Quy hoạch cấp điện đảo Phú Quốc

UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức Hội nghị Công bố Quyết định số 486 ngày 30/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh cục bộ điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2030. Trong đó, những quy hoạch cấp điện đảo Phú Quốc sẽ được triển khai như sau:

Cơ sở thiết kế 

Phần quy hoạch điện được thực hiện trên các tài liệu sau:

  • Quy chuẩn quốc gia về quy hoạch xây dựng QCVN : 01/2008/BXD do Bộ Xây Dựng ban hành tháng 4/2008
  • Đồ án “Quy hoạch hệ thống cấp điện Huyện Đảo Phú Quốc đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020” do Công ty Tư Vấn xây dựng Điện 3 thực hiện, kèm quyết định phê duyệt số 32/2007/QĐ-BCN của Bộ Công Nghiệp.
  • Đồ án “Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2006 – 2015 có xét đến năm 2025” (gọi tắt là Quy hoạch điện VI) kèm quyết định phê duyệt số 110/2007/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính phủ.
  • Công văn số 1009/TVĐ2-TNĐ kèm bản đồ của công ty Tư vấn xây dựng Điện 2 gửi Phân viện Quy hoạch Đô thị và Nông thôn miền Nam ngày 11/5/2009 về địa điểm xây dựng TTĐL than Phú Quốc.
  • Các văn bản của UBND Tỉnh Kiên Giang.
  • Và một số tài liệu khác.
Quy hoạch cấp điện đảo Phú Quốc
Quy hoạch cấp điện đảo Phú Quốc

Bạn đang xem: » Quy hoạch cấp điện đảo Phú Quốc

Phụ tải điện

Phụ tải cấp điện được tính theo Quy chuẩn quốc gia về quy hoạch xây dựng QCVN : 01/2008/BXD, chỉ tiêu cấp điện sinh hoạt dân dụng đô thị như sau:

  • Giai đoạn đầu: 750kWh/ng/năm (Tmax = 2.500h/năm)
  • Giai đoạn dài hạn: 500kWh/ng/năm (Tmax = 3.000h/năm)
  • Chỉ tiêu cấp điện cho dân cư nông thôn lấy bằng 50% chỉ tiêu cấp điện cho dân cư đô thị.
  • Chỉ tiêu cấp điện cho công trình công cộng và dịch vụ được lấy bằng 50% của điện sinh hoạt dân dụng.
  • Chỉ tiêu cấp điện công nghiệp lấy trung bình 200kW/ha.
TT Hạng mục Đơn vị tính Thời điểm tính toán
Đợt đầu

(đến 2020)

Tương lai

(đến 2030)

1  – Dân số người 290.000 450.000
2  – Chỉ tiêu sử dụng điện năng kWh/ng/năm 750 1.500
3  – Tổng nhu cầu điện năng triệu kWh/năm 217,50 675,00
4  – Số giờ sử dụng điện năng cực đại h/năm 2.500 3.000
5  – Tổng phụ tải tính toán kW 87.000 225.000
6  – Tính bình quân theo đầu người W/người 300 500

Bảng kê phụ tải điện dân cư đô thị (đã bao gồm dân số quy đổi từ khách du lịch)

 

TT Hạng mục Đơn vị tính Thời điểm tính toán
Đợt đầu

(đến 2020)

Tương lai

(đến 2030)

1  – Dân số người 90.000 100.000
2  – Chỉ tiêu sử dụng điện năng kWh/ng/năm 375 750
3  – Tổng nhu cầu điện năng triệu kWh/năm 33,75 75,00
4  – Số giờ sử dụng điện năng cực đại h/năm 2.500 3.000
5  – Tổng phụ tải tính toán kW 13.500 25.000
6  – Tính bình quân theo đầu người W/người 150 250

Bảng kê phụ tải điện dân cư nông thôn

 

TT Hạng mục Đơn vị tính Thời điểm tính toán
Đợt đầu

(đến 2020)

Tương lai (đến 2030)
1  – Hệ số sử dụng :   0,80 0,75
2  – Tổng phụ tải điện yêu cầu cho sinh hoạt dân dụng trên thanh cái 22kV kW 80.400 187.500
3  – Tổng phụ tải điện yêu cầu cho công cộng và dịch vụ trên thanh cái 22kV kW 40.200 93.750

Bảng kê phụ tải điện dân dụng và  CTCC dịch vụ trên thanh cái 22kV

 

TT Tên Quy mô Phụ tải tính toán (kW)
Đợt đầu (đến 2020) Tương lai (đến 2030) Đợt đầu (đến 2020) Tương lai (đến 2030)
1  – Các khu CN 243 243 48.600 48.600

Bảng kê phụ tải điện công nghiệp

TT Tên loại phụ tải điện Phụ tải tính toán (kW)
Đợt đầu

(đến 2020)

Tương lai

(đến 2030)

1 – Sinh hoạt dân dụng 80.400 187.500
2 – Công cộng và dịch vụ 40.200 93.750
3 – Công nghiệp 48.600 48.600
4 – Tổn hao điện lưới và dự phòng (15%) 25.380 49.478
  Cộng 194.580 379.328
  – Hệ số sử dụng : 0,80 0,75
  -Tổng phụ tải điện yêu cầu trên thanh cái 22kV 155.664 284.496

Bảng tổng hợp phụ tải điện (Phụ tải điện yêu cầu của Phú Quốc đến năm 2030 là 285MW (lấy tròn)).

Quy hoạch Nguồn điện

Nguồn điện lưới quốc gia 

Theo quy hoạch của ngành Điện, Phú Quốc sẽ xây dựng tuyến 110kV Hà Tiên – Phú Quốc đi ngầm dưới biển. Tuyến này sẽ cấp điện cho trạm 110/22kV Phú Quốc 1, dự kiến đặt tại khu vực Suối Đá, gần thị trấn Dương Đông, công suất đợt đầu 40MVA.

Nguồn điện tại chỗ 

Công suất nhà máy điện Phú Quốc hiện hữu là 10MW. Theo đồ án “Quy hoạch hệ thống cấp điện Huyện Đảo Phú Quốc” của Công ty Tư Vấn xây dựng Điện 3, công suất của nhà máy này sẽ được nâng lên 30MW.

Khu vực đỉnh cao của dãy núi Bảy Rồng có thể đặt thêm các nhà máy điện gió vì nhận được cả hai hướng gió từ phía Đông và phía Tây của đảo theo hai mùa.

Khu vực đảo Hòn Thơm có trạm phát điện diesel riêng.

Các nguồn điện hổ trợ, bổ sung trong phạm vi nhỏ là các trạm điện diesel theo công trình, điện mặt trời và thủy điện nhỏ.

Cân đối nguồn và phụ tải 

Trong tương lai, nguồn cấp điện chính cho đảo là tuyến cáp ngầm 110kV của lưới điện quốc gia, với mức công suất tải khoảng 100MW. Kết hợp với công suất phát điện của nhà máy diesel hiện hữu trên đảo, tổng công suất nguồn sẽ là 130MW, chỉ đủ khả năng cấp điện cho 84% các phụ tải trong giai đoạn đầu (đến năm 2020). Như vậy, cần có thêm nguồn điện khác để đáp ứng nhu cầu phụ tải điện dài hạn (đến năm 2030) của đảo.

Trong phạm vi đồ án này, đề xuất hai phương án tăng công suất nguồn điện:

  • Tuyến cáp ngầm Hà Tiên – Phú Quốc sẽ được xây dựng ở cấp điện áp 220kV, trước mắt vận hành ở cấp 110kV. Về lâu dài, Phú Quốc sẽ vận hành ở cấp 220kV, và xây dựng trạm nguồn 220kV – 2x250MVA trên đảo, cạnh trạm 110kV Phú Quốc dự kiến, làm nguồn cấp điện chính.
  • Xây dựng một nhà máy nhiệt điện trên đảo, công suất từ 100MW đến 200MW, dùng để bổ sung công suất điện, và phòng trường hợp tuyến cáp ngầm 110kV bị sự cố hoặc triển khai chậm. Địa điểm xây dựng, nhiên liệu sử dụng và công nghệ của nhà máy điện này phải đáp ứng yêu cầu không gây ô nhiễm môi trường và không ảnh hưởng đến cảnh quan du lịch, bảo tồn sinh thái, khu vực phòng thủ quốc phòng của đảo.

Nhà máy điện dự kiến đặt tại Gành Dầu đáp ứng được yêu cầu cung cấp điện, tuy nhiên, cần lưu ý đến vấn đề bảo vệ môi trường.

Quy hoạch Lưới điện

Với nhu cầu phụ tải điện nêu trên, đến năm 2030 Phú Quốc cần có 4 trạm biến thế 110/22kV trên đảo.

Trạm biến thế 110/22kV Phú Quốc 1 có công suất đợt đầu là 40MVA, dài hạn cần nâng lên 2x40MVA, cấp điện chủ yếu cho khu vực thị trấn Dương Đông và khu vực lân cận..

Ngoài ra sẽ xây dựng thêm ba trạm biến thế 110/22kV:

  • Trạm Phú Quốc 2 ở phía Nam đảo, ở cạnh núi Mặt Quỷ, gần sân bay, công suất 2x40MVA, đợt đầu 40MVA, cấp điện cho khu sân bay, công nghiệp, sân golf, một phần các khu đô thị, du lịch, resort thuộc khu vực bãi Trường, Đường Bào, …
  • Trạm Phú Quốc 3 ở phía Nam đảo, gần thị trấn An Thới, công suất 2x40MVA, đợt đầu 40MVA, cấp điện cho thị trấn An Thới, một phần các khu đô thị, du lịch, resort thuộc khu vực bãi Trường, mũi Tàu Rũ, bãi Sao, bãi Khem, …
  • Trạm Phú Quốc 4 ở phía Bắc đảo, ở gần núi Vũng Bầu và rạch Cửa Cạn, công suất 2x40MVA, đợt đầu 40MVA, cấp điện cho các khu đô thị, du lịch, resort ở khu vực bãi Dài, Gành Dầu, xã Cửa Cạn, xã Bãi Thơm, xã Cửa Dương, khu nghiên cứu (Research Town), …

Tổng công suất các trạm 110kV là 320MVA. Giai đoạn đầu (đến năm 2020) sẽ xây dựng trạm Phú Quốc 1 và 3.

Xây dựng tuyến 110kV liên kết các nhà máy với các trạm biến thế 110kV. Tuyến 110kV sẽ đi nổi, riêng những đoạn tuyến cắt ngang loa tĩnh không của sân bay thì chuyển thành cáp ngầm.

Các tuyến trung thế được xây dựng ở cấp 22kV, và nối tuyến liên kết giữa các trạm 110/22kV.

Mạch chính 22kV từ trạm biến áp 110kV hoặc các nhà máy điện đến các khu đô thị, dịch vụ , khu du lịch, … nên được đi ngầm, giai đoạn đầu khi phụ tải còn nhỏ, kinh phí đầu tư hạn chế, có thể thực hiện đường dây nổi. Bên trong các khu đô thị, dịch vụ, các tuyến 22kV cần xây dựng ngay đường cáp ngầm để tạo vẻ mỹ quan và tăng độ an toàn trong cung cấp điện.

Ở khu vực nông thôn, đồi núi ít dân cư, trạm hạ thế là loại trạm treo, trạm giàn đặt ngoài trời. Trong đô thị, khu dân cư tập trung sẽ sử dụng loại trạm trong nhà, trạm compact.

Các tuyến hạ thế được đi chung trên tuyến trụ trung thế (đường dây hỗn hợp), hoặc đi nổi riêng trên trụ bê tông ly tâm hạ thế để cấp điện cho khu vực nông thôn, dân cư thưa thớt. Trong đô thị, các tuyến hạ thế được đi ngầm.

Tất cả tuyến, trạm điện đều được thiết kế, xây dựng phù hợp với khu vực có thời tiết miền biển.

5
(4 votes)
Article Rating