Quy hoạch thành phố Phú Quốc

WikiLand xin gửi đến quý nhà đầu tư thông tin quy hoạch thành phố Phú Quốc, các thông tin về quy hoạch định hướng Phú Quốc được cập nhật 01/2025

Quy hoạch chung Phú Quốc đến năm 2040

Update: 01/2025 Quy hoạch Phú Quốc đến năm 2040 đã được chính thức thông qua tại Quyết định số 150/QĐ-TTg của Chính Phủ.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 150/QĐ-TTg ngày 06 tháng 02 năm 2024 phê duyệt đồ án Quy hoạch thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2040.

Phạm vi lập quy hoạch là toàn bộ diện tích đất tự nhiên 589,27 km2 của thành phố Phú Quốc gồm: 02 phường (Dương Đông, An Thới), 7 xã (Cửa Cạn, Gành Dầu, Bãi Thơm, Hàm Ninh, Cửa Dương, Dương Tơ, Thổ Châu) và các khu vực nghiên cứu khả năng phát triển, xây dựng trên biển tại phía Bắc và phía Nam đảo Phú Quốc.

  • Mục tiêu: phát triển Phú Quốc thành một đô thị biển đảo

Định hướng phát triển thành phố Phú Quốc đến năm 2040 đáp ứng yêu cầu phát triển đến năm 2030 phù hợp với Quy hoạch tỉnh Kiên Giang thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1289/QĐ-TTg ngày 03 tháng 11 năm 2023 thông qua chiến lược phát triển toàn diện, cân bằng và bền vững, hài hòa giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa và bảo đảm an ninh, quốc phòng; có tính kế thừa các quy hoạch đã được phê duyệt phù hợp với điều kiện thực tiễn, đúng quy định pháp luật; bảo đảm khả năng đáp ứng nhu cầu phát triển trong trường hợp hình thành đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt và tách xã đảo Thổ Châu (Thổ Chu) thành huyện đảo riêng.

Phát triển thành phố Phú Quốc trở thành một đô thị biển đảo; trung tâm dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng chất lượng cao, có bản sắc, có sức hấp dẫn đối với du khách trong nước và quốc tế; trung tâm thương mại, dịch vụ và trung tâm chăm sóc sức khỏe, điều dưỡng ứng dụng công nghệ cao tầm cỡ khu vực và quốc tế; trung tâm chính trị – văn hóa; không gian sống có chất lượng và gắn bó của người dân trên đảo; phát triển đô thị theo hướng tăng trưởng xanh, thông minh, tiết kiệm năng lượng và thích ứng với biến đổi khí hậu, tạo nguồn lực cho đầu tư phát triển.

Lập quy hoạch nhằm làm cơ sở pháp lý để quản lý, thu hút đầu tư và triển khai lập kế hoạch và thực hiện quy hoạch, chương trình phát triển đô thị, lập các đồ án quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, lập dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khung thành phố Phú Quốc.

  • Tính chất đô thị Phú Quốc

Theo đồ án quy hoạch thành phố Phú Quốc được phê duyệt, Phú Quốc là đô thị biển – đảo có sức hấp dẫn, đạt tiêu chuẩn đô thị loại I; khu kinh tế biển có vị thế đặc biệt; trung tâm dịch vụ du lịch, sinh thái biển – đảo tổng hợp, với nhiều giá trị khác biệt, chất lượng của quốc gia và quốc tế; trung tâm thương mại, dịch vụ tầm cỡ khu vực và quốc tế; trung tâm chăm sóc sức khỏe, điều dưỡng ứng dụng công nghệ cao của khu vực và quốc tế; là đầu mối quan trọng về giao thông vận tải nội vùng, cảng biển và cảng hàng không quốc tế; trung tâm nghiên cứu khoa học công nghệ, bảo tồn đa dạng sinh học rừng và biển của quốc gia và khu vực. Phú Quốc có vị trí đặc biệt quan trọng về an ninh và quốc phòng của Quốc gia.

  • Định hướng phát triển không gian đô thị Phú Quốc

Thành phố Phú Quốc phát triển theo mô hình đa trung tâm, hình thành chuỗi đô thị tập trung. Trong đó Trung tâm đô thị – du lịch chính tại khu vực phường hiện hữu (Dương Đông, An Thới) và các trung tâm mới tại Cửa Cạn, Bãi Trường; Chuỗi đô thị – du lịch với mật độ thấp theo trục chính Bắc – Nam An Thới; Cầu Trắng, trục giao thông vòng quanh đảo Bãi Vòng – Bãi Thơm – Rạch Tràm. Rạch Vẹm – Gành Dầu – Cửa Cạn – Dương Đông – Bãi Trường – Bãi Khem kết nối cảng biển An Thới, Bãi Đất Đỏ, Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc.

Khung thiên nhiên gồm vườn quốc gia, rừng phòng hộ, các công viên đô thị, công viên chuyên đề và không gian mở được bảo vệ và phục hồi hệ sinh thái tự nhiên, tạo lập không gian cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn cho người dân và du khách đến trải nghiệm.

Quy hoạch thành phố Phú Quốc 2021 đến 2030

Ngày 30/3/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 486/QĐ-TTg về việc phê duyệt Điều chỉnh cục bộ điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2030.

Theo đó, tổng diện tích điều chỉnh cục bộ quy hoạch thành phố Phú Quốc khoảng 674,53ha, chiếm 1,14% trong tổng diện tích theo quy hoạch chung đã được phê duyệt với 8 địa điểm được điều chỉnh. Quy mô dân số dự kiến tại các địa điểm điều chỉnh cục bộ khoảng 51.500 người, tăng 42.500 người so với quy hoạch chung đã được duyệt.

> Các bạn đang xem bài: Quy hoạch mới thành phố Phú Quốc

Quy hoạch thành phố Phú Quốc 2021
Quy hoạch thành phố Phú Quốc 2021

Link tải file quy hoạch sử dụng đất thành phố Phú Quốc: https://drive.google.com/drive/folders/1pjqyucMB0SBPULMmaoLFI1z88fYJASg8

Tại quyết định này, Thủ tướng giao UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức công bố công khai quy hoạch điều chỉnh theo quy định; hồ sơ đồ án quy hoạch chung sau khi được cập nhật gửi về Bộ Xây dựng; Tổ chức lập điều chỉnh và phê duyệt theo thẩm quyền các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết và các dự án đầu tư xây dựng tại các khu vực trên. Việc chỉ đạo thực hiện tuân theo nguyên tắc đảm bảo kết nối các khu vực quy hoạch, không phá vỡ cấu trúc, định hướng phát triển không gian chung của Đảo.

Theo quyết định này có tổng cộng 8 địa điểm được điều chỉnh quy hoạch mới thành phố Phú Quốc trong đó có nhiều diện tích đất nông nghiệp, đất rừng chuyển đổi sang làm du lịch.

Cụ thể: Địa điểm số 1 tại khu vực Bãi Khem – thị trấn An Thới điều chỉnh 15,19ha bao gồm 5,38ha đất rừng phòng hộ và 9,81ha đất cây xanh cảnh quan thành đất du lịch sinh thái với hệ số sử dụng đất gộp (bruttô) trên toàn khu tối đa 2 lần, tầng cao xây dựng tối đa là 8 tầng.

Địa điểm số 2 khu vực cảng Bãi Đất Đỏ – thị trấn An Thới điều chỉnh chức năng cảng dầu khí thành cảng du lịch kết hợp hàng hoá, điều chỉnh từ 17,6ha đất cây xanh cảnh quan theo quy hoạch chung được duyệt thành đất dịch vụ hậu cần tại khu vực Bãi Đất Đỏ.

Địa điểm số 3 khu vực Tây Nam – thuộc Khu đô thị An Thới điều chỉnh vị trí một số khu chức năng, tổ chức lại không gian tại khu vực phía Tây Nam thuộc khu đô thị An Thới. Quy mô điều chỉnh 84,31ha từ 15,39ha đất ở mật độ cao; 1,23ha đất ở mật độ thấp; 23,27ha đất công trình công cộng; 20,76ha đất cây xanh cảnh quan; 16,97ha đất rừng phòng hộ; 1,88ha đất bãi đá ven biển và 4,81ha đất giao thông chuyển sang 63,13ha đất đơn vị ở; 2,52ha đất trung tâm thương mại dịch vụ; 5,75ha đất cây xanh cảnh quan; 1,35ha đất trụ cáp – hành lang tuyến cáp treo và 11,55ha đất giao thông.

Đồng thời, bổ sung 3,55ha đất mặt nước để bố trí tổ hợp công trình giải trí với khán đài kết hợp đường dẫn và sàn cảnh quan trên biển tại khu vực gần nhà ga đi cáp treo.

Địa điểm số 4 khu vực Đông Bắc núi ông Quán – thị trấn An Thới không điều chỉnh quy hoạch vị trí khu đất cây xanh và khu đất ở mật độ thấp theo quy hoạch chung được duyệt tại khu vực phía Bắc núi Ông Quán.

Địa điểm số 5 khu vực Hòn Thơm và tuyến cáp treo từ thị trấn An Thới ra đảo Hòn Thơm điều chỉnh chính xác lại phạm vi ranh giới khu du lịch Hòn Thơm theo Quyết định số 633 ngày 11/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ để phù hợp với diện tích phát triển du lịch đề xuất là khoảng 147,98ha và bổ sung khu thủy cung trên mặt nước khoảng 3,84ha và cụ thể hóa tuyến cáp treo và các trụ cáp treo nối đảo chính Phú Quốc ra đảo Hòn Thơm theo Quyết định số 868 ngày 17/6/2015 của Thủ tướng.

Địa điểm này sẽ điều chỉnh diện tích 147,98ha từ 22,3ha đất làng nghề cải tạo chính trang; 13,21ha đất du lịch sinh thái; 46,7ha cây xanh cảnh quan; 16,13ha đất bãi cát, bãi đá ven biển và 49,6ha đất rừng phòng hộ chuyển sang 4,72ha đất tái định cư; 105,19ha đất du lịch hỗn hợp; 18,55ha đất công viên chuyên đề; 12,42ha đất cây xanh cảnh quan và 7,1ha đất bãi cát, bãi đá ven biển.

Địa điểm số 6 khu vực Bãi Thơm, xã Bãi Thơm điều chỉnh 143,5ha từ đất nông nghiệp và đất giao thông theo quy hoạch chung được duyệt thành 42,5ha đất ở làng nghề, 14,5ha đất giao thông, 86,5ha đất du lịch sinh thái;

Địa điểm số 7 khu vực Đồng Cây Sao điều chỉnh 203ha từ chức năng đất dịch vụ du lịch giải trí phức hợp và sân golf và đất nông nghiệp theo quy hoạch chung được duyệt thành chức năng đất tái định cư và đất đơn vị ở được quy hoạch đồng bộ hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, công trình công cộng, cây xanh phục vụ dân cư tại khu vực và lân cận.

Cụ thể điều chỉnh từ 176,8ha đất dịch vụ du lịch giải trí phức hợp và sân golf; 26,7ha đất nông nghiệp thành 50ha đất tái định cư; 105,44ha đất đơn vị ở; 6,62ha đất công trình công cộng; 28,46ha đất cây xanh và không gian mở và 12,98 ha đất giao thông;

Địa điểm số 8 điều chỉnh khu vực bãi Cửa Cạn, xã Cửa Dương quy mô 55,6ha từ chức năng đất nông nghiệp được duyệt sang chức năng đất du lịch sinh thái.

Xem thêm: Bản đồ ranh dự án Phú Quốc

quyet-dinh-486-qd-ttg-dieu-chinh-quy-hoach-xay-dung-dao-phu-quoc-den-nam-2030-1

quyet-dinh-486-qd-ttg-dieu-chinh-quy-hoach-xay-dung-dao-phu-quoc-den-nam-2030-2

quyet-dinh-486-qd-ttg-dieu-chinh-quy-hoach-xay-dung-dao-phu-quoc-den-nam-2030-3

quyet-dinh-486-qd-ttg-dieu-chinh-quy-hoach-xay-dung-dao-phu-quoc-den-nam-2030-4

quyet-dinh-486-qd-ttg-dieu-chinh-quy-hoach-xay-dung-dao-phu-quoc-den-nam-2030-5

Thủ tướng yêu cầu UBND tỉnh Kiên Giang chỉ đạo thực hiện theo nguyên tắc đảm bảo kết nối các khu vực quy hoạch, không làm ảnh hưởng đến quy hoạch cảng biển, hành lang bảo vệ bờ biển tỉnh Kiên Giang; tuân thủ quy định của Luật Quy hoạch đô thị và Luật Xây dựng, quy chuẩn quy hoạch xây dựng và quy định của pháp luật.

Riêng về vấn đề chuyển đổi mục đích đất nông nghiệp, đất rừng phòng hộ sang đất có mục đích khác phải tuân thủ theo Luật Đất đai, pháp luật lâm nghiệp. Đồng thời, phải có giải pháp trồng rừng bổ sung để bảo vệ môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng…

Trước đó, UBND tỉnh Kiên Giang đã có văn bản báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh quy hoạch thành phố Phú Quốc, tầm nhìn tới năm 2030 để quản lý thực hiện theo quy hoạch được duyệt.

Với trường hợp chuyển đổi đất rừng tại một số khu vực, UBND Kiên Giang cho biết, khu vực này hầu hết là cây bụi, cây keo lá tràm của người dân trồng rừng, không thuộc rừng tự nhiên, rừng đầu nguồn. Do đó, phù hợp với quy hoạch chuyển đổi làm khu sinh thái.

Hồ sơ Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và Kế hoạch sử dụng đất năm 2022 của TP Phú Quốc.

Tệp đính kèm1.BAOCAO_QHSDD_PHUQUOC 2030 SP.doc

Tệp đính kèm2. Bieu_QHSDD_2021_2030_PhuQuoc.xls

Tệp đính kèm3. BD_QHSDD_THANHPHO_PHUQUOC 2030.pdf

Tệp đính kèm4. 1841_QD-UBND.signed.pdf

Tệp đính kèm5.BD_QHSDD_THANHPHO_PHUQUOC_2021_2030 (QD1841).rar

    • Link tài bản đồ quy hoạch Phú Quốc mới nhất ở đâu?

Link tải bản đố quy hoạch Phú Quốc mới nhất: BD_QHSDD_THANHPHO_PHUQUOC 2040.pdf

5
(1 vote)
Article Rating