Cùng với shophouse, condotel hay hometel, shoptel hiện tại là một trong những loại hình bất động sản mới lạ bắt đầu được các nhà đầu tư chú ý. Tích hợp nhiều công năng vừa là căn hộ để ở vừa tích hợp với mô hình kinh doanh, sức nóng của loại hình bất động sản này đang dần thu hút tại thị trường Việt Nam. Dưới đây là tất tần tật những thông tin về loại hình sản phẩm này!
Khái niệm loại hình Shoptel
Khái niệm shoptel xuất hiện trên thị trường bất động sản từ năm 2016. Bằng việc kết hợp giữa các từ shopping (mua sắm) và hotel (khách sạn), loại hình nhà phố thương mại này có những khác biệt so với shophouse (kinh doanh và ở) hay condotel (khách sạn căn hộ), hometel (nhà ở và căn hộ khách sạn).
Điểm khác biệt của shoptel so với các mô hình khác như shophouse, condotel hay hometel nằm ở vị trí đắc địa và khả năng khai thác tối đa. Theo đánh giá của các chuyên gia bất động sản, tiềm năng khai thác của loại hình này là rất lớn vì các dự án shoptel thường được đặt tại các vị trí đắc địa, tập trung tại các thành phố lớn, hơn nữa lại có thể khai thác tối đa để cho thuê dưới sự hỗ trợ của các đơn vị quản lý khách sạn.
Bạn đang xem: » Shoptel là gì? Tiềm năng khai thác【Cập nhật】 năm 2024
Đặc điểm của Shoptel là gì?
Sở hữu nhiều đặc điểm tương đồng với shophouse truyền thống, Shoptel cũng có một vài đặc điểm riêng quý khách hàng và nhà đầu tư nên lưu ý.
- Được xây dựng và thiết kế từ 2 – 5 tầng.
- Thường được đặt tại các khu vực trung tâm kinh doanh, nằm trong các quần thể du lịch, nghỉ dưỡng lớn.
- Tầng 1 – 2 của shoptel thường là không gian kinh doanh dịch vụ thương mại cho thuê, chủ yếu phục vụ khách du lịch, khách vãng lai.
- Tầng 3 trở đi là các phòng khách sạn mini với tiêu chuẩn từ 3 – 4 sao thích hợp để ở hoặc cho thuê nhằm tăng giá trị khai thác cho ngôi nhà.
- Các dự án shoptel thường có mức cam kết lợi nhuận từ chủ đầu tư và sự hỗ trợ từ một đơn vị vận hành quản lý khách sạn chuyên nghiệp hỗ trợ khi cho thuê lưu trú nghỉ dưỡng.
Có thể nói, loại hình shoptel giúp tối ưu hóa lợi ích công năng 24/24.
Ưu nhược điểm của loại hình Shoptel
Ưu điểm
- Lợi thế kinh doanh cao: Sở hữu lợi thế tổng hợp các đặc điểm của loại hình bất động sản khác như: kinh doanh, để ở và dịch vụ khách sạn mini…
- Mức cạnh tranh còn khá thấp: Đây là loại hình có khá mới trên thị trường.
- Vị trí đắc địa: Nếu như các căn shophouse chủ yếu tọa lạc tại các tuyến đường đẹp trong thành phố thì các căn shoptel lại có xu hướng tọa lạc tại các phố đi bộ đắt giá, các trục đường chính, trục đường trung tâm của các khu du lịch biển. Do đó, shoptel không chỉ tận dụng được đặc điểm nguồn khách hàng lớn, sức tiêu thụ cao mà còn có lưu lượng khách vãng lai tốt.
- Thiết kế tối ưu: Không gian sẽ được tối ưu diện tích để vừa có thể cho thuê kinh doanh vừa có thể cho thuê lưu trú. Các dự án shoptel thường được bố trí tầng 1 là các cửa hàng kinh doanh, dịch vụ thương mại đa dạng. Từ tầng 2 trở lên là các phòng khách sạn mini có thể để ở hoặc cho thuê. Thiết kế shoptel thường đẹp và thanh lịch để thu hút khách du lịch, đồng thời cũng được trang bị tiện ích đáp ứng đầy đủ yêu cầu lưu trú.
- Khai thác, vận hành nhiều thuận lợi: Chủ sở hữu kinh doanh shoptel không đơn lẻ mà có được sự hỗ trợ từ các nhà đầu tư bằng cách kết hợp với một đơn vị quản lý khách sạn uy tín, cam kết dòng tiền cho thuê nên tính thanh khoản tốt, khả năng sinh lời cao, giúp cho việc vận hành trở nên dễ dàng hơn.
- Chính sách tốt: Hiện tại, shoptel là loại hình mới nên chủ đầu tư thường có rất nhiều chính sách hỗ trợ cho nhà đầu tư. Trong đó sẽ có cam kết lợi nhuận trong những năm đầu tiên và cam kết trong việc khai thác, vận hành, tối ưu dòng tiền để nhà đầu tư có thể đạt được lợi nhuận kỳ vọng, đáp ứng quyền lợi của nhà đầu tư.
Nhược điểm
- Vốn đầu tư lớn: Là loại hình bất động sản có nhiều tiềm năng, đồng thời tích hợp nhiều mô hình bất động sản với nhau và tọa lạc tại các vị trí đẹp, trọng điểm, nên dĩ nhiên shoptel thường đòi hỏi nguồn vốn đầu tư khá lớn.
- Tiềm năng đi kèm rủi ro: Tuy shoptel sở hữu những lợi thế về vị trí cũng như hỗ trợ từ các đơn vị vận hành, quản lý, nhưng vấn đề kinh doanh có thể thu lại lợi nhuận hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào chiến lược kinh doanh của nhà đầu tư. Nếu không có kế hoạch rõ ràng và hiệu quả, shoptel có thể tiềm ẩn rủi ro về tính thanh khoản và khả năng sinh lời.
- Khó quản lý: Do đây là loại hình tích hợp nhiều mô hình bất động sản với nhau nên việc vận hành đôi khi sẽ không được thống nhất, khó quản lý hơn.
- Pháp lý shoptel: Hiện nay, khung pháp lý của shoptel vẫn chưa được hoàn thiện, các quy định liên quan đến shoptel chủ yếu dựa trên các văn bản pháp luật chung như Luật Đất đai, Luật Kinh doanh Bất động sản, đặc biệt là vấn đề thời hạn sở hữu. Điều này có thể gây ra những bất cập và rủi ro pháp lý cho nhà đầu tư. Do đó, việc tìm hiểu kỹ lưỡng và cập nhật liên tục các quy định pháp luật là vô cùng cần thiết trước khi quyết định rót vốn vào shoptel.
So sánh loại hình shoptel và shophouse
Mục đích kinh doanh
So với shophouse, loại hình shoptel đa dạng hơn về mục đích kinh doanh. Bên cạnh việc kinh doanh ở tầng dưới hoặc để ở, shoptel có thể tích hợp phát triển dịch vụ cho thuê phòng khách sạn lưu trú cho khách du lịch, cho nên khả năng sinh lời nhờ đa dạng hóa các kênh kinh doanh của Shoptel cao hơn.
Vị trí tọa lạc
Nếu Shophouse thường ở các khu trung tâm thương mại hay nhà phố trong khu đô thị, phục vụ nhóm cư dân khu vực xung quanh đô thị thì shoptel lại tọa lạc tại các vị trí đắc địa có nhiều cơ hội phát triển du lịch, hướng tới nhóm khách hàng chính là khách du lịch lưu trú.
Tính cạnh tranh
Mô hình shophouse xuất hiện sớm hơn shoptel nên độ phổ biến cao hơn, mức cạnh tranh nhiều hơn. Vì vậy nhiều nhà đầu tư quan tâm đến shophouse hơn, trong khi đó chưa có nhiều nhà đầu tư chú ý đến shoptel, độ nhận diện thấp hơn.
Tiềm năng sinh lời
Có thể nói, do sở hữu đa dạng loại hình bất động sản, thích ứng tốt với xu hướng du lịch nghỉ dưỡng, khả năng và tốc độ sinh lời của shoptel được đánh giá cao hơn. Trong khi đó shophouse do kinh doanh hạn chế về thời gian và mặt bằng chỉ sử dụng tầng trệt kinh doanh còn lại là để ở nên thời gian kinh doanh, hướng đầu tư cũng thiếu đa dạng.
“Mổ xẻ” tính pháp lý của shoptel
Thời hạn sở hữu
Hiện nay, hầu hết các dự án là mô hình đầu tư bất động sản kinh doanh đều được phê duyệt xây dựng với mục đích là đất kinh doanh thương mại, du lịch, điển hình là shophouse, condotel hay shoptel…thời hạn sử dụng là không quá 50 năm thay vì lâu dài như căn hộ để ở thông thường. Vì thế mà các chủ đầu tư sẽ thường đưa ra các cam kết với người mua về mức lợi nhuận khi đầu tư với tỷ suất cao.
Chuyển nhượng
Theo quy định thì người đầu tư kinh doanh Shoptel vẫn có quyền chuyển nhượng, mua bán như thông thường bởi đây cũng là loại hình bất động sản được phép chuyển nhượng mua bán như nhà đất thông thường nếu đảm bảo các quy định về điều kiện giao dịch bất động sản.
Tuy nhiên các dự án căn hộ sở hữu 50 năm, sau khi sang nhượng thời hạn sử dụng của căn hộ sẽ không thay đổi mà vẫn tính từ thời gian kể từ người sở hữu đầu tiên mua nhà. Vì thế khi mua bán căn hộ Shoptel cần lưu ý xem xét kỹ vấn đề thời hạn sử dụng.
Ngoài ra, nên quan tâm quy định về Shoptel khi chuyển nhượng, mua bán tính các khoản phí như sau:
- Mới ký thỏa thuận đặt cọc, văn bản thoả thuận, chưa ký hợp đồng mua bán: Chuyển nhượng không mất phí.
- Đã ký hợp đồng mua bán nhưng chưa bàn giao nhà: Phí chuyển nhượng hợp đồng mua bán 2% và lệ phí trước bạ, sổ đỏ ra tên người mới.
- Đã nhận bàn giao nhà nhưng chưa cấp sổ đỏ: Phí chuyển nhượng hợp đồng mua bán 2% và lệ phí trước bạ, sổ đỏ vẫn ra tên chủ cũ.
- Đã được cấp sổ đỏ: Phí sang tên sổ đỏ là 2% và lệ phí trước bạ. Sổ đỏ sang tên người mới.
Thủ tục quản lý khách lưu trú
Theo quy định của pháp luật, các khách lưu trú tại shoptel đều cần được đăng ký cư trú ngắn hạn tại các cơ quan pháp luật có thẩm quyền để kiểm soát và bảo đảm an ninh. Chủ đầu tư hoặc đơn vị quản lý Shoptel có trách nhiệm quản lý khách lưu trú, đảm bảo an ninh trật tự và thực hiện các nghĩa vụ thuế theo quy định.
Đầu tư kinh doanh shoptel như thế nào để sinh lời bền vững?
Lựa chọn vị trí đầu tư
Theo các chuyên gia đầu tư bất động sản, việc lựa chọn vị trí đầu tư Shoptel rất quan trọng, quyết định sự thành bại của một kế hoạch kinh doanh. Với mô hình kinh doanh dịch vụ thương mại và lưu trú thì việc lựa chọn một dự án có vị trí dưới đây là tối ưu cho nhu cầu đầu tư của bạn:
- Nằm trong khu dự án, trực thuộc thuộc quần thể du lịch quy mô
- Nằm sát các tuyến đường lớn, quan trọng để có thể tiếp cận khách hàng tốt nhất
- Vị trí đẹp, có tầm nhìn rộng, thoáng, bao quá và tiếp xúc được các dịch vụ mua sắm, nghỉ dưỡng và khám phá dễ dàng.
Lựa chọn hình thức đầu tư
Tùy theo mục đích và khả năng của mỗi người mà có thể lựa chọn cách đầu tư kinh doanh shoptel dựa trên các điều kiện như thời gian, kinh nghiệm và nguồn vốn đầu tư. Hiện nay, chủ nhân Shoptel có thể khai thác theo nhiều khía cạnh khác:
- Đầu tư mở cửa hàng kinh doanh, dịch vụ lưu trú
- Đầu tư mua và cho thuê lại
- Đầu tư mua đi bán lại để sinh lời. Chủ sở hữu có thể trực tiếp bán hoặc có thể thông qua hình thức ký gửi shoptel để có giao dịch an toàn khi mua bán, tránh “bão đất” và nhanh gọn trong giao dịch, lựa chọn khách hàng đúng nhu cầu, được hỗ trợ về thủ tục, pháp lý trong quá trình bán, chuyển nhượng bất động sản.
Tính toán thiết kế, cơ sở hạ tầng và dịch vụ tiện ích
Nên xem xét kỹ lưỡng cách bố trí và thiết kế của không gian Shoptel để đảm bảo đầy đủ công năng thuận tiện cho việc kinh doanh và cung cấp cho du khách các yếu tố kiến trúc độc đáo. Bên cạnh đó, những tiện ích xung quanh khu vực cũng là yếu tố khiến khách du lịch quan tâm, bị thu hút và dễ dàng tìm đến các dịch vụ kinh doanh của bạn hơn là những Shoptel không có tiện ích xung quanh tốt.
Những lưu ý về hợp đồng mua bán
Khi ký hợp đồng mua bán shoptel, các nhà đầu tư cần quan tâm:
- Tính pháp lý
- Thời hạn bàn giao rõ ràng theo các giai đoạn.
- Chất lượng công trình bàn giao như thế nào, có đảm bảo như cam kết không
- Phương thức, cách thanh toán
- Chi phí quản lý vận hành, đơn vị quản lý, giá thanh toán điện nước,…
- Các điều kiện kinh doanh: ngành nghề bị cấm…
Top các dự án shoptel nổi bật【Cập nhật】10/2024
Shoptel Vinpearl Phú Quốc
Tên dự án | Shoptel Vinpearl Phú Quốc |
Chủ đầu tư | Tập đoàn Vingroup |
Quy mô dự án | 1000 căn Shoptel |
Thiết kế | 3-5 tầng |
Diện tích | 80-120m2 |
Tiện ích | Khu Shoptel Vinpearl Phú Quốc với lợi thế nằm ngay liền kề khu Casino, trong tổ hợp Vinpearl Phú Quốc gồm khu biệt thự nghỉ dưỡng Vinpearl Resort & Villas, khu vui chơi giải trí Vinpearl Land, Vinpearl Safari, Vincharm Spa… |
Thời gian sở hữu | 70 năm |
Boutique Shoptel Novaworld Phan Thiết
Tên phân khu | Boutique Shoptel – Novaworld Phan Thiết |
Vị trí | Mặt tiền Hàm Kiệm – Tiến Thành 37m dự án Novaworld Phan Thiết |
Chủ đầu tư | Cty TNHH Delta Valley Bình Thuận |
Phát triển dự án | Tập đoàn Novaland |
Quy mô phân khu | 8 ha, với tổng cộng 136 căn Shop Boutique Hotel. |
Tiện ích |
|
Các loại diện tích | Gồm 2 loại diện tích:
|
Tiêu chuẩn bàn giao | Nhà hoàn thiện bên ngoài; thô bên trong |
Pháp lý | Sở hữu 50 năm kể từ năm 2019; người nước ngoài ký hợp đồng thuê |
Shoptel Ruby dự án Meyhomes Capital Phú Quốc
Tên phân khu | Shoptel Ruby – Meyhomes Capital Phú Quốc |
Vị trí | 2 mặt tiền là Đại Lộ Bình Minh 36 m, và Đường Kim Giao 13,5 m. |
Diện tích đất | 184,4 – 190,7m2 |
Diện tích xây dựng | 585,37 m2 |
Số lượng căn | 22 căn |
Số lượng các tầng cao | 1 tầng trệt + 4 tầng lầu + 1 tầng tum. |
Xem thêm: Video giới thiệu phân khu Shoptel Ruby của dự án Meyhomes Capital Phú Quốc
Các câu hỏi thường gặp
Shoptel là gì?
Shoptel là mô hình kết hợp giữa shopping (mua sắm) và hotel (khách sạn), là một dạng loại hình nhà phố thương mại.
Thời gian sở hữu của shoptel bao lâu?
Shoptel được xem là đất kinh doanh thương mại, du lịch, vì vậy thời hạn sử dụng là không quá 50 năm.
Shoptel có bắt buộc phải kinh doanh không? Nếu không kinh doanh có bị phạt không?
Chủ sở hữu shoptel có quyền tự do quyết định hình thức kinh doanh hoặc không kinh doanh.
Shoptel có phù hợp để ở lâu dài không?
Shoptel thích hợp với nhu cầu ở kết hợp kinh doanh. Tuy nhiên, với đặc thù diện tích không quá lớn và thường nằm trong các dự án khu thương mại, shoptel không phải lựa chọn tối ưu để ở lâu dài cho các gia đình nhiều thành viên.
Shoptel có gì khác biệt so với shophouse truyền thống?
Shoptel (chủ thể) kết hợp (thuộc tính) cả không gian kinh doanh và lưu trú (đối tượng), trong khi shophouse chủ yếu để kinh doanh. Shoptel còn sở hữu vị trí đắc địa tại các khu du lịch nghỉ dưỡng lớn, thu hút lượng khách đông đảo.
Khung pháp lý của shoptel đã hoàn thiện chưa?
Khung pháp lý (chủ thể) cho loại hình shoptel (đối tượng) vẫn chưa hoàn thiện (thuộc tính). Các quy định hiện nay chủ yếu dựa trên Luật Đất đai, Luật Đầu tư, Luật Xây dựng và Luật Kinh doanh Bất động sản.