Quy hoạch Phường 4, quận Tân Bình, TPHCM

Theo đồ án điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2000, quy hoạch Phường 4, quận Tân Bình, TPHCM được triển khai như sau:

Vị trí, quy mô và giới hạn phạm vi quy hoạch Phường 4, quận Tân Bình

Quy mô khu vực quy hoạch: 112,05ha

Vị trí và giới hạn phạm vi quy hoạch

  • Phía Đông: giáp phường 2,3 và phường 5 quận Tân Bình
  • Phía Tây: giáp khu đất quân sự, phường 12, quận Tân Bình
  • Phía Nam: giáp phường 6,7,11,12 quận Tân Bình
  • Phía Bắc: giáp khu đất quân sự, phường 2, quận Tân Bình

Lý do và sự cần thiết phải lập đồ án điều chỉnh quy hoạch:

Trước đây trên địa bàn phường 2-4, quận Tân Bình đã được Kiến Trúc Sư trưởng Thành phố phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 tại Quyết định số 8103/KTST-QH ngày 08/7/1999 và Quyết định số 447/KTST-QH ngày 14/01/1998. Tuy nhiên, thời gian qua việc tách quận Tân Bình cũ thành 2 quận mới: Tân Bình và Tân Phú; tốc độ đô thị hóa diễn ra rất nhanh đã thu hút nhiều dân cư từ các địa phương khác làm thay đổi cấu trúc kinh tế-xã hội, các chỉ tiêu cơ cấu sử dụng đất của quận Tân Bình.

Đồng thời quy hoạch chi tiết giao thông một số tuyến đường trên địa bàn phường 4 kém tính khả thi, gây ảnh hưởng đến đời sống người dân, nên cần điều chỉnh lộ giới và cập nhật thêm các dự án giao thông cấp thành phố.

Bên cạnh đó, việc khai thác sử dụng quỹ đất tại các khu cực cải tạo chỉnh trang đô thị chưa đạt hiệu quả mong muốn. Do đó, khu vực phường 4, quận Tân Bình cần phải tiến hành nghiên cứu lập điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng cho phường, phù hợp với quy hoạch chung xây dựng đô thị và quy hoạch định hướng phát triển kinh tế xã hội của quận Tân Bình và Thành phố.

Bạn đang xem: » Quy hoạch Phường 4, quận Tân Bình, TPHCM

Cơ cấu sử dụng đất và chỉ tiêu quy hoạch-kiến trúc

Cơ cấu sử dụng đất

STT Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
A Đất dân dụng 85,74 100
1 Đất ở 45,72 53,32
Đất ở hiện hữu 42,93
Đất dân cư xây dựng mới 2,79
2 Đất công trình công cộng 19,34 22,56
Đất công trình công cộng khu ở 1,68
+Đất giáo dục 1,54
+Đất hành chính 0,11
+Đất văn hóa 0,03
Đất công trình công cộng ngoài khu ở 17,66
3 Đất giao thông 17,33 20,21
4 Đất cây xanh-TDTT 3,35 3,91
B Đất ngoài dân dụng 26,31
+Đất giao thông đối ngoại 10,63
+Đất quân sự 13,60
+Đất công trình tôn giáo, di tích 0,89
+Sông rạch 1,19
Tổng cộng 112,05

Chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc

STT Loại chỉ tiêu Đơn vị tính Theo đề xuất
1 Dân số dự kiến (năm 2010 và 2020) người 39.657
2 Mật độ xây dựng  % 39,22
3 Tầng cao xây dựng Tối đa tầng 14(45m) (tùy từng trường hợp cụ thể sẽ có ý kiến của CHKMN)
Tối thiểu tầng 2
4 Chỉ tiêu sử dụng đất dân dụng m2/người 21,62
+Đất ở m2/người 11,53
+Đất CTCC (hạ tầng xã hội) m2/người 0,42 (Giảm do không tính đất thương mại dịch vụ)
+Đất cây xanh-TDTT m2/người 0,85
+Đất giao thông m2/người 2,82 (Giảm do không tính lộ giới đường <12m)
5 Chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật
+Tiêu chuẩn cấp nước lít/người/ngày 200
+Tiêu chuẩn thoát nước lít/người/ngày 200
+Tiêu chuẩn cấp điện kwh/người/năm 2500
+Tiêu chuẩn rác thải và vệ sinh môi trường kg/người/ngày 1,0-1,2
6 Cốt xây dựng khống chế m Hxd>2,50
Quy hoạch phường 4, quận tân bình, tphcm
Quy hoạch Phường 4, quận Tân Bình, TPHCM

Bố cục phân khu chức năng

Khu ở

Tổng diện tích đất ở 45,72ha, chiếm 53,22% đất dân dụng, bao gồm:

  • Đất ở hiện hữu: quy mô 42,93ha, chiếm 93,9% đất ở, trong đó đa số là nhà liên kế phố hiện hữu với:
    • Mật độ xây dựng: khoảng 55-80%
    • Tầng cao xây dựng: từ 2-8 tầng (đối với từng trường hợp cụ thể sẽ được xem xét theo các quy định quản lý kiến trúc hiện hành)

Đất ở dự kiến chỉnh trang-xây dựng mới: quy mô 2,79ha, chiếm 6,1% đất ở, bao gồm nhu nhà máy Amaco và các khu dân cư hiện hữu lụp xụp dự kiến chỉnh trang xây dựng nhà ở cao tầng dọc hẻm 368 Cách Mạng Tháng Tám giáp ranh phường 5 quận Tân Bình với:

  • Mật độ xây dựng: khoảng 40%-50%
  • Tầng cao xây dựng: 12-14 tầng

Đất công trình công cộng

Các công trình công cộng có diện tích 1,68ha, chiếm 1,96% diện tích đất dân dụng (không kể công trình công cộng cấp khu vực và công trình thương mại dịch vụ), bao gồm;

  • Công trình hành chính có diện tích khoảng 0,10ha, bao gồm:
    • Ủy ban nhân dân phường 4
    • Công an phường 4
  • Công trình giáo dục có diện tích khoảng 1,54ha, bao gồm:
    • Trường mầm non 4 (1)
    • Trường mầm non 4 (2)
    • Trường mầm non bán công Tân Bình
    • Trường mẫu giáo Tân Sơn
    • Trường tiểu học Hoàng Văn Thụ
    • Trường học dự kiến (tại ngã 3 đường Hoàng Việt và đường Út Tịch)
  • Công trình văn hóa là nhà văn hóa phường 4 có diện tích khoảng 0,03ha

Đất cây xanh-Thể dục thể thao

Tổng diện tích 3,35ha, chiếm 3,94% diện tích đất dân dụng, bao gồm đất trung tâm thể dục thể thao quận Tân Bình và vườn hoa công viên cây xanh hiện hữu bố trí rải rác trong khu đất hỗn hợp và nhóm ở.

Đất tôn giáo

Tổng diện tích khoảng 0,63ha bao gồm các công trình tôn giáo hiện hữu

  • Chùa Di Đà
  • Chùa Vạn Hạnh
  • Chàu Báo Ân
  • Nhà thờ xứ Tân Dân

Công trình di tích lịch sử

Lăng Phan Châu Trinh là công trình di tích lịch sử được công nhận có diện tích khoảng 0,26ha, nằm trên đường Phan Thúc Duyện.

Đất an ninh quốc phòng-phục vụ sân bay

Các khu đất an ninh quốc phòng-phục vụ sân bay tiếp tục đầu tư xây dựng công trình dịch vụ-văn phòng-kho bãi phục vụ sân bay và các mục đích an ninh quốc phòng khác.

Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan và thiết kế đô thị

Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan

  • Với đặc điểm khu dân cư phường 4 quận Tân Bình là khu dân cư ổn định từ lâu và có nhiều trục thương mại dịch vụ của khu vực: Trường Sơn-Trần Quốc Hoàn, Cộng Hòa, Cách Mạng Tháng Tám, Hoàng Việt-Khu vực khách sạn đệ nhất, Hoàng Văn Thụ. Do đó, về tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan được định hướng như sau:
    • Dọc tuyến đường Trường Sơn-Trần Quốc Hoàn (có đường trên cao), Cộng Hòa, Cách Mạng Tháng Tám (có tuyến metro số 2) cần nghiên cứu xác định khoảng lùi xây dựng, tầng cao công trình phù hợp với định hướng thiết kế các tuyến giao thông khác cốt.
    • Dọc tuyến đường Hoàng Việt-Khu vực khách sạn Đệ Nhất, Hoàng Văn Thụ được định hướng phát triển với chức năng ở kết hợp thương mại-dịch vụ, xây dựng cao tầng, có tầng cao, khoảng lùi, mật độ tùy thuộc vào lộ giới đường và điều kiện cụ thể theo quy chế quản lý kiến trúc cấp 2 của từng khu vực (nếu có) hoặc các quy định về quản lý kiến trúc đô thị hiện hành.
    • Khu thương mại dịch vụ tập trung tập trung khu nhà hàng tiệc cưới đường Hoàng Việt được định hướng là trục thương mại-dịch vụ mở, khu trung tâm thương mại-dịch vụ của quận, có không gian kiến trúc, không gian sinh hoạt đặc trưng của khu vực.
    • Khu công trình công cộng đa chức năng có quy mô chiều cao xây dựng 75m so với mực nước biển trung bình tại khu vực giới hạn bởi các đường Hoàng Văn Thụ-Xuân Đồng-Xuân Diệu.
  • Về chiều cao xây dựng công trình: sẽ được xem xét với tầng cao tối đa tùy theo định hướng phát triển không gian theo thiết kế đô thị tại từng khu vực, từng tuyến đường, trên cơ sở quyết định số 100/2003/QĐ-UBND ngày 20/6/2003 của UBND thành phố về quy định các bề mặt hạn chế chướng ngại vật của sân bay Tân Sơn Nhất và y kiến của Cảng vụ Hàng không miền Nam đối với từng địa điểm cụ thể.

Thiết kế đô thị

Trong thời gian tiếp theo, cần nghiên cứu định hướng và lập thiết kế đô thị dọc tuyến đường sau:

  • Đoạn đường Trường Sơn-Trần Quốc Hoàn
  • Đoạn đường Công Hòa, Cách Mạng Tháng Tám
  • Khu trung tâm quận: khu vực khách sạn Đệ Nhất đường Hoàng Việt, Hoàng Văn Thụ

Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật

Quy hoạch giao thông

Lộ giới tuyến đường chính:

STT Tên đường Lộ giới (m) Chiều rộng (m)
Lề (m) Lòng (m) Lề (m)
1 Đường Trường Sơn 60 6 48 6
2 Đường Trần Quốc Hoàn 50 6 41 3
3 Đường Cộng Hòa 45 7 26 12
4 Đường Cách Mạng Tháng Tám 35 5 25 5
5 Đường Hoàng Văn Thụ (đoạn trùng đường Vành đai trong, chỉ giới xây dựng 4m mỗi bên) 32 4 24 4
6 Đường Hoàng Việt 20 4 12 4
7 Đường Thăng Long 30 5 20 5
8 Đường Xuân Hồng 22 5 12 5
9 Đường Tân Khai 20 4 12 4
10 Đường Xuân Diệu 20 4,75 10,5 4,75
11 Đường Nguyễn Thái Bình 16 4 8 4
12 Đường Phan Thúc Duyện 16 4 8 4
13 Đường Sầm Sơn 16 4 8 4
14 Đường Út Tịch 16 3 10 3
15 Đường Hải Vân (ranh lộ giới tính từ mép tường phía Nam về phía đối diện) 18 4 10 4
16 Đường Lê Bình 14 3,5 7 3,5
17 Đường Hậu Giang 14 3,5 7 3,5
18 Đường Nguyễn Văn Vĩnh 12 3 6 3
19 Đường Giải Phóng 12 3 6 3
20 Đường Đồ Sơn 12 3 6 3
21 Đường Ba Vì 12 3 6 3
22 Đường Nguyễn Trọng Lội 12 3 6 3
23 Đường Nguyễn Văn Mại 12 3 6 3
24 Đường Nguyễn Cảnh Dị 12 3 6 3
25 Đường dự phóng (nối đường Hoàng Việt và đường Lê Văn Sỹ) 15 3 9 3

Lưu ý:

  • Việc thể hiện lộ giới quy hoạch giao thông nhỏ hơn 12m trên bản đồ quy hoạch giao thông chỉ mang tính chất tham khảo. Đối với đường có lộ giới nhỏ hơn 12m đã được xác định và công bố theo các quyết định của cấp có thẩm quyền sẽ được tiếp tục quản lý theo các quyết định đó.
  • Đối với đường có lộ giới nhỏ hơn 12m chưa được xác định và công bố theo các quyết định của cấp có thẩm quyền, sẽ được xác định, công bố và quản lý căn cứ theo quyết định số 88/2007/QĐ-UBND ngày 04/07/2007 của UBND Thành phố về việc ban hành quy định về lộ giới và quản lý đường hẻm trong các khu dân cư hiện hữu thuộc địa bàn thành phố.
  • Bán kính cong tại các giao lộ và phần chỉ giới xây dựng sẽ được nghiên cứu xác định cụ thể khi có thiết kế đô thị hoặc khi khai triển các đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 và các dự án cụ thể.

Quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật

Quy hoạch chiều cao (san nền)

  • Cải tạo, hoàn thiện nền xây dựng của khu vực theo nguyên tắc bám sát cao độ nền hiện trạng.
  • Cao độ nền khống chế chung cho toàn bộ khu vực: Hxd>2,50m-Hệ cao độ VN 2000.

Quy hoạch thoát nước mưa

  • Tổ chức mạng lưới thoát nước chung có hệ thống phân tách nước bẩn phía cuối nguồn xả, giữ lại cống hiện trạng đang phục vụ thoát nước hiệu quả cho khu vực.
  • Xây dựng mới các tuyến cống chính liên khu vực theo Dự án thoát nước lưu vực Nhiêu Lộc-Thị Nghè (tuyến cống hộp B2000x3200 và B2000x4000 đường Trường Chinh-Hoàng Văn Thụ, cống B2000x2500 đường Cộng Hòa-Hoàng Văn Thụ, cống 1200 đường Cách Mạng Tháng Tám…)
  • Cập nhật các tuyến cống thoát nước theo định hướng quy hoạch chung quận Tân Bình
  • Đề xuất quy hoạch mới các tuyến sống kích thước 800-1500 dọc đường Hậu Giang, Thăng Long, Trường Sơn, Xuân Hồng, Nguyễn Thái Bình và Hoàng Văn Thụ.
  • Nguồn thoát nước: dẫn thoát ra Kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè
  • Các thông số kỹ thuật mạng lưới
    • Kích thước cống biến đổi từ 600-1500
    • Độ sâu chôn cống tối thiểu Hc>0,70m; độ dốc cống tối thiểu đảm bảo khả năng tự làm sạch cống.

Lưu ý:

  • Với những tuyến cống chính thuộc Dự án xây dựng hệ thống thoát nước lưu vực kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè, được quản lý theo những số liệu cụ thể đã được xác định theo dự án nêu trên.
  • Với các tuyến cống quy hoạch mới: Khi nghiên cứu triển khai trong các giai đoạn thiết kế tiếp theo cần có điều chỉnh phù hợp với điều kiện hiện trạng thục tế của khu vực và đảm bảo các yêu cầu về luận chứng kinh tế, kỹ thuật.

Quy hoạch cấp điện

  • Chỉ tiêu cấp điện sinh hoạt: 2500KWh/người/năm
  • Nguồn điện: Được cấp từ trạm 110/15-22KV Tân Sơn Nhất, dài hạn sẽ được bổ sung từ trạm 110/15-22KV Tân Sơn Nhất 2 xây dựng mới.
  • Cải tạo các trạm biến áp 15-22,0,4KV hiện hữu, tháo gỡ các trạm biến áp có công suất nhỏ, vị trí không phù hợp với quy hoạch.
  • Xây dựng mới các trạm biến áp 15-22/0,4KV, sử dụng máy biến áp 3 pha, dung lượng máy biến áp >560KVA, loại trạm phòng, trạm đơn thân.
  • Xây dựng mới mạng trung và hạ thế, sử dụng cáp đồng bọc điện, chôn ngầm trong đất

Quy hoạch cấp nước

  • Nguồn nước: Sử dụng nguồn nước máy thành phố dựa vào hiện trạng mạng lưới phân phối hiện hữu.
  • Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt: Qsh=200 lít/người/ngày đêm
  • Tiêu chuẩn cấp nước công trình công cộng, dịch vụ: 10%Qsh
  • Tiêu chuẩn cấp nước tưới cây, rửa đường: 5% Qsh
  • Tiêu chuẩn cấp nước dự phòng, nhu cầu khác: 20% Qsh
  • Nước chữa cháy: 25 lít/s cho 02 đám cháy, số đám cháy xảy ra đồng thời cùng lúc là 01 đám cháy theo TCVN 2622:1995
  • Tổng nhu cầu dùng nước: 14.300 m3/ngày
  • Phương án bố trí thiết kế mạng lưới cấp nước trên cơ sở sử dụng mạng lưới đường ống hiện hữu có bổ sung, thay mới một số tuyến ống cũ tạo thành mạng vòng cấp nước.

Quy hoạch thoát nước bẩn, rác thải và vệ sinh môi trường

Thoát nước bẩn

  • Giải pháp thoát nước bẩn: Sử dụng hệ thống thoát nước chung, nước thải sau khi được xử lý sơ bộ qua bể tự hoại, thoát ra hệ thống cống chung và được tách ra bằng giếng tách dòng theo tuyến cống bao bọc kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè về trạm xử lý nước thải thành phố.
  • Chỉ tiêu thoát nước thải sinh hoạt: 200 lít/người/ngày đêm
  • Tổng lượng nước thải toàn khu: 11.500 m3/ngày

Rác thải vầ vệ sinh môi trường

  • Tiêu chuẩn rác thải sinh hoạt: 1,0-1,2 kg/người/ngày
  • Tổng lượng rác thải sinh hoạt: 40-50 tấn/ngày
  • Phương án xử lý rác thải: Rác thải được thu gom về bãi tập trung khu vực trước khi vận chuyển về khu xử lý rác thành phố tại xã Phước Hiệp-Củ Chi.

Bản đồ tổng hợp đường dây đường ống

Việc bố trí các hệ thống hạ tầng kỹ thuật có thể thay đổi trong các bước triển khai thiết kế tiếp theo (thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật thi công của dự án) đảm bảo theo yêu cầu kỹ thuật.

 

 
Article Rating
  • Khánh Yên, với tên đầy đủ là NGUYỄN THỊ KHÁNH YÊN, là một trong những nhân vật truyền cảm hứng và thành công trong lĩnh vực bất động sản. Với niềm đam mê và tầm nhìn sắc sảo, bà là Co-FounderPhó Tổng Giám Đốc của Công ty Cổ phần địa ốc WIKI – WIKILAND, một trong những công ty hàng đầu trong ngành.
  • Năm 2016, bà cùng với đội ngũ cộng sự tài năng và nhiệt huyết đã thành lập công ty cổ phần địa ốc Wiki, mở ra một chương mới đầy triển vọng và thách thức. Với khát vọng chia sẻ kiến thức và trải nghiệm quý báu của mình, bà mong muốn giúp các Nhà đầu tư có cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về thị trường Bất động sản đầy tiềm năng này.
  • Bà luôn nỗ lực không ngừng để đem đến những dịch vụ tốt nhất, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng và nhà đầu tư một cách chuyên nghiệp và tận tâm. Đồng thời, bà cũng là nguồn cảm hứng sống động, truyền đam mê và niềm tin vào nghề nghiệp bất động sản cho các bạn trẻ đam mê lĩnh vực này.