Nhắc đến lĩnh vực tài chính – ngân hàng, có rất nhiều tên tuổi nổi tiếng và đáng chú ý. Trong số đó, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Phương Đông (OCB) – ông Trịnh Văn Tuấn là một trong những cái tên được nhắc đến nhiều nhất. Ông Tuấn hiện là một doanh nhân thành đạt, gia đình ông đang sở hữu khối tài sản đáng kinh ngạc đến từ việc sở hữu cổ phiếu OCB.
Tiểu sử doanh nhân Trịnh Văn Tuấn
🗓 Năm sinh | 28/11/1965 |
---|---|
🗓 Tuổi | 60 |
🏡 Quê quán | Ninh Bình |
📚 Trình độ |
|
👨👩👧 Gia đình | Vợ: Cao Thị Quế Anh
Con:
|
📎 Nghề nghiệp | Chủ tịch HĐQT Ngân hàng OCB |
💰 Tài sản | 18,5% vốn cổ phần OCB (số liệu đến tháng 06/2022) |
Ông Trịnh Văn Tuấn sinh ngày 28/11/1965, quê quán tại Ninh Bình, hiện tại đang đảm nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT Ngân hàng OCB. Ông tốt nghiệp cử nhân loại giỏi Đại học Bách khoa Hà Nội, sau đó trở thành nghiên cứu sinh tại viện Bách khoa Warsaw (Ba Lan). ông sinh sống tại Đông Âu (Ba Lan) vào những năm đầu của thập niên 90, đúng thời điểm tình hình kinh tế, chính trị diễn ra những chuyển biến sâu sắc.
Vợ ông Trịnh Văn Tuấn là bà Cao Thị Quế Anh, gia đình ông có 4 người con gái: Trịnh Thị Mai Anh (1992), Trịnh Mai Linh (1996) Trịnh Mai Phương (1998) và Trịnh Mai Vân (2003). Được biết, ông Tuấn và gia đình đang sở hữu khối tài sản nghìn tỷ khi sở hữu số cổ phiếu “khủng” của ngân hàng OCB.
Quá trình công tác
Tháng 05/2012 – Nay | Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Phương Đông |
06/2011 – 04/2012 | Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc OCB |
08/2010 – 05/2011 | Tổng Giám đốc Ngân hàng Phương Đông |
Từ 2006 – 2010 | Thành viên HĐQT, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Chứng khoán Quốc tế Việt Nam (VIS) |
Từ 2003 – 05/2008 | Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Quốc tế Việt Nam (VIB) |
Từ 1996 – 2010 | Thành viên sáng lập, thành viên HĐQT, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Quốc tế Việt Nam (VIB) |
Bạn đang xem: » Ông Trịnh Văn Tuấn (1965) – Chủ tịch Ngân hàng OCB Bank
Con đường sự nghiệp của ông Trịnh Văn Tuấn
Khởi nghiệp kinh doanh tại Đông Âu
Ông Tuấn từng có nhiều năm sinh sống tại Ba Lan. Ở đây, ông đã tham gia kinh doanh vải, quần áo nhập từ Việt Nam, Thái Lan và Trung Quốc thông qua đường bưu điện. Thành công đầu tiên này đã giúp ông nhanh chóng mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh của mình. Ông đã chuyển từ đường hàng không (cargo) sang đường hàng hải bằng tàu biển (container).
Trong giai đoạn thị trường quần áo bùng nổ, từ năm 1993 đến năm 1996, ông đã nhập hơn 500 container hàng hóa vào khu vực Đông Âu. Chỉ sau 3 năm, ông đã kiếm được 1 triệu USD đầu tiên trong đời và từ bỏ giấc mơ nghiên cứu khoa học.
Bén duyên với ngành ngân hàng tại quê nhà
Đến năm 2002 ông quyết định về nước khi thấy những tiềm năng phát triển của Việt Nam mặc dù các hoạt động kinh doanh tại Đông Âu vẫn đang tốt.
Vị đại gia gốc Hòa Bình này đã gắn bó với Ngân hàng VIB ngay từ những ngày đầu trở về nước lập nghiệp. Ông trực tiếp tham gia vào HĐQT VIB trong 5 khóa đầu tiên (từ năm 2003 – 2008), trong đó đã có có 6 năm làm Chủ tịch. Đến Đại hội cổ đông lần thứ 12 vào năm 2008 của NH VIB, ông Tuấn được tín nhiệm tiếp tục được bầu vào HĐQT khóa V nhưng lúc đó ông không còn là Chủ tịch HĐQT nữa mà nhường lại vị trí cho TGĐ Hàn Ngọc Vũ thay thế.
Trong thời gian làm việc cho VIB, ông cũng là thành viên HĐQT, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Chứng khoán Quốc tế Việt Nam.
Năm 2010,sau khi quyết định thôi giữ vai trò điều hành tại Ngân hàng VIB, ông Tuấn bắt đầu chương mới tại Ngân hàng Phương Đông (OCB).
Ông lần lượt đi lên các chức vụ Phó Chủ tịch NH năm 2011, sau đó là năm 2012 ông Tuấn chính thức trở thành Chủ tịch HĐQT chức vụ cao nhất tại OCB cho tới thời điểm hiện tại. Ngoài việc phải chèo lái đưa ngân hàng OCB vượt qua cơn khủng hoảng hệ thống, xây dựng được nền móng vững chắc, ông Tuấn cũng phải giải quyết các bài toán khó phát sinh thêm, trong đó bao gồm cả vấn đề về cổ đông chiến lược.
Sự đam mê và cam kết tại Ngân hàng OCB
Doanh nhân Trịnh Văn Tuấn hiện đang ngồi “ghế nóng” Chủ tịch Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB Bank). OCB ở dưới thời Chủ tịch Trịnh Văn Tuấn mặc dù chưa thuộc top “khủng” nhưng cũng đã được đánh giá là có hoạt động hiệu quả tốt nhất trong những năm gần đây.
Lợi nhuận trước thuế trong năm 2020 của ngân hàng này đạt hơn 4.400 tỷ đồng. Tỷ suất lợi nhuận ROAA và ROEA lần lượt là 2,61% và 24,42%. Ngân hàng theo đó đã nằm trong top 10 NHTM cổ phần về lợi nhuận cao nhất và nằm trong 4 ngân hàng hoạt động hiệu quả nhất ở Việt Nam do tạp chí Forbes ghi nhận.
Cuối năm 2018, OCB gây bất ngờ khi được Nhà nước công nhận là một trong 3 ngân hàng đã hoàn thành đầu tiên các tiêu chuẩn quốc tế Basel II. Tính đến đầu năm 2021, tổng giá trị tài sản OCB là khoảng 153 tỷ, lợi nhuận trước thuế đạt được là 4.414 tỷ.
Tài sản của Chủ tịch OCB
Khối tài sản của vị doanh nhân gốc Ninh Bình cùng với hai cô con gái là một thành tựu không nhỏ trong cuộc đời ông. Theo báo cáo quản trị phát hành ngày 13/7/2021, ông Tuấn đang nắm giữ 60,7 triệu cổ phiếu của ngân hàng OCB, tương đương tỷ lệ 4,43%. Bà Cao Thị Quế Anh (vợ ông Tuấn) sở hữu 35,2 triệu cổ phiếu, tương đương sở hữu 3,21% vốn cổ phần ngân hàng.
Bà Trịnh Thị Mai Anh, Thành viên HĐQT OCB và cũng là con gái ông Tuấn nắm giữ sở hữu 32,2 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ 2,94%.Hai người con gái khác của ông là bà Trịnh Mai Linh và Trịnh Mai Phương – Paula sở hữu lần lượt hơn 46,8 triệu và hơn 41 triệu cổ phiếu OCB, tỷ lệ 4,27% và 3,75%. Đây là một con số đáng kinh ngạc và minh chứng cho thành công và sự định hướng đúng đắn trong việc quản lý và đầu tư tài sản.
Như vậy, gia đình Chủ tịch OCB đang nắm giữ gần 204 triệu cổ phiếu OCB, tức sở hữu tới hơn 18,5% vốn cổ phần nhà băng này.
Trên thị trường chứng khoán, hiện cổ phiếu OCB đang giao dịch quanh mức giá 26.150 đồng/cp. Với mức giá này, tài sản gia đình ông Tuấn đang sở hữu như đã nêu trên lên tới trên 5.300 tỷ đồng. Trong đó, ông Tuấn có khoảng 1.300 tỷ, hiện đứng vị trí 90 trong Top người giàu chứng khoán Việt. Con gái Trịnh Mai Linh đứng vị trí 93 với khối tài sản 1.230 tỷ đồng (số liệu cập nhật đến tháng 06/2022).
Con gái Trịnh Mai Phương – Paula và vợ Cao Thị Quế Oanh lần lượt sở hữu số cổ phiếu OCB trị giá 1.080 tỷ và 920 tỷ đồng, đứng vị trí 103 và 114 trong bảng xếp hạng người giàu trên thị trường chứng khoán.
Bà Trịnh Thị Mai Anh là người con gái có khối tài sản thấp nhất trong số 5 thành viên kể trên của gia đình Chủ tịch Trịnh Văn Tuấn, và hiện đứng vị trí 122 trong bảng xếp hạng những người giàu nhất trên thị trường chứng khoán.
Các câu hỏi thường gặp
- ✅ Ông Trịnh Văn Tuấn là ai?
Ông Trịnh Văn Tuấn sinh ngày 28/11/1965, quê quán tại Ninh Bình, hiện tại đang đảm nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT Ngân hàng OCB.
- ✅ Tài sản ông Trịnh Văn Tuấn?
Chủ tịch Ngân hàng OCB đang nắm giữ 60,7 triệu cổ phiếu của ngân hàng OCB, tương đương tỷ lệ 4,43% (số liệu cập nhật đến tháng 06/2022).