốn pháp định, phải chứng minh vốn bằng cách đóng tiền vào ngân hàng, thậm chí đi mượn tiền người khác để đóng vào làm vốn pháp định.

Năm 1993: Ông Long cùng các cộng sự lần đầu tiên có chuyến xuất ngoại để tìm hiểu thị trường và nhập hàng. Thời kỳ đó, công ty tư nhân không được phép xuất nhập khẩu với nước ngoài, thế nên phải đi bằng hộ chiếu đường biên. Đây được đánh giá là chuyến đi quan trọng đối với công ty và là lần đầu tiên công ty nhập hàng một cách tương đối bài bản.

Năm 1994: Khi tìm mua bàn ghế cho văn phòng nằm trên đường Giải Phóng, ông Long và các cộng sự nhận ra rằng, lúc bấy giờ, các doanh nghiệp đều đang nhập khẩu bàn ghế gỗ từ Đài Loan về. Vì vậy, ông Long đã quyết định gia nhập thị trường khi thành lập công ty nội thất, tìm hiểu các nhà cung cấp từ Đài Loan cho đến Malaysia, Singapore…

Từ năm 1996 đến năm 2005: Ông Trần Long giữ chức Chủ tịch HĐQT các công ty thuộc nhóm Hòa Phát bây giờ.

Khoảng năm 1996: Công ty Thiết bị Phụ tùng thường phải mua ống thép về làm giàn giáo. Tuy nhiên, việc mua ống thép hết sức khó khăn, do phải xin phê duyệt rồi phải có tiền lobby mới mua được 5-10 tấn. Thấy rằng việc làm ống thép không khó, ông Long đã quyết định thành lập công ty mới tên Ống thép Hòa Phát, sử dụng công nghệ Đài Loan.

Từ năm 1992 đến năm 1996 : Ông Long giữ chức Chủ tịch HĐQT thành viên kiêm Giám đốc Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng Hòa Phát

Năm 2000: Sau 8 năm bán đủ thứ từ máy móc, nội thất tới ống thép, đến năm 2000, “thép xây dựng” mới có mặt trong danh mục sản phẩm của Công ty Thiết Bị và Phụ Tùng Hòa Phát.

Năm 2007: Tập đoàn Hòa Phát chính thức ra đời. Ban lãnh đạo lấy tên “Hòa Phát” (ý nghĩa Hòa hợp & Phát triển) để đổi tên cho các công ty, thống nhất một thương hiệu, đánh dấu bước phát triển vượt bậc. Cũng trong năm đó, Khu liên hợp Gang thép tại Hải Dương của Hòa Phát được xây dựng, mục tiêu trở thành nhà sản xuất thép hàng đầu Việt Nam của Hòa Phát tiếp tục có những định hình rõ nét.

Quá trình công tác:

  • Năm 1992: Thành lập Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng
  • Từ năm 1992 – 1996: Chủ tịch Hội đồng thành viên, kiêm Giám đốc Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng Hòa Phát
  • Từ năm 1996 – 2005: Chủ tịch HĐQT các công ty thuộc nhóm Hòa Phát
  • Từ năm 2007: Chủ tịch HĐQT công ty CP Tập đoàn Hòa Phát
Chủ tịch trần đình long là người lèo lái tập đoàn hòa phát đạt được những thành công vẻ vang.
Chủ tịch Trần Đình Long là người lèo lái Tập đoàn Hòa Phát đạt được những thành công vẻ vang.

Tài sản tỷ phú Trần Đình Long【Cập nhật】03/2024

Sự trở lại của Tập đoàn Hòa Phát với việc báo lãi gần 400 tỷ trong quý I/2023 cũng tác động đến cổ phiếu. Với thị giá HPG đóng cửa phiên cuối tháng 4 ở mức 21.650 đồng/cp, “vua thép” Trần Đình Long bỏ túi thêm 4% tài sản và nắm chắc vị trí người giàu thứ 2 thị trường chứng khoán.

Trước đó, trong hai tuần đầu năm mới 2023, Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát ghi nhận tài sản tăng thêm 200 triệu USD lên 1,7 tỷ USD theo tính toán của Forbes nhờ cổ phiếu HPG tiếp tục tăng giá khi khối ngoại dồn dập mua vào.

Hết quý I/2023, khối tài sản của ông Trần Đình Long tổng cộng 31.539 tỷ đồng. Đồng thời, ông Long cũng là vị đại gia sở hữu khối tài sản “phình to” nhất. Hiện Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát vẫn là cổ đông lớn nhất của Hòa Phát với tỷ lệ sở hữu 26,08%. Tính chung cả gia đình ông Long, tỷ lệ nắm giữ đạt trên 35% số cổ phiếu có quyền biểu quyết toàn tập đoàn.

Theo thống kê của Forbes, so với hồi tháng 11/2022 thời điểm cổ phiếu HPG xuống đáy thì hiện tại, tài sản của vị tỷ phú này đã tăng 100%, thêm khoảng 900 triệu USD, lên mức 1,8 tỷ USD, xếp thứ 3 các tỷ phú USD Việt Nam và đứng thứ 1.647 các tỷ phú thế giới.

Bên cạnh khối tài sản “khủng”, ông Trần Đình Long còn được biết đến là một trong 2 đại gia tại Việt Nam chơi “vượt tầm” khi vung hàng trăm tỷ đồng sắm máy bay riêng sắm máy bay riêng.

Năm 2010, ông mua một chiếc trực thăng EC 135P2i 6 chỗ ngồi với giá gần 5 triệu USD (tương đương gần 96 tỷ đồng).

Năm 2011, ông mua một chiếc trực thăng 12 chỗ ngồi mang mã VN-D668. Chiếc trực thăng này có thể bay chặng dài Hà Nội – Đà Nẵng mà không cần phải tiếp thêm nhiên liệu. Chiếc trực thăng này thuộc sở hữu của riêng ông, hiện nay đang cho Tập đoàn Hòa Phát thuê.

Các tỷ phú usd việt nam trên bảng xếp hạng fobes
Các tỷ phú USD Việt Nam trên bảng xếp hạng Fobes

Những phát ngôn để đời của tỷ phú Trần Đình Long

Ông Vua thép này dường như đã trở thành huyền thoại của Hòa Phát. Mặc dù  khá kín tiếng nhưng ông vẫn luôn thu hút người khác bởi sự điềm tĩnh, thân thiện của mình cùng với những phát ngôn ấn tượng, truyền cảm hứng:

“Không nói thì thôi, nói ra rồi thì phải đạt được”

 

“Nếu thị trường có sập, Hòa Phát sẽ là người chết cuối cùng”

 

“Tóm lại cứ làm điều mình thích thôi”

Các câu hỏi thường gặp

  • Vợ ông Trần Đình Long là ai?

Vợ của ông Trần Đình Long là là bà Vũ Thị Hiền. Năm 2013, bà nằm trong top 10 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam cùng chồng của mình.

  • Tài sản ông Trần Đình Long?

Ông Long hiện đang sở hữu khối tài sản 1,8 tỷ USD, xếp thứ 3 các tỷ phú USD Việt Nam và đứng thứ 1.647 các tỷ phú thế giới.

Xuất thân từ một vùng quê nghèo, xây dựng sự nghiệp từ hai bàn tay trắng nên oogn Trần Đình Long cũng có những quan điểm về cuộc sống cũng như công việc đều rất đáng nể phục. Ông đã từng tâm sự rằng: “Chúng tôi không tính kế hoạch trong điều kiện thị trường thuận lợi, mà tính đến trường hợp thị trường xấu nhất, mình vẫn sống được.”

4.7
(170 bình chọn)
Article Rating
  • Bà Khánh Yên, tên đầy đủ là NGUYỄN THỊ KHÁNH YÊN hiện là Co-Founder, Phó Tổng Giám Đốc của Công ty Cổ phần địa ốc WIKI – WIKILAND.
  • Năm 2016, Bà cùng đội ngũ cộng sự thành lập công ty cổ phần địa ốc Wiki
  • Bà mong muốn chia sẻ những kiến thức, trải nghiệm của mình để các Nhà đầu tư có cái nhìn tổng quan hơn về thị trường Bất động sản. Và mong muốn đem những dịch vụ tốt nhất đáp ứng nhu cầu của khách hàng, nhà đầu tư. Bà cũng muốn được truyền cảm hứng về nghề đến với các bạn trẻ yêu thích công việc liên quan đến lĩnh vực Bất động sản