Townhouse là gì? Vì sao nên đầu tư vào townhouse?

Townhouse được xem là loại hình nhà liền kề còn khá mới trên thị trường bất động sản Việt Nam. Khác với loại hình biệt thự hay căn hộ chung cư, các căn hộ townhouse có kiến trúc đặc trưng là liền kề nhau và có mặt tiền đường thông ra các trục đường chính, tối ưu hóa được rất nhiều nhu cầu của người mua nhà. Bài viết dưới đây là tất tần tật những thông tin về loại hình bất động sản này.

Khái niệm Townhouse

Townhouse là dạng biệt thự có 3 mặt sân vườn và 1 mặt tường chung. 2 căn hộ nằm chung trên cùng một khu đất có lối vào độc lập, có thể đối xứng hoặc không đối xứng, tuy là 2 biệt thự nhưng nhìn từ ngoài chỉ như 1 biệt thự. Tóm lại, townhouse là dạng biệt thự có 2 cổng, 2 khối nhà giống nhau và liên thông với nhau.

Townhouse thường có thiết kế hiện đại, sang trọng với diện tích từ 100-200m2. Mỗi căn townhouse thường có từ 2-4 tầng, bao gồm phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp, phòng tắm và sân vườn. Townhouse phù hợp với các gia đình trẻ, muốn có không gian sống riêng tư nhưng vẫn gần gũi với thiên nhiên.

Townhouse hay còn gọi là nhà phố liền kề, là một loại hình bất động sản rất mới và khác biệt so với các mô hình bất động sản tại Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, tại các nước Bắc Mỹ, Châu Á, Úc, Nam Phi và một số nước Châu Âu, Townhouse đã được sử dụng từ lâu, với những tòa nhà sang trọng, nó thường là nơi ở của những gia tộc quyền quý và giàu có.

Townhouse thường tọa lạc tại các thị trấn, thành phố lớn, có mặt tiền đường thông ra các trục đường chính, trong khu dân cư đông đúc. Tại Hà Nội hay TP.Hồ Chí Minh, townhouse rất phổ biến do diện tích đất ngày càng hạn hẹp.

Townhouse là dạng biệt thự có 3 mặt sân vườn và 1 mặt tường chung
Townhouse là dạng biệt thự có 3 mặt sân vườn và 1 mặt tường chung.

Bạn đang xem: » Townhouse là gì? Vì sao nên đầu tư vào townhouse?

Townhouse Là Nhà Gì Tại Các Quốc Gia Trên Thế Giới?

Trên thực tế, khái niệm townhouse xuất hiện khá phổ biến tại Anh từ nhiều thế kỷ trước. Người Anh sử dụng cụm từ này để chỉ nơi ở của một dòng họ lớn, một gia đình có tên tuổi và địa vị trong thị trấn hoặc khu vực đó. Nếu ngôi nhà townhouse thường gắn liền với các gia đình thuộc dòng dõi quý tộc hoặc có quan hệ hoàng gia tại London (Vương Quốc Anh).

Ở các nước châu Âu, townhouse còn được dùng để chỉ những ngôi nhà khang trang, bề thế, có diện tích sử dụng lớn với sân thượng rộng để cả gia đình sinh hoạt. Tuy tọa lạc tại những khu dân cư đông đúc, townhouse vẫn đảm bảo sự riêng tư và đẳng cấp cho gia chủ.

Khái niệm townhouse cũng đã du nhập vào Hoa Kỳ và Canada với hình tượng một ngôi nhà khang trang, diện tích tầng trệt khá nhỏ nhưng được xây cao thành nhiều tầng. Tổng diện tích sàn của tất cả các tầng đủ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cho một đại gia đình.

Thời gian gần đây, townhouse ngày càng phổ biến trên toàn thế giới. Không chỉ giới hạn phục vụ các gia đình khá giả, mức độ phổ biến của townhouse cũng được nâng lên rất nhiều. Xuất hiện ở cả các thành phố lớn tại những khu dân cư đông đúc, townhouse trở thành lựa chọn hấp dẫn cho những ai mong muốn không gian sống hiện đại, tiện nghi.

Khái niệm townhouse được sử dụng phổ biến nhất ở anh từ nhiều thế kỷ trước.
Khái niệm townhouse được sử dụng phổ biến nhất ở Anh từ nhiều thế kỷ trước.

Townhouse Là Gì Tại Việt Nam?

Townhouse, hay còn gọi là nhà phố liền kề, đã xuất hiện tại thị trường bất động sản Việt Nam vài năm trở lại đây và nhanh chóng thu hút sự chú ý của giới đầu tư bởi tiềm năng sinh lời hấp dẫn. Mô hình nhà ở này tập trung chủ yếu tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM, được xem là sự phân cấp mới trong phân khúc bất động sản của nước ta.

Quy hoạch và phân lô đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc kiến tạo nên những căn townhouse văn minh và cao cấp. Townhouse thường tọa lạc trên những lô đất “vàng”, khu vực mặt tiền các tuyến đường lớn trong khu dân cư đông đúc hoặc các dự án khu đô thị mới sang trọng. Ngoài ra townhouse thường được xây thành các mẫu nhà có hơi hướng biệt thự, rộng rãi và rất sang trọng, tiện nghi. 

Khác với nhiều loại hình bất động sản khác, townhouse được xây dựng theo kiểu liền kề, có thể chia sẻ chung một lô đất đối xứng hoặc sử dụng thiết kế “sinh đôi”. Các khối nhà đồng dạng này được liên kết với nhau bằng các mảng tường chung nhưng vẫn đảm bảo tính riêng tư cho từng hộ gia đình với lối đi riêng biệt và không gian sống hoàn toàn độc lập, không thông sang nhau.

Các Đối Tượng Nên Quan Tâm Đến Townhouse Là Ai?

Những Người Đang Có Dự Định Mua Nhà Để Ổn Định Cuộc Sống 

Thực tế cho thấy, nhà phố có thể diện tích sàn không lớn nhưng được quy hoạch hiện đại, giao thông thuận tiện, tiện nghi. Nếu bạn dự định mua nhà để tự kinh doanh hoặc để chào đón thêm thành viên trong gia đình thì townhouse là lựa chọn tốt nhất.

Những Người Đang Muốn Thu Nhỏ Diện Tích Diện Tích Ở 

Mới tìm hiểu townhouse là gì thì bạn cũng biết đây là một mô hình nhà ở có diện tích khá nhỏ. Tuy nhiên, nếu bạn đã lớn tuổi và con cái đã có cuộc sống riêng, một ngôi nhà nhỏ với đầy đủ tiện nghi và dễ dàng tiếp cận nhiều dịch vụ xã hội có thể là một lựa chọn đáng cân nhắc. Townhouse với diện tích vừa đủ sẽ giúp bạn dễ dàng quản ngôi nhà mà vẫn đảm bảo sự thoải mái và tiện lợi.

Các Nhà Đầu Tư Bất Động Sản 

Một ngôi nhà tọa lạc tại vị trí “vàng” của thành phố chắc chắn là mục tiêu mà mọi nhà đầu tư bất động sản đều muốn theo đuổi.  Một căn townhouse có thể được mua rồi bán lại hoặc tu sửa một chút để cho thuê. Việc thu về lợi nhuận “khủng” có lẽ còn phụ thuộc vào kinh nghiệm và sự may mắn của bạn nhưng townhouse chắc chắn sẽ luôn đem lại cho bạn một khoản lợi nhuận đáng kể.

Ưu nhược điểm của townhouse

Ưu điểm

Không phải tự nhiên mà townhouse lại hấp dẫn giới đầu tư bất động sản đến vậy. Có thể nói, townhouse là mô hình nhà ở khá mới nhưng đã tối ưu hóa được rất nhiều nhu cầu của người mua nhà.

  • Chi phí: Ưu điểm lớn nhất của nhà phố chắc chắn là chi phí hợp lí. Nguyên nhân là do nhà phố có chung tường với các nhà liền kề nên chi phí xây dựng mà gia chủ phải chịu luôn thấp hơn so với xây dựng nhà phố thông thường. Điều này đồng nghĩa với việc bạn chỉ phải trả tiền cho việc xây dựng cấu trúc bên trong ngôi nhà, chẳng hạn như cầu thang hoặc bức tường giữa các phòng. Vì vậy, việc sở hữu một ngôi nhà ở trung tâm thành phố, nhưng chỉ phải trả khoảng 2/3 chi phí xây dựng là điều phổ biến của townhouse.
  • Xây dựng bảo trì: Do kích thước nhỏ gọn của mô hình này, việc bảo trì townhouse cũng trở nên dễ dàng hơn. Thiết kế townhouse nhìn chung đơn giản với ít chi tiết phức tạp nên việc bảo trì ngôi nhà sẽ không quá tốn kém.
  • Tiện nghi: Đây chính là ưu điểm lớn thứ 3 trong danh sách ưu điểm của townhouse. Townhouse thường nằm trong các khu dân cư đông đúc, đảm bảo đáp ứng nhu cầu cao về dịch vụ giải trí và an sinh xã hội. Gia chủ có thể thường xuyên tìm thấy các dịch vụ nói trên ngay tại khu vực của mình mà không cần phải di chuyển hàng chục km vào trung tâm thành phố.
  • Không gian: Không gian ngoài trời luôn mở rộng là lợi thế thứ tư. Nếu bạn biết townhouse là gì, thì bạn phải biết rằng khu vực sân trước chung hoặc không gian sinh hoạt chung khác với khu dân cư, gia chủ có thể được sử dụng dân dụng và không tốn bất cứ chi phí nào.

Nhược điểm

  • Không thể tự thiết kế townhouse: Một trong những nhược điểm của townhouse là chủ nhà không thể tự do thiết kế ngôi nhà theo ý muốn cá nhân. Mặc dù vẫn có thể quyết định phong cách hoàn thiện và thiết kế nội thất, nhưng mặt tiền và thiết kế ngoại thất của townhouse cần phải hài hòa với các ngôi nhà lân cận. Nói chung, đây không phải là vấn đề quá lớn đối với đa số người mua, vì họ vẫn có thể sáng tạo trong khuôn khổ cho phép.
  • Sự riêng tư: Sự riêng tư là một yếu tố cần cân nhắc khi chọn mua townhouse. Như đã đề cập ở trên, townhouse là loại nhà dùng chung vách tường với hàng xóm liền kề. Ngoài ra, bạn cũng sẽ sống chung trên một thửa đất với hàng xóm của mình. Vì lý do này, nếu bạn không muốn giao tiếp quá nhiều với hàng xóm và muốn có một không gian sống hoàn toàn tách biệt, townhouse có thể không phải là lựa chọn phù hợp.

So sánh một vài đặc điểm chính giữa townhouse và các loại hình căn hộ

Nếu so sánh thì townhouse hay căn hộ chung cư đều nằm ở khu vực trung tâm của thành phố hoặc của khu dân cư. Chủ nhân của cả hai mô hình đều được hưởng một số dịch vụ an sinh xã hội đi kèm như trường học, bệnh viện, siêu thị,… và các thành viên trong gia đình cũng được hưởng những tiện ích riêng của cộng đồng.

Căn hộ chung cư sẽ cho phép dân cư được hưởng nhiều tiện ích cụ thể hơn như hồ bơi, sân golf, phòng tập gym, thư viện,… Cư dân của căn hộ còn có bãi đỗ xe riêng ngay dưới căn hộ. Tầng hầm để xe của tòa nhà có bảo vệ trực 24/24h.

Khi tòa nhà chung cư có dấu hiệu xuống cấp hoặc cần sửa chữa, cư dân có thể báo cáo với ban quản lý tòa nhà để được giải quyết. Hơn nữa, vấn đề an ninh của mỗi tòa nhà sẽ luôn được đảm bảo nhờ có nhân viên bảo vệ và hệ thống camera giám sát chuyên dụng.

Trong khi đó, townhouse có thể không so sánh được với căn hộ chung cư dựa trên các tiêu chí trên, nhưng nó mang lại mức độ riêng tư và cá nhân cao hơn. Theo pháp luật thì bạn vẫn là chủ sở hữu của ngôi nhà, có quyền bảo trì hoặc sửa chữa bất cứ lúc nào bạn muốn. Chủ nhân của townhouse cũng chỉ dùng chung một bức tường bao bên ngoài nên bên trong ngôi nhà vẫn đảm bảo được sự riêng tư nhất định, hầu như không có tiếng ồn và sự làm phiền từ hàng xóm cùng tầng. 

Nhìn chung, nếu bạn muốn được thực sự sở hữu một căn nhà riêng nhưng vẫn có sự kết nối vừa đủ với cộng đồng xung quanh thì nên chọn townhouse. Ngược lại, nếu muốn riêng tư tuyệt đối và tiện ích 5 sao, nên chọn mua căn hộ cao tầng tại các trung tâm thành phố.

Lý do nên đầu tư vào townhouse?

Tính Thương Mại Cao

Có lẽ ít mô hình nhà ở nào mang tính thương mại hóa cao như townhouse. Nhà có mặt tiền rộng lại nhìn ra trục đường chính rất thích hợp để kinh doanh, buôn bán, cho thuê hoặc bán kiếm lời. Trong bối cảnh thị trường bất động sản hiện nay, townhouse được ví như “con gà đẻ trứng vàng” mà các nhà đầu tư không nên bỏ qua. 

Tiện nghi và đa năng

Các tiện ích nổi bật của townhouse có thể kể đến như: giao thông đi lại thuận tiện, môi trường sống văn minh, dịch vụ cộng đồng bậc nhất… Chủ nhân của một căn townhouse có thể tận hưởng các dịch vụ riêng như bệnh viện, trường học hay phòng tập thể dục mà không lo bị làm phiền. Bên cạnh đó, thiết kế đa năng của townhouse cho phép chủ đầu tư vừa có thể ở, vừa cho thuê hoặc kinh doanh mà không cần người quản lý.

Chống Trượt Giá Và Lạm Phát

Đây là một trong những lý do đánh trúng tâm lý của nhiều nhà đầu tư. Cụ thể, các đô thị ở nước ta đang được quy hoạch phù hợp với xu thế phát triển của cộng đồng dân cư theo các tuyến phố, khối phố. Chính mô hình townhouse đã giữ giá trên thị trường bất động sản rất ổn định. Thậm chí, nước ta càng quy hoạch đô thị thì nhà phố càng đắt giá.

Giá Tăng Nhanh, Lợi Nhuận Khủng 

Người mua nhà ở Việt Nam bao giờ cũng quan trọng yếu tố nhà có gần trục đường chính hay không, khu vực sinh sống có sầm uất hay không. Townhouse không chỉ là nhà mặt đất mà còn thỏa mãn được nhiều tiêu chí khắt khe của người mua. Càng hiếm những căn nhà phố có ngoại thất đẹp bao nhiêu thì giá nhà phố sẽ càng đắt giá bấy nhiêu. Trong bối cảnh đô thị hóa ngày càng mạnh mẽ, giá trị của townhouse sẽ tiếp tục tăng nhanh, mang lại lợi nhuận “khủng” cho các nhà đầu tư. 

Kinh Nghiệm Đầu Tư Townhouse

  • Lựa chọn vị trí: Một trong những yếu tố quan trọng nhất khi đầu tư townhouse chính là vị trí của ngôi nhà. Một căn townhouse nằm ở vị trí tuyệt vời sẽ rất thích hợp để ở, kinh doanh, bán lại hoặc cho thuê sinh lời. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng nên đầu tư vào các khu vực trung tâm đô thị đắt đỏ. Thay vào đó, hãy tìm kiếm các khu vực chuyển tiếp giữa thành phố và ngoại ô, nơi có xu hướng phát triển không ngừng trong tương lai gần.
  • Nắm bắt xu hướng phát triển đô thị: Để đầu tư townhouse hiệu quả, bạn cần nắm bắt được xu hướng phát triển đô thị của khu vực. Hãy tìm mua những căn townhouse nằm trong các khu vực đang mở rộng và phát triển của thành phố. Tại thời điểm này, giá nhà đất có thể còn khá rẻ, nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, giá trị của chúng sẽ tăng lên đáng kể. Đây chính là cơ hội để bạn “bắt sóng” và kiếm lời từ việc đầu tư townhouse.
  • Cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định: Mặc dù townhouse là một kênh đầu tư tiềm năng, nhưng bạn cũng cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định. Hãy nghiên cứu kỹ thị trường, đánh giá tiềm năng phát triển của khu vực, và tính toán khả năng sinh lời dựa trên các yếu tố như vị trí, thiết kế, và tiện ích xung quanh. Đồng thời, cũng đừng quên tính đến các rủi ro tiềm ẩn như biến động thị trường hay sự cạnh tranh từ các dự án khác. Một quyết định đầu tư thông minh sẽ giúp bạn tối ưu hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro.

Top 3 dự án có loại hình Townhouse nổi bật nhất

Dự án Aqua City

Tên dự án Aqua City
Vị trí Xã Long Hưng, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
Chủ đầu tư Tập đoàn Novaland
Tổng diện tích quy hoạch 305 ha
Các loại hình đầu tư  16.000 Sản phẩm bao gồm:
  • Dinh thự
  • Shophouse
  • Townhouse liền kề
  • Biệt thự song lập
  • Biệt thự đơn lập
Hạ tầng Đã hoàn thiện
Pháp lý Sổ hồng riêng từng căn, sở hữu lâu dài.
Phối cảnh dự án aqua city
Phối cảnh dự án Aqua City

Dự án The Global City

Tên dự án The Global City
Vị trí Đường Đỗ Xuân Hợp, phường An Phú, thành phố Thủ Đức, Tp.Hồ Chí Minh
Chủ đầu tư Công ty CP Đầu tư và Phát triển Sài Gòn (SDI)
Đơn vị phát triển dự án Masterise Homes thuộc Masterise Group
Thiết kế kiến trúc Foster + Partners
Thiết kế cảnh quan WATG
Giám sát dự án Artelia
Đơn vị tư vấn thiết kế Công ty TNHH Đầu Tư VTCO
Đơn vị tư vấn quản lý dự án Công ty CP Kiểm Định Xây Dựng Sài Gòn
Đơn vị tổng thầu thi công Công ty TNHH TM & SX Tường Việt
Đơn vị thi công Công ty CP Xây Dựng An Phong và Tung Feng (Đài Loan)
Quy mô diện tích 117,4 ha, trong đó chia làm 2 khu vực
Các loại hình đầu tư 
  • Căn hộ
  • Nhà phố thương mại
  • Biệt thự
  • Cao ốc văn phòng
Pháp lý Sở hữu lâu dài

 

Dự án the global city
Dự án The Global City

Xem thêm: Video giới thiệu dự án The Global City

Tên dự án Novaworld Phan Thiết
Vị trí Đường Lạc Long Quân, Phường Tiến Thành, TP Phan Thiết, Bình Thuận
Chủ đầu tư Tập đoàn Novaland
Quy mô dự án 1.000 ha gồm khu đô thị phức hợp Nghỉ Dưỡng – Du Lịch – Giải Trí kết hợp nhà ở với hơn 10.000 sản phẩm.
Tổng vốn đầu tư 5 tỷ USD
Các loại hình đầu tư 
  • Nhà phố Townhouse
  • Nhà phố Shophouse thương mại
  • Biệt thự đơn lập & song lập
  • Căn hộ nghỉ dưỡng
  • Khách sạn 5 sao
Dự án novaworld phan thiết
Dự án Novaworld Phan Thiết

Các câu hỏi thường gặp

Townhouse là gì?

Townhouse là dạng biệt thự có 3 mặt sân vườn và 1 mặt tường chung. 2 căn hộ nằm chung trên cùng một khu đất có lối vào độc lập, có thể đối xứng hoặc không đối xứng, tuy là 2 biệt thự nhưng nhìn từ ngoài chỉ như 1 biệt thự.

Townhouse và nhà phố thông thường khác nhau ở điểm nào?

Điều khác biệt giữa townhouse với nhiều loại hình bất động sản khác, là chúng được xây dựng liền kề nhau. Townhouse có thể được chia sẻ trên cùng một lô đối xứng hoặc sử dụng thiết kế “sinh đôi”. 

Mua townhouse có cần quan tâm đến hướng nhà không?

Hướng nhà là yếu tố quan trọng cần cân nhắc khi mua townhouse, vì nó ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe của gia đình. WikiLand với tư cách đơn vị phân phối chính thức của dự án sẽ tư vấn chi tiết cho khách hàng về hướng nhà phù hợp, đảm bảo mang lại không gian sống thoải mái và tốt cho sức khỏe.

Nên mua townhouse ở giai đoạn nào để có giá tốt nhất?

Thời điểm tốt nhất để mua townhouse là giai đoạn đầu của dự án, khi giá bán thường hấp dẫn hơn so với các giai đoạn sau. Tuy nhiên, cần cân nhắc kỹ lưỡng về uy tín chủ đầu tư và tiến độ xây dựng để đảm bảo an toàn cho khoản đầu tư của mình.

4.8
(204 bình chọn)
Article Rating

Với kinh nghiệm hơn 5 năm hoạt động trong lĩnh vực bất động sản với các phân khúc như: Đất nền, Chung cư cao cấp, Biệt thự liền kề,… Đến nay, Phong đã lựa chọn phân khúc Bất Động Sản Nghỉ Dưỡng là con đường để phát triển sự nghiệp để đem tới những giá trị to lớn hơn trong tương lai cho Khách Hàng cũng như đóng góp một phần nào đó cho sự phát triển của ngành du lịch – nghỉ dưỡng của Việt Nam lên một tầm cao mới.

Phong luôn cố gắng mang đến cho khách hàng những giá trị Thực cũng như sự phục vụ chân thành nhất bằng những kinh nghiệm, kiến thức, trải nhiệm của mình để mang đến cho nhà đầu tư thông thái những kênh đầu tư thực sự HIỆU QỦA – AN TOÀN – AN NHÀN.