Sổ đỏ là gì? Những điều cần biết về sổ đỏ quyền lực

Sổ đỏ là một trong những giấy tờ quan trọng nhất khi mua bán nhà đất. Sổ đỏ là từ mà người dân thường dùng để gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dựa theo màu sắc bìa đỏ của Giấy chứng nhận. WIKILAND mời các đọc giả tham khảo những thông tin cơ bản về sổ đỏ: điều kiện cấp, thời gian làm sổ, thủ tục làm sổ,…

Sổ đỏ là gì?

Sổ đỏ là từ mà người dân thường dùng để gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dựa theo màu sắc của Giấy chứng nhận; pháp luật đất đai từ trước tới nay không quy định về Sổ đỏ.

Tùy theo từng giai đoạn, ở Việt Nam có các loại giấy chứng nhận như:

  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
  • Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở;
  • Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở,
  • Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng.

Tuy nhiên, ngày 19/10/2009 Chính phủ ban hành Nghị định 88/2009/NĐ-CP. Theo đó, từ ngày 10/12/2009 Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành mẫu Giấy chứng nhận mới áp dụng chung trên phạm vi cả nước với tên gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Hiện nay, Luật Đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành kế thừa tên gọi Giấy chứng nhận mới, cụ thể:

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất (theo khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013).

Như vậy, Sổ đỏ là ngôn ngữ thường ngày của người dân để gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, không được pháp luật quy định. Để thuận tiện cho người đọc, trong nhiều bài viết thường sử dụng từ “Sổ đỏ” thay cho tên gọi của Giấy chứng nhận như quy định của pháp luật.

Sổ đỏ là ngôn ngữ thường ngày của người dân để gọi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Sổ đỏ là ngôn ngữ thường ngày của người dân để gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Bạn đang xem: » Sổ đỏ là gì? Những điều cần biết về sổ đỏ quyền lực

Những thông tin ghi trên sổ đỏ【Cập nhật】03/2024

Theo Điều 3 Thông tư 23/2014/TT-BTNTM Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành theo một mẫu thống nhất và được áp dụng trong phạm vi cả nước đối với mọi loại đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Giấy chứng nhận gồm một tờ có 04 trang, in nền hoa văn trống đồng màu hồng cánh sen (được gọi là phôi Giấy chứng nhận) và Trang bổ sung nền trắng; mỗi trang có kích thước 190mm x 265mm; bao gồm các nội dung theo quy định như sau:

Trang 1 của Giấy chứng nhận

Trang 1 gồm:

  • Quốc hiệu, Quốc huy và dòng chữ “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” in màu đỏ;
  • Mục “I. Tên người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” và số phát hành Giấy chứng nhận (số seri) gồm 02 chữ cái tiếng Việt và 06 chữ số, được in màu đen;
  • Dấu nổi của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Trang 2 của Giấy chứng nhận

Trang 2 in chữ màu đen gồm:

  • Mục “II. Thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”, trong đó có các thông tin về thửa đất, nhà ở, công trình xây dựng khác, rừng sản xuất là rừng trồng, cây lâu năm và ghi chú;
  • Ngày tháng năm ký Giấy chứng nhận và cơ quan ký cấp Giấy chứng nhận;
  • Số vào sổ cấp Giấy chứng nhận.

Trang 3 của Giấy chứng nhận

Trang 3 in chữ màu đen gồm:

  • Mục “III. Sơ đồ thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”;
  • Mục “IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận”.

Trang 4 của Giấy chứng nhận

Trang 4 in chữ màu đen gồm:

  • Nội dung tiếp theo của mục “IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận”;
  • Nội dung lưu ý đối với người được cấp Giấy chứng nhận; mã vạch.

Trang bổ sung của Giấy chứng nhận

Trang bổ sung Giấy chứng nhận in chữ màu đen gồm:

  • Dòng chữ “Trang bổ sung Giấy chứng nhận”;
  • Số hiệu thửa đất;
  • Số phát hành Giấy chứng nhận;
  • Số vào sổ cấp Giấy chứng nhận;
  • Mục “IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận” như trang 4 của Giấy chứng nhận.

Điều kiện để được cấp sổ đỏ

Theo Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 Điều 100 Luật đất đai năm 2013 có hiệu lực từ ngày 1/7/2014, những trường hợp sau đây được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sử hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ở:

  • Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất:
  • Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan, nhưng đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật và đất đó không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.
  • Hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án, văn bản công nhận kết quả hòa giải thành, quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Đối với giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất theo điểm e khoản 1 Điều 100 Luật đất đai nêu trên được quy định chi tiết tại Điều 15 Thông tư số 02/2015/BTNMT. Cụ thể:

  1. Bằng khoán điền thổ.
  2. Văn tự đoạn mãi bất động sản (gồm nhà ở và đất ở) có chứng nhận của cơ quan thuộc chế độ cũ.
  3. Văn tự mua bán nhà ở, tặng cho nhà ở, đổi nhà ở, thừa kế nhà ở mà gắn liền với đất ở có chứng nhận của cơ quan thuộc chế độ cũ.
  4. Bản di chúc hoặc giấy thỏa thuận tương phân di sản về nhà ở được cơ quan thuộc chế độ cũ chứng nhận.
  5. Giấy phép cho xây cất nhà ở hoặc giấy phép hợp thức hóa kiến trúc của cơ quan thuộc chế độ cũ cấp.
  6. Bản án của cơ quan Tòa án của chế độ cũ đã có hiệu lực thi hành.
  7. Các loại giấy tờ khác chứng minh việc tạo lập nhà ở, đất ở nay được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất ở công nhận.

Giấy tờ khác về quyền sử dụng đất quy định tại Điểm g Khoản 1 Điều 100 của Luật Đất đai nêu trên được quy định chi tiết tại Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

Những trường hợp không được cấp Sổ đỏ

Theo Điều 19, Nghị định 43/2014/CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất Đai vừa được Chính phủ ban hành, theo đó, sẽ có 7 trường hợp không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, gồm:

  • Người đang quản lý, sử dụng đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.
  • Người thuê, thuê lại đất của người sử dụng đất, trừ trường hợp thuê, thuê đất của nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế
  • Người nhận khoán đất trong các nông trường, lâm trường, doanh nghiệp nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ, ban quả lý rừng đặc dụng.
  • Người đang sử dụng đất không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
  • Người sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận  quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng đã có thông báo hoặc quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Tổ chức, UBND xã được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất để sử dụng và mục đích xây dựng công trình công cộng gồm đường giao thông, công trình dẫn nước, dẫn xăng, dầu, khi, đường dây truyền tải điện, truyền dẫn thông tin, khu vui chơi giải trí ngoài trời; nghĩa trang; nghĩa địa không nhằm mục đích kinh doanh.
  • Các tổ chức, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao đất để quản lý thuộc các trường hợp quy định tại Điều 8 của Luật Đất đai

Ngoài ra còn một số trường hợp cá biệt, có thể tham khảo thêm tại Nghị Định 43/2014/NĐ-CP.

Thời gian cấp sổ đỏ lần đầu bao nhiêu ngày?

Thời gian cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu được quy định tại Khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP sửa đổi nghị định hướng dẫn Luật đất đai, cụ thể như sau:

  • Đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là không quá 30 ngày;
  • Đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng của tổ chức đầu tư xây dựng là không quá 15 ngày;
  • Đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất khi thay đổi tài sản gắn liền với đất là không quá 15 ngày;
  • Đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất trong các trường hợp trúng đấu giá quyền sử dụng đất; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai; xử lý hợp đồng thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất; kê biên bán đấu giá quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất để thi hành án; chia, tách, hợp nhất, sáp nhập tổ chức, chuyển đổi công ty; thỏa thuận hợp nhất hoặc phân chia quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình, của vợ và chồng, nhóm người sử dụng đất là không quá 10 ngày;
  • Tách thửa, hợp thửa đất; thủ tục đăng ký đất đai đối với trường hợp được Nhà nước giao đất để quản lý là không quá 15 ngày;
  • Gia hạn sử dụng đất là không quá 07 ngày;
  • Xác nhận tiếp tục sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân khi hết hạn sử dụng đất là không quá 05 ngày;
  • Đăng ký xác lập hoặc thay đổi, chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề là không quá 10 ngày;
  • Đăng ký biến động do đổi tên người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc thay đổi về hình dạng, kích thước, diện tích, số hiệu, địa chỉ thửa đất hoặc thay đổi hạn chế quyền sử dụng đất hoặc thay đổi về nghĩa vụ tài chính hoặc thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã đăng ký là không quá 10 ngày;
  • Chuyển từ hình thức thuê đất trả tiền hàng năm sang thuê đất trả tiền một lần; từ hình thức Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang hình thức thuê đất; từ thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất là không quá 30 ngày;
  • Chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, đăng ký góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là không quá 10 ngày;
  • Xóa đăng ký góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là không quá 03 ngày;
  • Đăng ký, xóa đăng ký thế chấp, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất là không quá 03 ngày;
  • Chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của vợ hoặc chồng thành của chung vợ và chồng là không quá 05 ngày;
  • Cấp đổi Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng là không quá 07 ngày; trường hợp cấp đổi đồng loạt cho nhiều người sử dụng đất do đo vẽ lại bản đồ là không quá 50 ngày;
  • Cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng bị mất là không quá 10 ngày;
  • Thời gian thực hiện thủ tục đính chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp là không quá 10 ngày.

Như vậy, thời hạn cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là không quá 30 ngày kể từ ngày nộp đầy đủ hồ sơ hợp lệ. Nếu ở các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn thì thời gian được tăng thêm 15 ngày.

Thời hạn cấp sổ đỏ không quá 30 ngày kể từ ngày nộp đầy đủ hồ sơ hợp lệ
Thời hạn cấp sổ đỏ không quá 30 ngày kể từ ngày nộp đầy đủ hồ sơ hợp lệ

Hồ sơ cấp sổ đỏ lần đầu

Trường hợp 1: Có giấy tờ về quyền sử dụng đất

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, hồ sơ đề nghị xin làm của hộ gia đình và cá nhân khi có giấy tờ về quyền sử dụng đất gồm các giấy tờ:

  • Đơn đăng ký, cấp Sổ đỏ theo Mẫu 4a/ĐK;
  • Một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất được quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và Điều 18 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP, cụ thể như sau:
    • Giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất tạm thời do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hay có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước 15/10/1993 (ngày Luật Đất đai 1993 có hiệu lực);
    • Những giấy tờ về quyền sử dụng đất từ trước ngày 15/10/1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong suốt quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
    • Giấy tờ liên quan đến chuyển nhượng quyền sử dụng đất và mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15/10/1993 do UBND cấp xã (xã, phường, thị trấn) xác nhận là đã sử dụng từ trước ngày 15/10/1993;
    • Giấy tờ thanh lý và hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo đúng quy định của pháp luật 
    • Giấy tờ hợp pháp về thừa kế và tặng cho quyền sử dụng đất hay các tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa và nhà tình thương gắn liền với đất;
    • Các loại giấy tờ theo đúng quy định trên mà đứng tên người khác (có kèm theo giấy chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký);
    • Bản án hay quyết định của Tòa án về quyền sử dụng đất của hộ gia đình và cá nhân…;
    • Quyết định giao đất và cho thuê đất của Nhà nước cho hộ gia đình, cá nhân từ trước ngày 15/10/1993 mà đến ngày 01/07/2014 chưa được cấp Sổ đỏ;
    • Giấy tờ về quyền sử dụng đất được các cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho những người sử dụng đất như: Bằng khoán điền thổ; Văn tự mua bán nhà ở và tặng cho nhà ở, đổi nhà ở, thừa kế nhà ở mà gắn liền với đất ở có chứng nhận của cơ quan thuộc chế độ cũ (hướng dẫn tại Điều 15 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT).
  • Giấy tờ về quyền sử dụng đất được quy định tại Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 01/2017/NĐ-CP): Sổ mục kê đất và sổ kiến điền lập trước ngày 18/12/1980.
  • Giấy tờ về tài sản gắn liền với đất đai như: giấy chứng nhận công trình xây dựng không phải là nhà ở, giấy chứng nhận về quyền sở hữu nhà ở, chứng nhận quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng và chứng nhận quyền sở hữu cây lâu năm (nếu có tài sản và có yêu cầu  về chứng nhận quyền sở hữu). Trường hợp đăng ký về quyền sở hữu nhà ở, các công trình xây dựng thì phải có sơ đồ nhà ở, và công trình xây dựng (trừ trường hợp trong giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở và công trình xây dựng đã có sơ đồ phù hợp với hiện trạng nhà ở và công trình đã xây dựng).
  • Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính (như biên lai nộp thuế và tiền sử dụng đất…); giấy tờ liên quan đến việc miễn và giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, và các tài sản gắn liền với đất (nếu có). Ngoài các giấy tờ theo quy định trên, khi làm thủ tục cấp Sổ đỏ lần đầu cần xuất trình giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân.

Lưu ý:

  • Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc nhóm đối tượng và đủ điều kiện được sở hữu nhà ở và việc sử dụng đất ở Việt Nam thì phải giấy chứng minh theo quy định.
  • Trường hợp người sử dụng đất đã đăng ký đất đai mà nay có thêm nhu cầu được cấp sổ đỏ thì chỉ cần nộp đơn đề nghị cấp sổ đỏ 

Trường hợp 2. Không có giấy tờ quyền sử dụng đất

Trường hợp không có giấy tờ liên quan về quyền sử dụng đất (Theo Điều 101 Luật Đất đai năm 2013), khi có yêu cầu về cấp Sổ đỏ thì cần chuẩn bị hồ sơ với các giấy tờ sau:

  • Xác nhận của UBND cấp xã về sử dụng đất ổn định và lâu dài;
  • Xác nhận của UBND cấp xã về việc không có tranh chấp và phù hợp với quy hoạch;
  • Đơn đăng ký và cấp sổ đỏ theo Mẫu số 04a/ĐK;
  • Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính như: Biên lai nộp thuế và tiền sử dụng đất

Thủ tục làm sổ đỏ lần đầu

  • Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền

Người cần cấp sổ đỏ lần đầu sẽ nộp hồ sơ đến Ủy ban nhân dân hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện hay Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện theo khoản 2, 3 Điều 60 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định nơi nộp hồ sơ.

  • Bước 2: Cơ quan hành chính tiếp nhận hồ sơ và xử lý

Nếu hồ sơ không đầy đủ, thiếu sót sẽ gửi thông báo và hướng dẫn người nộp bổ sung trong thời gian là 3 ngày kể từ cơ quan nhận hồ sơ lần đầu.

Trường hợp hồ sơ đầy đủ, chính xác sẽ được tiếp nhận và ghi đầy đủ thông tin vào sổ tiếp nhận và đưa Phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người nộp ( trong đó có ghi đầy đủ ngày hẹn trả hồ sơ).

  • Bước 3: Giải quyết yêu cầu

Sau khi nhận được chi cục thuế thì người nộp hồ sơ buộc phải đóng các khoản tiền như

Lệ phí cấp Giấy chứng nhận, tiền sử dụng đất (nếu có), lệ phí trước bạ, phí thẩm định hồ sơ (nếu có).

Sau khi đóng đầy đủ xong thì giữ lại giấy xác nhận đã thực hiện thanh toán tài chính và mang đi xuất trình khi nhận giấy chứng nhận.

  • Bước 4: Trả kết quả

Khi đã hoàn thành các nghĩa vụ về lệ phí hay thuế theo quy định, với hồ sơ xin cấp sổ đỏ lần đầu thì công dân sẽ được bàn giao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo đúng thời hạn.

Đối với những trường hợp như người sử dụng đất thuộc được miễn tiền sử dụng đất; Được ghi nợ tiền sử dụng đất và đã thực hiện thủ tục theo quy định để miễn, ghi nợ thì sẽ có thể nhận được giấy chứng nhận dù chưa nộp các khoản phí theo quy định.

Nếu công dân nộp tại Cơ quan chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thì sẽ nhận Giấy chứng nhận hoặc gửi Giấy chứng nhận cho UBND cấp xã để trao cho công dân nộp hồ sơ tại yêu cầu cấp sổ đỏ tại xã.

Lệ phí làm sổ đỏ

Sau khi nộp hồ sơ xong, người nộp hồ sơ phải thực hiện nghĩa vụ đóng các khoản phí để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gồm:

  • Lệ phí trước bạ: 0.5% x diện tích đất x giá 1m2 đất (do UBND tỉnh ban hành);
  • Tiền sử dụng đất: căn cứ theo bảng giá đất của địa phương.
  • Hoàn tất các thủ tục, bạn giữ lại biên lai, không quá 30 ngày thì người nộp hồ sơ sẽ được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Các câu hỏi thường gặp

  • ✅ Sổ đỏ là gì?

Sổ đỏ là từ mà người dân thường dùng để gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dựa theo màu sắc của Giấy chứng nhận.

  • ✅ Thời gian cấp sổ đỏ bao nhiêu ngày?

Thời hạn cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là không quá 30 ngày kể từ ngày nộp đầy đủ hồ sơ hợp lệ. Nếu ở các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn thì thời gian được tăng thêm 15 ngày.

5
(6 bình chọn)
Article Rating

“Luôn sẵn sàng đồng hành cùng khách hàng” – Đó là phương châm Thuỳ cùng các cộng sự của mình theo đuổi. Với Thuỳ, việc được hỗ trợ cho các Nhà Đầu Tư không chỉ là một công việc, nó thực sự là một đam mê giúp Thuỳ có thể cống hiến nhiều hơn cho Phú Quốc cũng như nâng tầm bản thân lên những đỉnh cao mới trong sự nghiệp. Việc được đồng hành cùng các Nhà Đầu Tư là niềm tự hào của Thuỳ. Tuy mới hơn 5 năm trong ngành BĐS nhưng Thùy luôn đưa ra những góc nhìn đa chiều từ kinh nghiệm của một người làm Marketing, kết hợp với những trải nghiệm và kiến thức của mình để giúp Khách hàng có thêm thật nhiều thông tin hữu ích trước khi ra quyết định. Những kết quả đạt được hiện tại tuy không phải là thành tích quá xuất sắc nhưng đó chính là kết quả của sự nỗ lực, cố gắng, không ngừng học hỏi tích lũy kinh nghiệm từng ngày của Thuỳ. Thuỳ cũng tự tin rằng những kinh nghiệm vốn có của mình sẽ giúp Quý Nhà Đầu Tư hiểu rõ hơn về các dự án và có phương án đầu tư phù hợp nhất.