CHỌN MÔI TRƯỜNG NHÀ Ở TỐT
Làm thế nào để chọn được môi trường không gian nhà ở tốt, trước tiên phải chú ý đến điều gì?
Nhiều người mắc sai lầm trong việc chọn nhà ở:
Thứ nhất là do bị ảnh hưởng bởi kế hoạch kinh tế nhiều năm, nên vẫn kiên trì cư trú trong không gian nhà ở mà “ ở điều kiện thích hợp, kinh tế và hợp khả năng mới chú trọng kiến thiết cảnh quan tiểu khu và mỹ quan kiến trúc” này.
Thứ hai là muốn mời nhà thiết kế kiến trúc nước ngoài thiết kế, cho rằng nhà do họ thiết kế có môi trường tốt và khả năng tiêu thụ cao. Nhưng tôi cho rằng nhà ở do nhà thiết kế nước ngoài thiết kế không phù hợp với người Trung Quốc, vì môi trường cư trú, môi trường sinh hoạt đều khác.
Hơn nữa, mỗi nước có văn hóa cư trú riêng. Mấy năm gần đây, thiết kế kiến trúc của chúng ta có sự tiến triển về rất ớn nhiều phương diện. Ngoài xây dựng học và tạo vườn vốn có, còn có mỹ học há kiến trúc Trung Quốc cổ đại, tư tưởng thiết kế, lý luận và phương pháp; kết hợp một cách khéo léo giữa chỉnh thể môi trường không gian và bố cục là việc của nhà khai thác là một quan niệm sai lầm. Để có thể chọn được kiến trúc quy mô lớn không gian của cảnh quan nhân văn, cảnh quan thiên nhiên và quần thể.
Thứ ba , quan niệm kiến tạo nhà ở có môi trường không gian xanh, môi trường nhà ở tốt, trước tiên chúng ta phải xem đường sá, bóng cây tiểu khu có hoàn thiện không, cảnh quan đường sá, cảnh quan kiến trúc, cảnh quan xanh hóa, cảnh quan giao thông, ánh đèn cảnh đêm … có hài hòa không giữa nhà và nhà hoặc tầng lầu và tầng lầu có gọn gàng chính tả không; độ lớn nhỏ, cao thấp, tiến thoái có thích hợp không.
Thứ tư, quan niệm môi trường không gian xanh là trồng nhiều cây cối, hoa cỏ trong nhà là quan niệm sai lầm. Trồng cây cỏ là bộ phận chủ yếu của việc xanh hóa môi trường không gian , nhưng không thể trồng cây cối hoa có một cách tùy tiện. Môi trường không gian xanh nên là kiểu vườn cây , kiểu cảnh quan và kiểu sinh thái.
Chú ý đến cảnh quan trong tiểu khu
Cho nên, để chọn được môi trường không gian nhà ở tốt, trước tiên phải chú ý đến cảnh quan trong tiểu khu, chú ý xem cái đẹp hình thức và về thị giác có hài hòa không, cảnh quan xung quanh tiểu khu có làm cho mình cảm thấy thoải mái về tâm lý và tinh thần không. Nhà ở có quan hệ mật thiết với sinh hoạt hàng ngày của chúng ta. Vì thế , khi chọn nhà mới, chúng ta phải xem môi trường địa lý xung quanh nhà ở, địa thế, phương hướng, bố cục kiến trúc, môi trường không gian xung quanh có tốt không.
Người xưa chủ trương nhà ở phải “địa cơ phương chính , nhập nhãn hảo khán” (nền nhà phải ngay ngắn , đẹp đẽ vừa mắt), kỵ xây dựng nhà ở “quá cao , quá rộng , quá nhỏ , đồng nghiêng tây lệch , đông thừa tây thiếu”, điều này rất có lý. Nhà ở nếu chọn ở nơi quá cao, sẽ tạo cảm giác “hạc lập kế quần” (con hạc đứng giữa đàn gà).
Hơn nữa , ở chỗ quá cao, gió từ tứ phương tám hướng thổi đến, khiến con người luôn có cảm giác ở trong dòng khí lạnh, không nhận được sự quan tâm chăm sóc của người thân, dần dần hình thành tính cách lầm lì cô lập, không thích giao tiếp với mọi người. Ngược lại, nhà ở thấp quá cũng không tốt. Nhà ở thấp quá sẽ u ám, thiếu ánh sáng, ban ngày cũng phải mở đèn, trời mưa thì ẩm thấp. Không khí ẩm thấp sẽ khiến con người bị nhiễm các loại bệnh lạ.
Người cư trú trong căn nhà thế này thường có cảm giác bị áp bức, không thể phát huy tài năng , không thể thực hiện lý tưởng của mình; đôi khi vì một trắc trở nhỏ mà nghĩ là mọi thứ đều không được như ý. Nếu vì vấn đề kinh tế mà không thể không chọn nhà ở dạng này , thì có thể áp dụng biện pháp bổ cứu như: trong nhà phải luôn sạch sẽ , khô ráo , bỏ đi những gia cụ cũ kỹ, cổ xưa, rách nát. Tường nên sơn màu sáng, quần áo cũ không còn mặc đến nên xử lý , tránh để lâu trong nhà gây ẩm mốc .