Quy hoạch phường 3-4, quận 6, TPHCM

Theo đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỉ lệ 1/2000, quy hoạch phường 3-4, quận 6, TPHCM được triển khai như sau:

Vị trí, quy mô và giới hạn phạm vi quy hoạch

Quy mô diện tích khu vực quy hoạch 44,0ha.

Vị trí và giới hạn phạm vi quy hoạch:

  • Phía Đông: giáp đường Mai xuân Thưởng.
  • Phía Tây: giáp đường Bình Tiên.
  • Phía Nam: giáp đường Trần Văn Kiều.
  • Phía Bắc: giáp đường Bãi Sậy.

Bạn đang xem: » Quy hoạch phường 3-4, quận 6, TPHCM

Cơ cấu sử dụng đất và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật

Cơ cấu sử dụng đất

STT Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
A Đất đơn vị ở 43,91 99,80
1 Đất nhóm nhà ở 26,57 60,39
2 Đất công trình dịch vụ cấp đơn vị ở 2,77 6,30
+Giáo dục 1,38 3,14
+Thương mại – dịch vụ 1,22 2,77
+Hành chính – y tế – văn hóa 0,17 0,39
3 Đất cây xanh sử dụng công cộng 2,76 6,27
4 Đất giao thông 11,81 26,84
B Đất ngoài đơn vị ở 0,09 0,20
+Đất tôn giáo, tín ngưỡng 0,09 0,20
Tổng cộng 44,0 100

 Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật

STT Loại chỉ tiêu Đơn vị tính Quy hoạch đến năm 2020
Dân số dự kiến Người 30.000
A Các chỉ tiêu sử dụng đất
Đất đơn vị ở m2/ng 14,64
+Đất nhóm nhà ở m2/ng 8,86
+Đất công trình dịch vụ cấp đơn vị ở m2/ng 0,92
+Đất cây xanh sử dụng công cộng m2/ng 0,92
+Đất giao thông m2/ng 3,94
B Các chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật
+Tiêu chuẩn cấp nước lít/người/ngày 200
+Tiêu chuẩn thoát nước lít/người/ngày 200
+Tiêu chuẩn cấp điện Kwh/người/ngày 2500
+Tiêu chuẩn rác thải và vệ sinh môi trường Kg/người/ngày 1,0-1,5
C Các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc
Mật độ xây dựng chung % 40
Khu dân cư thấp tầng % 50-60
Khu dân cư cao tầng % 30-40
Khu công trình giáo dục % 30
Khu công viên cây xanh % 5
Tầng cao xây dựng (tầng) Tối đa 30
Tối thiểu 2
Quy hoạch phường 3-4, quận 6, TPHCM
Quy hoạch phường 3-4, quận 6, TPHCM

Bố cục phân khu chức năng 

Khu ở

Tổng diện tích đất ở 26,57ha chiếm 60,51% diện tích đất đơn vị ở, bao gồm:

  • Đất dân cư hiện hữu: được giữ lại, tăng cường nâng cấp hệ thống hạ tầng kỷ thuật và các chỉ tiêu xây dựng áp dụng theo Quy định về nhà liên kế trong khu đô thị hiện hữu trạng địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh của UBND Thành phố ban hành kèm theo Quyết định số 135/2007/QĐ-UBND ngày 08/12/2007 và Quyết định 45/2009/QĐ-UBND ngày 03/7/2009, với quy mô 12,98ha, chiếm 48,85% đất ở, trong đó đa số là nhà phố, nhà liên kế hiện hữu với:
    • Mật độ xây dựng: khoảng 40% – 60% (mật độ xây dựng trên từng lô đất sẽ được xem xét cụ thể phù hợp theo tiêu chuẩn và các quy định hiện hành trong giai đoạn triển khai thực hiện quy hoạch).
    • Tầng cao xây dựng: từ 2 – 7 tầng.
  • Đất ở cải tạo chỉnh trang: quy mô 10,36ha, chiếm 38,99% đất ở, trong đó đa số là nhà phố, nhà liên kết hiện hữu với:
    • Mật độ xây dựng : khoảng 40% – 60% (mật độ xây dựng trên từng lô đất sẽ được xem xét cụ thể phù hợp theo tiêu chuẩn và các quy định hiện hành trong giai đoạn triển khai thực hiện quy hoạch).
    • Tầng cao xây dựng : từ 2 – 5 tầng.
  • Đất ở cao tầng kết hợp thương mại dịch vụ: quy mô 3,23ha, chiếm 12,16% đất ở, với các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc cơ bản như sau:
    • Mật độ xây dựng: khoảng 40%
    • Tầng cao xây dựng: 18-30 tầng.

Khu công trình dịch vụ cấp đơn vị ở

Khu công trình dịch vụ công cộng (giáo dục, y tế, văn hóa, TDTT): nâng cấp cải tạo và xây dựng mới các cơ sở y tế, giáo dục, văn hóa,…, phát triển thêm đất dành cho công trình công cộng 2,77ha chiếm 6,31% diện tích đất đơn vị ở, các công trình dịch vụ công cộng được bố trí tại trung tâm các khu ở, gồm:

  • Đất thương mại – dịch vụ: quy mô 1,22ha, với các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc cơ bản như sau:
    • Mật độ xây dựng: khoảng 40%.
    • Tầng cao xây dựng tối đa: 6 tầng
  • Đất giáo dục: quy mô 1,38ha, với các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc cơ bản như sau:
    •  Mật độ xây dựng: khoảng 40%.
    • Tầng cao xây dựng tối đa: 5 tầng
  • Đất hành chính – y tế – văn hóa: quy mô 0,17ha, với các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc cơ bản sau:
    • Mật độ xây dựng: khoảng 40%.
    • Tầng cao xây dựng tối đa: 5 tầng

Khu công viên cây xanh kết hợp TDTT và mặt nước cảnh quan

Tổng diện tích 2,76ha, chiếm tỷ lệ 6,29% diện tích đất đơn vị ở.

  • Trong các dự án nhà cao tầng xây dựng mới cần để dành đất xây dựng các mảng xanh, công viên vườn hoa theo tỷ lệ quy định nhằm tăng chất lượng nhu cầu cuộc sống của người dân.
  • Phần đất dọc theo bờ kênh, rạch tổ chức xây dựng công viên cây xanh và công trình phục vụ công cộng theo Quyết định số 150/2004/QĐ-UB ngày 09/6/2004 của UBND Thành phố.
  • Phần đất dọc theo kênh Hàng Bàng giữa đường Phan Văn Khỏe và đường Bãi Sậy, để có tính khả thi đồ án quy hoạch có thể phân kỷ làm hai giai đoạn thực hiện:
    • Giai đoạn 1(đến năm 2010): cải tạo hệ thống thoát nước lưu vực kênh Hàng Bàng giữ lại khu dân hiện hữu ven kênh
    • Giai đoạn 2 (sau năm 2010): cải tạo xây dựng thành công viên cây xanh

Đất khu công trình chức năng sử dụng khác

  • Các công trình tôn giáo được giữ nguyên theo hiện hữu và trùng tu, với tổng diện tích 0,09ha.
  • Không phát triển thêm đất công nghiệp; các cơ sở sản xuất nằm trong kế hoạch di dời sẽ chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất theo hướng dành khoảng 30% quỹ đất làm công viên cây xanh, thương mại dịch vụ và chung cư cao tầng phù hợp với nhiệm vụ quy hoạch chung toàn quận.

Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan

Bố cục không gian kiến trúc toàn khu

Tại các khu dân cư được xác định là hiện hữu cải tạo (kể cả phần dự án đầu tư xây dựng nhóm, khu nhà ở có quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 đã được giao đất trước ngày Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ có hiệu lực) thực hiện theo qui định quản lý kiến trúc và quy chế quản lý kiến trúc xây dựng, tạo thêm quỹ đất cây xanh, công trình công cộng, giao thông và không được cấp thẩm quyền phê duyệt theo hướng nâng tầng cao xây dựng, giảm mật độ xây dựng, tạo thêm quỹ đất cây xanh, công trình công cộng, giao thông và không gian mở cho khu vực.

Thiết kế đô thị

Trong thời gian tới, tổ chức nghiên cứu định hướng và lập thiết kế đô thị dọc tuyến đường (trục động lực thương mại dịch vụ) và các khu vực sau:

Đoạn đường Đại lộ Đông Tây qua địa bàn phường 3, quận 6: đây là tuyến nhấn và là khu vực trọng tâm của liên phường 3-4 với sự hành thành các khu xây dựng cao tầng kết hợp thương mại dịch vụ.

Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật

Quy hoạch giao thông

Quy hoạch bám theo mạng lưới đường hiện hữu và định hướng kết nối mạng đường khu vực.

  • Đường Đại lộ Đông Tây: có lộ giới 42m, với mặt cắt ngang (6 – 6): lòng đường: 39m, vỉa hè: 3m – 0m.
  • Đường Bình Tiên: có lộ giới 30m, với mặt cắt ngang (4 -4): lòng đường: 18m, via hè: 6m-6m.
  • Đường Mai Xuân Thưởng: có lộ giới 20m, với mặt cắt ngang (3 – 3): lòng đường: 11m, vỉa hè: 4,5m – 4,5 m.
  • Đường Phạm Văn Chí: có lộ giới 20m, với mặt cắt ngang (3 – 3): lòng đường: 11m, vỉa hè: 4,5m – 4,5m.
  • Đường Phạm Phú Thứ: có lộ giới 20m, với mặt cắt ngang (3 – 3): lòng đường: 11m, vỉa hè: 4,5 – 4,5m.
  • Đường 61: có lộ giới 20m, với mặt cắt ngang (8 – 8): lòng đường: 10,5m, vỉa hè: 4,75m – 4,75m.
  • Đường Bãi Sậy: có lộ giới 16m, với mặt cắt ngang (1 – 1): lòng đường: 8m, vỉa hè: 4m – 4m (về phía Nam).
  • Đường Gia Phú: có lộ giới 14m, với mặt cắt ngang (7 – 7): lòng đường: 7m, via hè: 3m-3m.
  • Đường số 5: có lộ giới 12m, với mặt cắt ngang (5 – 5): lòng đường: 6m, vỉa hè: 3m – 3m.

Lưu ý:

  • Bán kính cong tại các giao lộ và phần chỉ giới xây dựng sẽ được nghiên cứu xác định cụ thể khi có thiết kế đô thị hoặc khi khai triển các đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500, dự án cu thể.
  • Chỉ giới xây dựng sẽ được xác định cụ thể trong bước thiết kế đô thị và trong các dự án đầu tư xây dựng công trình tỷ lệ 1/500.
5
(5 bình chọn)
Article Rating