Sàn giao dịch quyền sử dụng đất (QSDĐ) – nhằm công khai, minh bạch, lành mạnh, bền vững thị trường.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa có ý kiến chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng và các cơ quan liên quan nghiên cứu thành lập sàn giao dịch quyền sử dụng đất (QSDĐ)

Sàn giao dịch quyền sử dụng đất (QSDĐ) chủ yếu giao dịch các hợp đồng tương lai và các công cụ tài chính liên quan đến đất đai, giúp các nhà đầu tư và các doanh nghiệp tham gia thị trường đất đai và giảm thiểu rủi ro trong việc quản lý tài sản đất đai. Điều này giúp huy động nguồn vốn xã hội linh hoạt và quy mô rất lớn. Giúp thanh khoản tăng trưởng đột biến trong giai đoạn tới đây.

Nghiên cứu thành lập sàn giao dịch quyền sử dụng đất (QSDĐ)

Theo đó, việc thành lập sàn giao dịch quyền sử dụng đất nhằm thể chế hóa Nghị quyết 18 của Hội nghị Trung ương 5, khóa XIII về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường báo cáo trước ngày 15/8.

Thủ tướng giao Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà trực tiếp chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện nhiệm vụ nêu trên.

Văn bản số 5897/vpcp-nn về việc nghiên cứu thành lập sàn giao dịch quyền sử dụng đất
Văn bản số 5897/VPCP-NN về việc nghiên cứu thành lập sàn giao dịch quyền sử dụng đất

Trao đổi về vấn đề này, chuyên gia kinh tế, TS. Đinh Trọng Thịnh cho rằng, khi triển khai phát triển sàn giao dịch QSDĐ, Chính phủ có thể muốn có những quy định đầy đủ, cụ thể, rõ ràng hơn các điều kiện, yếu tố có liên quan đến hoạt động mua bán QSDĐ được luật hoá cao hơn nhằm mang lại lợi ích cho các bên.

“Từ trước đến nay, việc mua bán QSDĐ vẫn diễn ra trên thị trường, sàn bất động sản. QSDĐ đã được quy định trong Luật Đất đai. Việc mua bán cũng được quy định trong các luật liên quan. Tuy nhiên, thực tế còn có những khó khăn. Đặc biệt trong việc xử lý tài sản gắn liền với QSDĐ.

Có thể thấy rằng, một trong những khó khăn lớn nhất trong việc xử lý các tài sản đảm bảo của các tổ chức tài chính tín dụng thời gian qua là xử lý tài sản đảm bảo có liên quan đến QSDĐ. Cho nên việc thành lập sàn giao dịch QSDĐ là tốt, góp phần mua bán QSDĐ cụ thể rõ ràng, công khai minh bạch và hiệu quả cao hơn” – ông Thịnh nói.

Vị chuyên gia kinh tế cũng nêu lên một số vấn đề cần làm rõ là cơ chế vận hành của sàn như thế nào? Ai sẽ giám sát? Các chủ thể tham gia cũng cần phải phải được quy định cụ thể rõ ràng…

“Vấn đề lớn của sàn giao dịch này là cơ chế vận hành hợp lý và tin cậy trong bối cảnh nhiều vấn đề liên quan đến pháp lý cho tài sản bất động sản còn chưa hoàn chỉnh. Việc tạo ra “chợ” mua bán QSDĐ phải đáp ứng được nhu cầu của “chợ”. Có người bán, có người mua, có quy định… Nếu không có gì đặc biệt, không có lợi ích, hiệu quả hơn cái cũ thì cũng không thu hút người đến mua – bán” –  TS. Đinh Trọng Thịnh nêu ý kiến.

Đồng thời để thị trường quyền sử dụng đất hoạt động công khai, minh bạch, lành mạnh, bền vững.

Dự thảo luật đất đai sửa đổi mới nhất tháng 08/2023 dự kiến sẽ thông qua Quốc Hội vào tháng 10/2023.

Link dự thảo:  https://docs.google.com/document/d/1OoynRiHAD6TpqhAjOTwwgJzWb9TgD7zp/

Một số sàn giao dịch quyền sử dụng đất phổ biến trên thế giới:

Một số sàn giao dịch quyền sử dụng đất phổ biến trên thế giới
Một số sàn giao dịch quyền sử dụng đất phổ biến trên thế giới

New York Mercantile Exchange (NYMEX) – Mỹ: NYMEX là một trong những sàn giao dịch hàng hóa lớn nhất thế giới và cũng giao dịch các hợp đồng tương lai về đất đai.

Chicago Mercantile Exchange (CME) – Mỹ: CME là sàn giao dịch tài chính lớn nhất thế giới, và cũng giao dịch các hợp đồng tương lai về đất đai.

Intercontinental Exchange (ICE) – Vương quốc Anh: ICE cũng là một trong những sàn giao dịch hàng hóa và tài chính lớn nhất thế giới, và cũng giao dịch các hợp đồng tương lai liên quan đến đất đai.

Chicago Board of Trade (CBOT) – Mỹ: CBOT là một trong những sàn giao dịch hàng hóa lâu đời nhất thế giới và cũng có giao dịch liên quan đến đất đai.

Singapore Exchange (SGX) – Singapore: SGX là sàn giao dịch lớn ở châu Á và cũng có giao dịch các hợp đồng tương lai về đất đai.

Shanghai Futures Exchange (SHFE) – Trung Quốc: SHFE là sàn giao dịch hàng hóa lớn ở Trung Quốc và cũng có giao dịch về các hợp đồng quyền sử dụng đất.

5
(4 votes)
Article Rating

Phương Thảo Phạm – Chuyên viên tư vấn đầu tư Bất Động Sản với kinh nghiệm hơn 5 năm trong lĩnh vực tư vấn các sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng tại Phú Quốc. Xuất phát điểm của tôi là các dòng Shophouse, Biệt thự biển và Condotel của CĐT BIM Group; Sau đó mở rộng thêm qua các sản phẩm của chủ đầu tư VIN Group, SUN Group, CEO, Tân Á Đại Thành,… để phục vụ đa dạng nhu cầu của các Nhà Đầu Tư.

Tuy mới hơn 5 năm trong ngành nhưng với kinh nghiệm gần 10 năm của một Marketing, Tôi luôn đặt mong muốn của khách hàng lên trên hết để hiểu chính xác được sản phẩm nào, CĐT nào phù hợp với khách hàng nhất. Đến thời điểm hiện tại, Phương Thảo tự tin rằng Nhà Đầu Tư đến với Phương Thảo đều nhận được phương án đầu tư phù hợp.