Quy hoạch giao thông đảo Phú Quốc

Phú Quốc đang được ưu ái nâng cấp và phát triển cơ sở hạ tầng với nhiều dự án quy mô lớn và đầu tư hàng ngàn tỷ đồng. Trong bài viết này, WIKILAND sẽ nói về những quy hoạch giao thông đảo Phú Quốc. 

Quy hoạch Giao thông đối ngoại

Quy hoạch Đường hàng không

Từ nay tới năm 2010, sân bay Phú Quốc sử dụng sân bay hiện hữu tại Thị trấn Dương Đông.

Cảng hàng không quốc tế mới hiện đang được triển khai xây dựng tại Dương Tơ có diện tích khoảng 898ha. Sân bay quốc tế mới Dương Tơ được thiết kế đạt tiêu chuẩn cấp 4F (theo tiêu chuẩn ICAO) với chiều dài đường hạ cất cánh = 3000m, rộng 45m cho các loại máy bay B767, A 321, A 320 hoạt động. Quy mô hành khách của sân bay tới năm 2020 khoảng 2,65 triệu hành khách, trong đó khoảng 1 triệu khách quốc tế. Về lâu dài sân bay có thể mở rộng quy mô đón 7 triệu khách/năm.

Sau khi đưa sân bay quốc tế mới vào sử dụng, sân bay hiện hữu tại Dương Đông có thể sử dụng để xây dựng khu đô thị trung tâm của đảo, xây dựng các khách sạn cao tầng, trung tâm thương mại, du lịch…

Bạn đang xem: » Quy hoạch giao thông đảo Phú Quốc

Quy hoạch Đường biển

Xây dựng hoàn thiện hệ thống cảng biển trên đảo để có khả năng tiếp nhận các tàu hàng hóa và hành khách tới đảo:

  • Hoàn chỉnh cảng An Thới và Dương Đông theo dự án đã được phê duyệt thành các cảng tổng hợp phục vụ nhu cầu sản xuất và đời sống trên đảo. Xây dựng cảng An Thới với quy mô hàng hóa thông qua cảng 450nghìn tấn, hành khách thông qua cảng 360 nghìn lượt người. Xây dựng thêm kè chắn sóng Dương Đông tạo điều kiện cho tàu thuyền đánh bắt cá của nhân dân neo đậu vào mùa sóng lớn.
  • Xây dựng mới cảng Mũi Đầm trên cơ sở xây dựng đê chắn sóng từ Mũi Vịnh Đầm. Đê này có chiều dài gần 1km, cao khoảng 5m. Đê chắn sóng này sẽ thay dự án mở rộng cửa sông để tàu tránh sóng lớn neo đậu đã được phê duyệt trước đây. Cảng này trở thành cảng tổng hợp sử dụng quanh năm và nơi tránh sóng lớn cho các tàu thuyền trên bờ phía Đông đảo.
  • Xây dựng cảng du lịch nước sâu tại mũi Đất Đỏ. Cảng này vừa phục vụ nhu cầu cho các tàu du lịch quốc tế lớn vừa phục vụ nhu cầu giao thương quốc tế và khu vực trong tương lai.
  • Các trung tâm đánh bắt hải sản lớn như Hàm Yên, Cửa Cạn, Bãi Thơm, Gành Dầu…
  • Xây dựng bến đánh bắt hải sản kết hợp cho các tàu du lịch neo đậu.
  • Xây dựng bến du lịch để giao lưu du lịch và giao thương với Campuchia tại Gành Dầu.
Sơ đồ quy hoạch giao thông đối ngoại
Sơ đồ quy hoạch giao thông đối ngoại

Quy hoạch Giao thông nội bộ

Giao thông nội bộ của đảo Phú Quốc chủ yếu là các tuyến đường bộ, các tuyến đường sẽ được phân cấp thành các trục đường chính, đường khu vực và đường nội bộ của các đô thị. Trong cùng một trục đường cũng sẽ có sự phân biệt khi đi qua đô thị và ngoài đô thị. Khi qua đô thị có thể mở rộng phần mặt đường cho xe 2 bánh và xe thô sơ, xây dựng vỉa hè đi bộ, ngoài đô thị chủ yếu là làn xe cơ giới và dải cách ly bảo vệ.

Quy hoạch Mạng lưới đường chính

Quy hoạch mạng lưới đường chính nhằm phục vụ các nhu cầu của đảo kết hợp an ninh quốc phòng. Tuy nhiên, trong tương lai mạng lưới này phục vụ nhiều nhất trong việc chuyên chở khách du lịch từ khu vực này tới khu vực khác. Mạng lưới này dự kiến quy hoạch như sau:

  • Xây dựng tuyến đường trục chính cao tốc Bắc – Nam của đảo: An Thới – Dương Đông – Suối Cái với chiều dài khoảng 38 km gồm:
    •  Đoạn An thới – Dương Đông: Mặt cắt ngang đường đôi mỗi bên rộng 9m, dải phân cách ở giữa rộng 3m, dọc theo một bên đường bố trí xe 2 làn xe điện (tram way) rộng 10 m, hai bên vỉa hè và dải cây xanh rộng từ 10 – 15m, tổng lộ giới rộng 60m. (Mặt cắt A – A).
    • Đoạn Dương Đông – Suối Cái: Mặt cắt ngang đường đôi mỗi bên rộng 9m, dải phân cách ở giữa rộng 3m, giai đoạn đầu không có tuyến tramway nhưng vẫn dự phòng đất và sẽ xây dựng trong giai đoạn sau khi có nhu cầu, hai bên vỉa hè và dải cây xanh rộng từ 10 – 15m, tổng lộ giới rộng 60m. (Mặt cắt A* – A*)
  • Từ đường trục này có các nhánh đi tới các khu vực khác trên đảo như:
    • Đường Suối Cái – Bãi Thơm: Dài khoảng 12 km. Mặt đường rộng 4 làn xe (2 x 7.5m) dải phân cách 3m, dải cây xanh (hoặc vỉa hè khi qua khu dân cư) mỗi bên 7m, lộ giới rộng 32 m (Mặt cắt  D- D)
    • Đường Suối Cái – Gành Dầu: dài khoảng 18 km. Tuyến đường này có chiều rộng mặt đường 7 – 9 m, dải cây xanh (hoặc vỉa hè khi qua khu dân cư) mỗi bên 6m, lộ giới rộng 21 m (mặt cắt E – E  hoặc F – F)
  • Xây dựng tuyến Dương Đông – Cửa Cạn có chiều rộng mặt đường 7 – 9 m, dải cây xanh (hoặc vỉa hè khi qua khu dân cư) mỗi bên 6m, lộ giới rộng 21 m (mặt cắt E – E  hoặc F – F)
    • Xây dựng tuyến Dương Đông – Dương Tơ mặt đường đôi mỗi bên rộng 7.5m, bố trí tuyến Tramway ở giữa, lộ giới rộng 50m (mặt cắt B – B)
    • Xây dựng đường quanh đảo chạy ven phía đông lên phía bắc đảo từ Bãi Vòng – Hàm Ninh – Cửa Dương – Bãi Thơm – Rạch Tràm – Rạch Vẹm mặt đường 5,5m,  lề mỗi bên 1 m, giải cách ly cây xanh mỗi bên 6.25m, lộ giới 20m (mặt cắt G – G). Tuyến này nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất để đảm bảo an ninh quốc phòng và tổ chức các tua du lịch.
    • Xây dựng tuyến đường trung tâm đô thị Dương Đông có mặt đường đôi mỗi bên rộng 10,5m, dải phân cách 3m, vỉa hè mỗi bên 8m, lộ giới rộng 40 m. (Mặt cắt C–C)

Quy hoạch Các loại đường khác

Mạng lưới đường trong đô thị các khu du lịch cần được xây dựng theo quy hoạch đã được duyệt, mặt đường được nhựa hóa và trên vỉa hè cần có đèn chiếu sáng, cây bóng mát và lát gạch tạo thuận tiện cho người đi bộ, có hệ thống thoát nước tốt, mặt đường 9 -12m, vỉa hè rộng 5 -6m, Lộ giới rộng từ 19.0 – 24.0m (mặt cắt H – H)

Các đường dân sinh trong các làng nghề, các khu du lịch sinh thái trong rừng xây dựng theo tiêu chuẩn đường giao thông nông thôn, triệt để giữ gìn cảnh quan thiên nhiên chủ yếu phục vụ đi bộ và xe 2 bánh.

Quy hoạch Giao thông công cộng

Hành khách tham gia giao thông bao gồm các hành khách thuộc nhóm dân cư 3 vùng của đảo và lượng khách du lịch ước tính 2,5 – 3 triệu lượt khách.

Vào năm 2020, 6-7 triệu lượt khách vào năm 2030 tức là khoảng 20.000 lượt khách mỗi ngày, về dân số

  • Phía Nam đảo, một phần các khu đô thị, du lịch, resort thuộc khu vực bãi Trường, Đường Bào, Đô thị An Thới, mũi Tàu Rũ, bãi Sao, bãi Khem, …
  • Phía Bắc đảo, các khu đô thị, du lịch, resort ở khu vực bãi Dài, Gành Dầu, xã Cửa Cạn, xã Bãi Thơm, xã Cửa Dương, khu đô thị Cửa Cạn (Research Town), …
  • Giữa đảo gồm khu Đô thị Dương Đông , Hàm Ninh và các khu lân cận.

Như vậy giữa 3 khu vực này cần có các tuyến vận tải đường sắt với khả năng chuyên chở hơn 20.000 lượt khách mỗi ngày. Với mục đích tránh ô nhiễm môi trường, Trung Ương sẽ xây dựng hệ thống giao thông công cộng hiện đại phục vụ du lịch và sinh hoạt của nhân dân trên đảo. Để đảm bảo về cảnh quan môi trường, Trung Ương bố trí tuyến vận tải hành khách liên tục theo phương thức sử dụng xe điện mặt đất (Tramway) dọc theo tuyến bờ biển từ sân bay mới tới Dương Tơ đi dọc theo tuyến ven biển với khoảng cách các ga cách nhau 500m-1500m.

Trên trục chính Bắc Nam Từ khu đô thị Cửa Cạn đi qua khu vực Dương Đông xuống An Thới với khoảng cách các ga cách nhau 500m – 1500m.

Ngoài ra bố trí các tuyến xe buýt và các tuyến taxi để phục vụ du khách. Hệ thống xe buýt phải là phương tiện giao thông chủ lực trên đảo, tại các khu đô thị Dương Đông, An Thới, Dương Tơ bảo đảm khoảng 15 phút đi bộ có 1 bến xe buýt. Các ga xe điện đều được bố trí các bến đỗ xe buýt liên thông. Vòng quanh đảo bố trí tuyến xe buýt 2 tầng Sea-view, nếu có thể Phú Quốc sẽ phát triển loại hình xe buýt chạy điện nhằm đảm bảo môi trường và phát triển bền vững.

  • Bến xe khách, bến xe buýt, taxi: được đặt theo vị trí của các đầu mối giao thông như sân bay, bến cảng, bến tàu, các trạm dừng của tàu điện, khu trung tâm các đô thị và được trang bị đầy đủ các tiện nghi cho hành khách.
  • Để khai thác lợi thế về biển, Phú Quốc cần tổ chức các tuyến taxi biển vòng quanh đảo nối các điểm đô thị, các khu du lịch nhằm phục vụ du khách. Các tuyến tàu cao tốc và tàu thủy chở khách được bố trí vòng quanh đảo để du khách có thể thưởng thức ngắm nhìn hòn đảo từ phía biển, tần suất chạy tàu có thể ban đầu thưa nhưng khi số lượng khách đông có thể tăng lên.
  • Ngoàì các đường, Phú Quốc sẽ bố trí hệ thống đường dành riêng khách du lịch và cư dân có nhu cầu đi xe đạp và xe đạp điện với mục đích thể thao, bảo vệ môi trường, có bố trí các điểm xạc điện, thuê xe thích hợp.
Sơ đồ định hướng quy hoạch giao thông công cộng
Sơ đồ định hướng quy hoạch giao thông công cộng
5
(5 votes)
Article Rating