Quy hoạch Quận Ba Đình, Hà Nội

Quy hoạch Quận Ba Đình, Hà Nội tỷ lệ 1/2000 (quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch giao thông) được triển khai như sau:

Vị trí, phạm vi ranh giới và quy mô lập quy hoạch Quận Ba Đình, Hà Nội

Vị trí, phạm vi, ranh giới

Quận Ba Đình ờ phía tây bắc Hà nội và phía nam Hồ Tây, được giới hạn:

  • Phía Bắc giáp quận Tây Hồ và sông Hồng
  • Phía Đông giáp quận Hoàn Kiếm
  • Phía Nam giáp quận Đống Đa
  • Phía Tây giáp quận Cầu Giấy

Quy mô

Diện tích tự nhiên 929,85 ha bao gồm 12 phường với dân số hiện trạng là 191.611 người (tính đến thời điểm 0 giờ ngày 1-4-1999)

Nội dung quy hoạch chi tiết

Tính chất

Quận Ba Đình là một trong những quận trung tâm hiện có của Hà nội, nằm trong hệ thống các trung tâm công cộng của thành phố, tại đây có khu trung tâm chính trị Ba Đình, tập trung các cơ quan đầu não của Đảng, Nhà nước.

Mục đích

  • Khai thác và sử dụng hợp lý quỹ đất hiện có phù hợp với quy hoạch chung, đề xuất quy hoạch ngắn hạn, đưa ra những dự án khả thi phù hợp với quy hoạch dài hạn của Thành phố.
  • Cải tạo bảo tồn, kết hợp hài hoà với xây dựng mới.

Bạn đang xem: » Quy hoạch Quận Ba Đình, Hà Nội

Các chỉ tiêu quy hoạch

Bảng tổng hợp quy hoạch sử dụng đất:

Stt

Danh mục sử dụng đất Diện tích đất (ha) Tỷ lệ %
A Đất các khu dân dụng 757,25 81,44
A1 Đất khu dân dụng 611,32 65,74
1 Đất đơn vị ở 330 35,49
2 Đất công trình công cộng cấp quận và thành phố (công trình y tế, giáo dục, VH, thương mại và dịch vụ khác) 77,12 8,29
3 Đất cây xanh – TDTT 60,2 6,47
4 Đất giao thông, quảng trường bãi đỗ xe 144 15,49
A2 Đất dân dụng khác 145,93 15,69
1 Đất cơ quan không thuộc quản lý hành chính quận 123,95 13,33
2 Đất các trường đại học, trung học chuyên nghiệp 21,98 2,36
B Đất ngoài dân dụng 172,6 18,56
1 Đất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp 21,4 2,3
2 Đất di tích lịch sử văn hoá 13,78 1,48
3 Đất ngoại giao đoàn 21,7 2,33
4 Đất an ninh quốc phòng 60 6,45
5 Đất các công trình và đầu mối và hạ tầng kỹ thuật (hồ điều tiết, kênh mương thoát nuớc, cây xanh cách ly) 55,72 5,99
Tổng diện tích đất tự nhiên 929,85

100

Đất đơn vị ở

Tổng diện tích 330 ha

Bảng tổng hợp đất đơn vị ở
TT Loại Đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
1 Đất khu phố cũ 29,45 8,92
2 Đất làng truyền thống 83,02 25,16
3 Đất ở cải tạo và xay mới theo quy hoạch 120,82 36,61
4 Đất ở ngoài đê 24,46 7,41
5 Đất công trình công cộng 5,34 1,62
6 Đất nhà trẻ, trường cấp 1,2 24,41 7,40
7 Đất cây xanh 8,50 2,58
8 Đất đường nhánh 34,00 10,30
Tổng cộng 330,00

100

Các khu trung tâm

  • Trung tâm chính trị Ba đình (sẽ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc uỷ quyền phê duyệt quy hoạch chi tiết riêng) được phân thành 3 khu có diện tích 105 ha với chức năng chủ yếu:
    • Khu vực I : Nằm ở phía Tây quảng trường Ba Đình , rộng 31,19 ha là khu bảo tồn di tích của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Khu này gồm quảng trường Ba đình, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, bảo tàng Hồ Chí Minh, di tích nhà sàn ao cá Bác Hồ, Chủ tịch phủ, Văn phòng Chính phủ…
    • Khu vực II: Nằm ở phía Đông quảng trường Ba đình rộng 20,6 ha là khu làm việc, tổ chức các hoạt động của Trung ương Đảng, Quốc hội và một số hoạt động khác.
    • Khu vực III: Nằm ở phía Nam quảng trường Ba đình, rộng 19,2 ha là khu làm việc của các đại sứ quán, đại diện một số tổ chức quốc tế, các cơ quan Nhà nước và một số hoạt động công cộng khác.
  • Khu Thành Cổ: Có diện tích khoảng 68 ha, được bố trí các công trình quốc phòng, các công trình di tích lịch sử và một phần đất dân dụng được thực hiện theo Quyết định số 678/QĐ-TTG ngày 1/8/1998 của Thủ tướng Chính phủ.
  • Trung tâm quận: Nằm trên trục đường Liễu Giai. Trong đó có trung tâm thể thao quận là khu vực Quần Ngựa. Trung tâm hành chính, thương mại, văn hoá, giao dịch quốc tế ở hai phía trục đường Liễu Giai và đường Ngọc Khánh, Đội Cấn, kết hợp nhà ở của dân không thấp dưới 2 tầng.

Đất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

Di chuyển các xí nghiệp, cơ sở sản xuất độc hại, không phù hợp với quy hoạch, không đảm bảo được quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

Chuyển đổi chức năng sử dụng đất một số cơ sở công nghiệp hiện có như: nhà máy in Tiến Bộ, công ty thiết bị điện, nhà máy cao su, xí nghiệp gạch ngói xi măng, công ty giấy Ngọc Hà, xí nghiệp sản xuất đậu phụ, công ty hoá chất… Các cơ sở công nghiệp không còn phù hợp như: Các đoàn xe, cơ sở sửa chữa cơ khí… để xây dựng các công trình công cộng, sản xuất kinh doanh sạch có hiệu quả kinh tế cao.

Công ty bia Hà nội được tồn tại sản xuất tiếp nhưng phải đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn giao thông đô thị.

Đất các công trình công cộng

  • Mạng lưới trường học
    • Nâng cấp các trường học hiện có. Chuyển đổi mục đích sử dụng đất của một số quỹ đất còn trống trong quận Ba Đình để xây dựng trường học. Các quy định về quản lý sử dụng đất, quy hoạch, kiến trúc, tuân thủ theo quy hoạch mạng lưới trường học của Sở Giáo dục và Đào tạo đang trình Thành phố phê duyệt.
  • Mạng lưới chợ – Trung tâm thương mại – Dịch vụ:
    • Tổ chức hợp lý quy hoạch mạng lưới chợ. Xây dựng hoàn chỉnh chợ Long Biên. Cải tạo chỉnh trang chợ Thành Công, chợ Ngọc Hà, kết hợp xây dựng các trung tâm thương mại, cửa hàng tự chọn. Các qui định về quản lý sử dụng đất, quy hoạch kiến trúc tuân thủ theo quy hoạch mạng lưới chợ của Sở Thương mại Hà Nội.
  • Mạng lưới các công trình y tế:
    • Hoàn chỉnh mạng lưới các công trình y tế bảo vệ sức khoẻ trong quận. Cải tạo nâng cấp bệnh viện Phụ sản, bệnh viện Saint Paul. Trước mắt vẫn giữ nguyên chức năng bệnh viện Y học dân tộc, về lâu dài sẽ chuyển thành cơ sở điều dưỡng.
    • Bệnh viện Lao Trung ương được tồn tại trong thời gian trước mắt nhưng phải có biện pháp cụ thể để đảm bảo vệ sinh môi trường.
    • Xây dựng một số cơ sở bảo vệ sức khoẻ theo phương thức xã hội hoá, đa dạng hoá các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khoẻ.
  • Khối cơ quan
    • Về cơ bản giữ nguyên ở vị trí cũ, một số công trình có thể xây dựng trên các trục đường mới phát triển với quy mô cao tầng (khối liên cơ quan) đặc biệt ở các ngã tư nhằm tạo bộ mặt đô thị, cảnh quan, kiến trúc cho quận và Thành phố.
    • Đối với các cửa hàng thuộc các công ty lương thực cũ, hiện không sử dụng đúng mục đích, cần phải có chính sách thu hồi để làm các công trình công cộng như: nhà trẻ, trường học, y tế, cây xanh…
  • Đất an ninh quốc phòng
    • Các quy định về quản lý sử dụng đất, quy hoạch, kiến trúc, giữ gìn vệ sinh môi trường được thực hiện theo Quyết định số 61 1/QĐ-TTg, ngày 05 tháng 08 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt về đất quốc phòng do quân đội quản lý trên địa bàn.
    • Các khu dân cư nằm trong các khu đất chức năng quốc phòng, an ninh phải được sắp xếp lại và từng bước chuyển giao cho thành phố quản lý theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
  • Cây xanh, cảnh quan môi trường
    • Cải tạo, nâng cấp các công viên: Thủ Lệ, Bách Thảo, khu hồ Thành công
    • Xây dựng công viên Núi Cung.
    • Xây dựng vườn hoa và đường dạo ven hồ Trúc Bạch, hồ Giảng Võ, hồ Thành Công. Tạo các dải cây xanh ven kênh mương và đường phố.
    • Tổ chức giải toả nhà, công trình tạm không phù hợp với quy hoạch, vi phạm pháp lệnh về bảo vệ đê điều… để từng bước hình thành, phát triển dải cây xanh ven sông Hồng.
    • Hồ Thành Công, hồ Trúc Bạch, hồ Thủ Lệ, Bách Thảo, có kế hoạch phát triển từng bước hình thành trung tâm văn hoá nghỉ ngơi, du lịch kết hợp với Trung tâm thể thao Quần Ngựa và công viên núi Cung.
    • Hồ Trúc Bạch được cải tạo, kè bờ hồ, xây dựng đường dạo ven hồ.
    • Khu đất bãi pháo ở bán đảo hồ Trúc Bạch xây dựng khu công viên cây xanh, vui chơi giải trí phục vụ nhân dân và làm đẹp cảnh quan hồ Trúc bạch; không xây dựng công trình kiên cố, để khi cần thiết có thể khôi phục thành đất quốc phòng một cách nhanh chóng thuận lợi.
    • Bảo vệ giữ gìn các công viên, vườn hoa và các cây ven đường. Hoàn thiện từng bước các công viên, vườn hoa, cây cảnh, vỉa hè, bờ sông, dọc các sông, kênh, bờ hồ…
  • Các công trình di tích
    • Các công trình di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng phải được giữ gìn, bảo vệ, khai thác, sử dụng theo đúng quy định và pháp lệnh của nhà nước.
    • Các công trình kiến trúc có giá trị được công nhận được bảo vệ giữ gìn. Khi có yêu cầu cải tạo, xây dựng lại phải lập thành dự án riêng, phải có giải pháp kiến trúc để không làm biến dạng mặt phố, tác hại đến cảnh quan, huỷ hoại giá trị kiến trúc, văn hoá vốn có của các công trình đó và trong các khu vực có liên quan.
  • Khu ngoại giao đoàn
    • Là nơi làm việc và hoạt động của các cơ quan, đại diện văn phòng Đại sứ quán các nước, các tổ chức quốc tế, khu ở cho các chuyên gia nước ngoài. Cần giải toả các công trình xây tạm, xen cấy xung quanh công trình chủ đạo, hoàn thiện sân vườn, ga ra ô tô, sân bãi … cho gọn gàng, khang trang phù hợp với chức năng công trình.
  • Các công trình đầu mối và hạ tầng kỹ thuật
    • Đảm bảo diện tích, xây kè và tổ chức cây xanh ven hồ điều tiết, mương thoát nước để tránh tình trạng lấn chiếm. Thường xuyên nạo vét và thu gom rác để tạo cảnh quan môi trường cho đô thị.
Quy hoạch Quận Ba Đình, Hà Nội
Quy hoạch Quận Ba Đình, Hà Nội

Tổ chức không gian kiến trúc

  • Tôn tạo bảo vệ các di tích đã và sẽ được xếp hạng trong khu vực có cảnh quan đẹp, các công trình kiến trúc có giá trị đặc biệt (khu phố Cổ), các công trình thời Pháp để lại (là biệt thự, công sở)
  • Cải tạo và giữ gìn các làng truyền thống, các làng xóm đang đô thị hoá và tôn trọng phong cách vốn có của nó.
  • Tận dụng triệt để hệ thống cây xanh, mặt nước tạo thành hệ thống cây xanh chung bảo vệ sinh thái đô thị.
  • Các cơ sở phải di chuyển để thay đổi chức năng, cần được ưu tiên cho việc xây dựng các công trình công cộng như giáo dục, khu sân chơi, bãi đỗ xe, cây xanh nhằm cải tạo môi trường đô thị.
  • Tại một số vị trí trục chính đô thị xây dựng các công trình cao tầ ng tạo điểm nhấn về không gian.

Quy hoạch giao thông

  • Mạng lưới giao thông trên địa bàn quận được nghiên cứu, quy hoạch trên cơ sở thống nhất với mạng lưới giao thông của cả thành phố, đã được xác định tại quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội.
  • Việc quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông của quận Ba Đình phải tuân thủ các yêu cầu của khu vực hạn chế phát triển, đồng thời phải đảm bảo đáp ứng các yêu cầu trước mắt và lâu dài.
  • Mạng lưới đường giao thông trên địa bàn quận Ba Đình được chia làm hai khu vực có các đặc điểm khác nhau, với giải pháp quy hoạch cụ thể như sau:

Khu vực trung tâm

  • Mạng lưới đường giao thông được xác định từ phố Ngọc Hà trở vào trung tâm. Đây là khu vực mạng lưới đường đã được xây dựng hoàn thiện. Trọng tâm là nâng cấp, cải tạo mặt đường, tăng cường thiết bị điều khiển giao thông, phối hợp với tổ chức phân luồng giao thông trên toàn mạng. Trong khu Thành Cổ mở thông một số tuyến đường như đường Nguyễn Tri Phương với mặt cắt ngang là 23 in.
  • Bãi đỗ xe trong khu vực này cần tăng cường các điểm đỗ xe nhỏ, ngoài bến xe Kim Mã, cơ sở phục vụ giao thông ở phố Sơn Tây, hè phố Ngọc Hà (đoạn đầu dốc) duy trì chức năng, phục vụ cho giao thông đô thị và xác định bổ sung một số điểm đỗ xe bằng giải pháp giảm diện tích hè phố.
  • Khu vực từ phố Ngọc Hà trở ra, đây là khu vực có tốc độ đô thị hoá nhanh, nhưng mật đô đường rất thưa không đáp ứng yêu cầu giao thông đô thị. Do đó phải phát triển, tăng mật độ đường, tiếp tục hoàn thành một số tuyến đường đã và đang được xây dựng trong thời gian trước mắt từ nay đến hết năm 1999 và 2000, cụ thể:
  • Tuyến đường Liễu Giai-hoàng Hoa Thám mặt cắt ngang 50m.
  • Tuyến đường dọc mương Liễu Giai mặt cắt ngang 30m.
Cùng với việc triển khai thực hiện quy hoạch tổng thể Thủ đô Hà nội đến năm 2020, trên địa bàn quận Ba Đình sẽ phải xây dựng mạng lưới đường theo quy hoạch bao gồm từ cấp thành phố đến cấp khu vực và phân khu vực. Đó là các tuyến:

Đường cấp thành phố

  • Tuyến đường Hoàng Hoa Thám dài khoảng 3500 m, mặt cắt ngang 53,5 m với 6 làn xe. Điểm đầu tuyến là đường Hùng Vương, điểm cuối tuyến là nút giao thông Bưởi.
  • Tuyến đường vành đai 2 đoạn Cầu Giấy – Bưởi dài khoảng 2050 m, mặt cắt ngang 50 m với 6 làn xe và đảm bảo tết cho giao thông nội bộ trong khu vực. Do tính chất của tuyến đường này, dự kiến xây dựng cầu cạn trong đoạn này.

Đường cấp khu vực và phân khu vực

  • Tuyến đường Kim Mã – Thủ Lệ dài khoảng 1200m, mặt cắt ngang 40 m với 6 làn xe.
  • Tuyến đường Hoàng Hoa Thám – Khách sạn La Thành – Sứ quán Thuỵ Điển dài khoảng 1200m với mặt cắt ngang 30 m.
  • Tuyến đường Giang Văn Minh – Đội Cấn – Hoàng Hoa Thám dài khoảng 1000 m với mặt cắt ngang 22,5 – 30 m.
  • Cải tạo và mở rộng tuyến đường Đội Cấn đặc biệt là đoạn từ chợ Ngọc Hà đến Khách sạn La Thành với mặt cắt ngang 30m. Đoạn từ khách sạn La Thành đến đê Bưởi là 40m. Trước mắt để hỗ trợ đường Đội Cấn cần mở tuyến song song tại vị trí mương Kẻ Khế (đường Liễu Giai- Núi Trúc).

Đối với các cấp đường nói trên, nằm trong kế hoạch đầu tư xây dựng mạng lưới đường cấp thành phố và khu vực của thành phố. Vì vậy phải nhanh chóng xác định chỉ giới quy hoạch các tuyến đường này và công khai hoá để duy trì và quản lý, bảo vệ hành lang mở các tuyến đường này khi có điều kiện.

Trong địa bàn quận Ba Đình có một số nút giao thông quan trọng đã được quy hoạch chung Thủ đô Hà nội xác định như: Nút Bưởi, nút đầu cầu nam Tứ Liên, nút Cầu Giấy.

Đường nhánh và đường nội bộ

Trên địa bàn quận Ba Đình đã hình thành nhiều khu dân cư mới, được xây dựng trên cơ sở các quy hoạch chi tiết hoàn chỉnh như: Khu nhà ở Giảng Võ, Thành Công, Đội Cấn, Ngọc Khánh, Liễu Giai, khu ngoại giao đoàn.

Mạng lưới đường nhánh và nội bộ trong các khu nói trên về cơ bản đã xây dựng hoàn chỉnh với các mặt cắt ngang từ l0,5m đến 17m, các chỉ tiêu cơ bản nói chung đã được đảm bảo. Trong thời gian trước mắt và lâu dài tiếp tục nâng cấp cải tạo nhằm nâng cao hiệu quả.

Bãi đỗ xe

Do nằm trong khu vực hạn chế phát triển nên quỹ đất dành cho các bãi đỗ xe trong khu vực rất khó khăn, khả năng đáp ứng diện tích quy chuẩn xây dựng Việt Nam kém khả thi. Để giải quyết nhu cầu này phải thực hiện giải pháp quy hoạch như sau:

  • Tiếp tục duy trì điểm đỗ xe Ngọc Khánh trong thời gian trước mắt. Đối với các vị trí đã và đang là cơ sở phục vụ chức năng giao thông như bến xe Kim Mã, phố Sơn Tây phải kết hợp chức năng điểm đỗ hoặc không chuyển đổi chức năng.
  • Với các tổ hợp công trình hay công trình cao tầng được xây dựng trong tương lai bắt buộc phải đảm bảo đủ chỗ đỗ xe cho sử dụng công trình và một phần cho nhu cầu công cộng.
  • Có thể bổ sung một số vị trí có khả năng cống hoá một số đoạn mương thoát nước trong khu vực như đoạn mương giáp khách sạn La Thành (kết hợp với làm đường), khu vực sân quần ngựa…

Tổ chức giao thông công cộng

Nằm trong tổng thể hệ thống giao thông công cộng thành phố. Quận Ba Đình sẽ có các tuyến đường sắt nội đô đi qua, đó là:

  • Tuyến Ga Hà nội – Cát Linh – Kim Mã – Nghĩa Đô – Phú Diễn – Minh Khai
  • Tuyến Ga Hà nội – Cát Linh – Kim Mã – Ngọc Khánh – Láng Trung – Vành đai 3 – Hoà Lạc.

Ngoài ra trên các tuyến đường cấp thành phố và khu vực như Hoàng Hoa Thám – Kim Mã – Cầu Giấy, Giảng Võ – Láng Hạ …dự kiến có các tuyến xe buýt lớn của thành phố với vị trí các điểm đỗ từ 350 – 500 m

Mạng lưới minh buýt và tắc xi sẽ hoạt động trên các tuyến đường khu vực, đường nhánh trên địa bàn.

 
Article Rating