Doanh nhân Nguyễn Đăng Quang gây tiếng vang lớn trong ngành hàng tiêu dùng khi nằm trong danh sách các tỷ phú USD Việt Nam. Khởi nghiệp với thị trường mì gói, ông Quang hiện tại đang đảm nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT của Masan với khối tài sản lên đến 1,1 tỷ USD (theo thống kê của Forbes). Dưới đây là những thông tin về vị tỷ phú này!
Tiểu sử ông Nguyễn Đăng Quang
✍️ Tên đầy đủ | Nguyễn Đăng Quang |
📆 Ngày sinh | 23/08/1963 (62 tuổi) |
🏡 Nguyên quán | Quảng Trị |
📚 Trình độ học vấn |
|
📎 Lĩnh vực kinh doanh | Hàng tiêu dùng, ngân hàng |
👨👩👧👦 Gia đình |
|
🖋 Chức vụ |
|
💰 Tài sản |
|
Doanh nhân Nguyễn Đăng Quang sinh ngày 23/08/1963 tại Quảng Trị. Ông tốt nghiệp Thạc sĩ Quản trị kinh doanh của Đại học Kinh tế Quốc dân Plekhanov (Nga) và Tiến sĩ khoa học Công nghệ tại Viện Hàn lâm Khoa học (Belarus). Ông là một trong những doanh nhân nổi danh từ các nước Đông Âu và thành công trong ngành hàng tiêu dùng (FMCG).
Ông Quang là nhà sáng lập và Chủ tịch HĐQT của Masan, đồng thời là phó Chủ tịch HĐQT ngân hàng Techcombank với khối tài sản hiện tại lên đến 1,1 tỷ USD, xếp vị trí thứ 6 trong danh sách các tỷ phú USD Việt Nam theo thống kê của Forbes (cập nhật năm 2023).
Bạn đang xem: » Ông Nguyễn Đăng Quang – Tỷ phú USD ngành hàng tiêu dùng 2024
Gia đình
Mẫu thân của ông Nguyễn Đăng Quang là bà Nguyễn Quý Định, nắm giữ 1,990,896 CP MSN trị giá 152,9 tỷ đồng.
Vợ của ông Quang là bà Nguyễn Hoàng Yến (1963) tốt nghiệp cử nhân Nga Văn. Tuy không xuất hiện nhiều trước truyền thông như chồng nhưng bà Yến đang nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng tại Masan Group và các công ty thành viên: Thành viên HĐQT Masan Group, Thành viên HĐTQ kiêm Phó Tổng giám đốc CTCP Hàng tiêu dùng Masan, Thành viên HĐQT tại các công ty CTCP VinaCafé Biên Hòa, Bột giặt NET, Nước khoáng Vĩnh Hảo, … Hiện nay, bà Yến đang sở hữu 50,9 triệu cổ phiếu MSN và gần 900 nghìn cổ phiếu MCH, tổng tài sản chứng khoán của bà hiện nay rơi vào khoảng 4.400 tỷ đồng.
Như vậy, chủ tịch Nguyễn Đăng Quang và gia đình đang nắm giữ khoảng gần 50% cổ phần tại Masan Corp.
Các chức vụ hiện tại
- Chủ tịch HĐQT, Tổng GĐ Công ty CP Tập đoàn Masan (MSN)
- Thành viên HĐQT Cty CP Hàng tiêu dùng Masan (MCH)
- Thành viên HĐQT Cty CP Tài nguyên Masan (MSR)
- Phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank)
- Tổng Giám đốc Cty CP Masan
- Chủ tịch HĐTV Cty khai thác chế biến Khoáng sản Núi Pháo
- Chủ tịch HĐQT của công ty VCM và Vincommerce
Con đường sự nghiệp của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang
Tỷ phú Nguyễn Đăng Quang khởi đầu sự nghiệp khá giống với tỷ phú Phạm Nhật Vượng: buôn mì gói.
Khởi đầu là một công ty sản xuất nhỏ chuyên bán mì gói cho cộng đồng người Việt sống tại Nga, nhưng dưới sự lãnh đạo tài tình của ông Nguyễn Đăng Quang, công ty ngày càng phát triển mạnh mẽ.
Học vật lý hạt nhân nhưng… đi buôn mì gói
Một điểm nhấn trong tâm thư của Chủ tịch Masan là bên cạnh những chia sẻ thêm về phương cách hoạt động, mô hình kinh doanh của doanh nghiệp, ông còn nhớ lại những bước đi ban đầu, về xuất thân từ một Tiến sĩ Vật lý Hạt nhân đến tỷ phú mì gói.
“Nhiều người vẫn nhầm tưởng rằng tôi có học vị Tiến sĩ chuyên ngành Marketing bởi bằng Tiến sĩ Vật lý Hạt nhân của tôi chẳng liên quan gì đến ngành tiêu dùng. Tuy nhiên, tôi tin rằng sự kết hợp giữa khoa học, công nghệ và marketing sẽ tạo ra “phản ứng hạt nhân” bùng nổ giúp chúng ta phụng sự người tiêu dùng tốt hơn” – ông nói.
Xây dựng thương hiệu mì gói Masan tại Nga
Ông Nguyễn Đăng Quang là tiến sĩ vật lý hạt nhân nhưng thành công trong hoạt động kinh doanh. Ông được biết đến là người mang ngành sản xuất mì gói và tương ớt sang Nga. Mảng thực phẩm, đồ uống (Masan Consumer Holdings) được xem là thế mạnh của Masan và cũng là mảng sản xuất truyền thống của ông.
Thời gian ở Nga, ông Quang khởi nghiệp kinh doanh bằng việc bán mì ăn liền cho cộng đồng người Việt tại Nga.
Masan mạnh tay chi khoảng 9 tỷ đồng cho 10 quảng cáo, mỗi quảng cáo 30 giây trong trận chung kết AFF Cup 2018 cho loại mì tôm mới, cũng như 1 nhãn hiệu tương ớt và xúc xích của doanh nghiệp này.
Từ những năm 90, ông Nguyễn Đăng Quang đã thành lập và điều hành Masan Rus Trading tại Nga, tiền thân của tập đoàn hàng tiêu dùng Masan. Tỷ phú Nguyễn Đăng Quang và các thành viên cũng xây dựng thành công thương hiệu mì gói của họ trong ngành tiêu dùng Việt Nam. Ông Quang sau đó đã xây dựng nhà máy sản xuất với công suất 30 triệu gói mì mỗi tháng và sau đó mở rộng đầu tư sang đậu nành, cá và tương ớt.
Ngày 18/02/2020, ông Quang chính thức làm chủ tịch VinCommerce. Cụ thể, Sau khi nhận sáp nhập hệ thống siêu thị Vinmart từ Vingroup, vị Chủ tịch kiêm CEO Masan trực tiếp đảm nhận vị trí Chủ tịch HĐQT của công ty VCM và VinCommerce.
Theo thỏa thuận sáp nhập giữa Masan và Vingroup, tập đoàn của ông Quang nhận 83,74% cổ phần phổ thông của VCM. Ngoài ra, Masan sẽ phát hành quyền chọn được nhận cổ phần tại một công ty con mới thành lập cho Vingroup. Công ty mới này sẽ sở hữu cổ phần và vận hành VCM và Công ty TNHH MasanConsumerHoldings.
Hiện tại, Masan cùng Vinmart+ đang là hệ thống bán lẻ lớn nhất về số lượng điểm bán, chiếm 25% thị phần kênh bán lẻ hiện đại với hơn 3.000 cửa hàng.
Nhiều thương vụ M&A để đời của tập đoàn Masan
Là doanh nghiệp được ban tổ chức M&A Vietnam Forum 2022 bình chọn là doanh nghiệp có chiến lược M&A tiêu biểu năm 2021-2022, Masan Group đóng góp hơn 10 thương vụ M&A “đình đám” trong 2 năm qua.
Chỉ tính riêng 2022, ngay từ tháng 1, Masan đã mua hơn 2,4 triệu cổ phần của CrownX từ nhà đầu tư khác, qua đó nâng tỷ lệ lợi ích vốn chủ sở hữu từ 81,7% lên 84,9%.
Cũng trong tháng này, Công ty TNHH The SHERPA – công ty con do Masan sở hữu gián tiếp đã mua 31% cổ phần của Phúc Long với giá 2.490 tỷ đồng, tương đương mức định giá 8.034 tỷ đồng và chuyển Phúc Long từ công ty liên kết thành công ty con sở hữu gián tiếp. Đến tháng 8, The SHERPA đã mua tiếp hơn 10,8 triệu cổ phiếu tương đương 34% vốn cổ phần của CTCP Phúc Long Heritage với tổng số tiền thanh toán là 3.618 tỷ đồng. Định giá cho Phúc Long tiếp tục được nâng lên mức 10.640 tỷ đồng (450 triệu USD).
Ngoài ra, Masan cũng đầu tư 65 triệu USD đổi lấy 25% cổ phần Công ty Trusting Social, một doanh nghiệp fintech, trí tuệ nhân tạo; chi 52 triệu Euro cho 15% vốn chủ sở hữu trên cơ sở cổ phần pha loãng hoàn toàn của Nyobolt Limited (Nyobolt), một công ty chuyên cung cấp giải pháp pin Li-ion sạc nhanh trong năm nay.
Triết lý kinh doanh của tỷ phú ngành hàng tiêu dùng
Ông Nguyễn Đăng Quang tin tưởng vào triết lý: “Doing well by doing good” và luôn phát triển Masan theo mục tiêu cốt lõi là đưa Masan trở thành thương hiệu và niềm tự hào của Việt Nam:
- Chúng ta làm việc tốt thì không nhất thiết nó phải vĩ đại. Việc bạn làm sẽ trở nên vĩ đại khi nó tốt cho tất cả mọi người. Cho đến thời điểm hiện tại, triết lý chung mà Masan theo đuổi vẫn là Keep Going – tiếp tục đi tới.
- Cách thứ nhất là thị trường luôn luôn đúng, bạn không cãi nhau với thị trường. Cách thứ hai là niềm tin vào ngày mai. Đó là niềm tin và quyết định của nhà đầu tư.
- Nhu cầu sẽ đến không phải từ việc người tiêu dùng nhận thức nhu cầu là như thế nào, mà đến từ cách mình nhận biết, mình tưởng tượng và tìm cách thỏa mãn nhu cầu đấy.
Tài sản ông Nguyễn Đăng Quang【Cập nhật】01/2025
Doanh nhân dẫn dắt Masan Group lần đầu tiên vào danh sách tỷ phú thế giới năm 2019 với khối tài sản 1,3 tỷ đô la Mỹ và đã có mặt ba lần. Năm 2022, ông Nguyễn Đăng Quang nằm trong danh sách tỷ phú của Forbes với tài sản 1,9 tỷ USD, đứng vị trí 1.597. Tính đến tháng 04/2023, tài sản của vị Chủ tịch Masan đang ở com số 1,1 tỷ USD, đứng vị trí thứ 6 trong danh sách các tỷ phú USD Việt Nam (theo thống kê của Forbes).
Đến tháng 08/2024, tỷ phú Nguyễn Đăng Quang xếp thứ 6 trong danh sách tỷ phú đô la tại Việt Nam với 1.2 tỷ đô.
Các câu hỏi thường gặp
- ✅ Vợ ông Nguyễn Đăng Quang là ai?
Vợ của ông Quang là bà Nguyễn Hoàng Yến (1963), đang sở hữu 50,9 triệu cổ phiếu MSN và gần 900 nghìn cổ phiếu MCH, tổng tài sản chứng khoán của bà hiện nay rơi vào khoảng 4.400 tỷ đồng.
- ✅ Tài sản của ông Nguyễn Đăng Quang?
Tính đến tháng 04/2023, tài sản của vị Chủ tịch Masan đang ở com số 1,1 tỷ USD, đứng vị trí thứ 6 trong danh sách các tỷ phú USD Việt Nam (theo thống kê của Forbes).