Nhà ở xã hội là gì? Những điểm mới về NOXH trong Luật Nhà ở sửa đổi 2023

Có rất nhiều người thu nhập thấp nhưng vẫn muốn mua nhà chung cư để sống trên thành phố. Chính sách nhà ở xã hội ra đời giúp giấc mơ có nhà của người thu nhập thấp thành hiện thực. Tuy nhiên, đây là “giấc mơ” có điều kiện, vậy nhà ở xã hội là gì? Ai được mua nhà ở xã hội? Có nên mua nhà ở xã hội không? Quy định và điều kiện mua là gì?” thì hãy cùng WikiLand theo dõi nội dung dưới đây nhé!

Nhà ở xã hội là gì?

Nhà ở xã hội là một loại hình nhà ở thuộc sở hữu của cơ quan nhà nước (có thể trung ương hoặc địa phương) hoặc các loại hình nhà được sở hữu và quản lý bởi nhà nước, các tổ chức phi lợi nhuận được xây dựng với mục đích cung cấp nhà ở giá rẻ cho một số đối tượng được ưu tiên trong xã hội như công chức của nhà nước chưa có nhà ở ổn định, người có thu nhập thấp… và được cho thuê hoặc cho ở với giá rẻ so với giá thị trường.

Nhà ở xã hội
Nhà ở xã hội

Loại hình nhà này được cung cấp ra thị trường với mục đích đưa cơ hội sở hữu căn hộ với mức giá thấp hơn (thấp hơn nhà ở thương mại) cho những đối tượng nằm trong chính sách, đặc biệt là những đối tượng có hoàn cảnh khó khăn.

Ở Việt Nam, nhà ở xã hội được định nghĩa là nhà ở do Nhà nước hoặc tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng cho các đối tượng được quy định của Luật Nhà ở thuê hoặc thuê mua (người thuê nhà ở sau một thời gian quy định thì được mua và được công nhận sở hữu đối với nhà ở đó) theo quy chế do Nhà nước quy định. Đây là chính sách có ý nghĩa xã hội lớn.

Thông thường, nhà ở xã hội ở Việt Nam thường có 2 loại: loại do nhà nước đầu tư và xây dựng và loại do các doanh nghiệp tư nhân xây dựng.

Cụ thể:

  1. Loại do nhà nước đầu tư, xây dựng với mục đích là nhà ở xã hội
  2. Loại do doanh nghiệp tư nhân xây dựng rồi bán lại cho quỹ nhà ở xã hội, theo các hình thức đặc thù như giảm thuế VAT, giảm thuế đất,…
  3. Nhà ở thương mại nhưng phải bán lại 5% cho vào quỹ nhà ở xã hội địa phương theo pháp luật hiện hành.

Đặc điểm của nhà ở xã hội

Quy mô, số lượng nhà ở xã hội tùy thuộc nhu cầu thuê và thuê mua của các đối tượng sinh sống trên địa bàn, phù hợp điều kiện kinh tế-xã hội của từng địa phương. Ở Việt Nam, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm: Phê duyệt và công bố kế hoạch xây dựng, quy hoạch phát triển nhà ở xã hội, xác định cụ thể loại nhà ở, nhu cầu về diện tích nhà ở, cơ cấu căn hộ dành để cho thuê, cho thuê mua, cân đối cụ thể với các nguồn vốn đầu tư và cơ chế khuyến khích để kêu gọi đầu tư phát triển quỹ nhà ở xã hội.

Nguồn vốn phát triển nhà ở xã hội được hình thành từ tiền bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước trên địa bàn, trích từ 30% đến 50% tiền sử dụng đất của các dự án phát triển nhà ở thương mại và các dự án khu đô thị mới trên địa bàn (mức cụ thể do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định), ngân sách địa phương hay huy động từ các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật và tiền tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, nhà ở xã hội tại đô thị phải là nhà chung cư được thiết kế bảo đảm những tiêu chuẩn chung của pháp luật về xây dựng và có số tầng theo quy định sau đây:

  • Tại đô thị loại đặc biệt không quy định số tầng, hay không giới hạn số tầng.
  • Tại các đô thị loại 1, loại 2, loại 3, loại 4 và loại 5 phải là nhà không quá sáu tầng.
  • Diện tích mỗi căn hộ không quá 60m² sàn và được hoàn thiện theo cấp, hạng nhà ở nhưng không thấp hơn 30m² sàn.
  • Nhà ở xã hội phải bảo đảm các tiêu chuẩn hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo quy định của từng loại đô thị.

Đối tượng và điều kiện mua nhà ở xã hội

Đối tượng và điều kiện mua nhà ở xã hội
Đối tượng và điều kiện mua nhà ở xã hội

Thứ nhất, về đối tượng.

Tại điều 51 của Luật nhà ở xã hội quy định rõ ràng về điều kiện để được mua nhà ở xã hội. Theo đó, người mua nhà ở xã hội phải đảm bảo việc đáp ứng những yêu cầu sau:

Người mua nhà ở xã hội – chung cư xã hội phải thuộc diện khó khăn về chỗ ở. Họ chưa được nhà nước giao đất theo quy định của pháp luật về đất đai. Họ phải là những người đang trong thời điểm đi thuê, mượn nhà hay ở nhờ nhà của người khác, hoặc có nhà nhưng bị nhà nước thu hồi phụ vụ cho việc giải phóng mặt bằng theo chủ trương của Đảng và Nhà nước.

Để có thể mua nhà ở xã hội thì người có nhu cầu mua nhà ở xã hội phải có hộ khẩu thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung trương nơi có nhà ở xã hội. Người thu nhập thấp muốn chung cư xã hội phải là người không thuộc diện phải nộp thuế thu nhập cá nhân thường xuyên theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân.

Những đối tượng được chọn mua nhà ở xã hội:

  • Ưu tiên đặc biệt đối với Cán bộ công nhân viên chức nhà nước (không cần chứng minh thu nhập)
  • Người có thu nhập thấp (Chưa phải đóng thuế cá nhân)
  • Phải có hộ khẩu thường trú / tạm vắng dài hạn (BHXH trên 1 năm)
  • Giấy chứng nhận kết hôn (nếu đã kết hôn) / Giấy chứng nhận độc thân

Thứ hai, về điều kiện

Ở Việt Nam tất cả các đối tượng đã được quy định trong Luật Nhà bao gồm: Cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượng vũ trang nhân dân hưởng lương từ ngân sách nhà nước, công nhân làm việc tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, các đối tượng trả lại nhà công vụ mà có khó khăn về nhà ở.

Để được thuê hoặc thuê mua nhà xã hội những người thuộc diện kể trên còn phải bảo đảm các điều kiện:

  • Có hộ khẩu thường trú hoặc KT3 tại nơi có dự án nhà ở xã hội và đã đóng Bảo hiểm xã hội trên 1 năm.
  • Chỉ tiến hành cho vay với các Hợp đồng mua nhà ở xã hội đã ký với chủ đầu tư sau ngày 7/1/2013.
  • Không phải nộp thuế thu nhập cá nhân thường xuyên do mức thu nhập thấp dưới 9 triệu đồng trên tháng và có nhu cầu về mua nhà ở xã hội với lý do phù hợp.
  • Người đi vay mua nhà ở xã hội thực sự chưa có nhà ở hoặc có nhà nhưng diện tích đất sử dụng dưới 8 mét-vuông trên người và phải có giấy xác nhận của chính quyền địa phương.
  • Đảm bảo có tài sản thế chấp khi đăng ký vay mua nhà, có thể thế chấp bằng chính căn hộ đăng kí mua hoặc tài sản có từ trước.
  • Khi vay mua nhà ở xã hội và đáo hạn nợ trước hạn sẽ phạt 2% trên tổng số tiền trả nợ.
  • Các loại nhà ở xin vay mua đảm bảo là nhà ở xã hội, nhà ở thương mại đang chuyển sang nhà ở xã hội, có diện tích dưới 70m2 và có giá bán dưới 15 triệu trên 1 mét-vuông.
  • Người mua cần kí kết hợp đồng mua bán với chủ đầu tư trước khi đăng kí vay mua nhà ở xã hội và trình hồ sơ đến Ngân hàng
  • Vay mua nhà ở xã hội năm 2017
  • Người đi vay đảm bảo có công việc và mức thu nhập ổn định.

Có nên mua nhà ở xã hội không?

Hiện nay, tình trạng nhập cư về các thành phố lớn đang gây nên nhiều bất ổn về vấn đề định cư và nhu cầu nhà ở. Những khu nhà ở xã hội thường được xây dựng để phục vụ tầng lớp lao động có thu nhập thấp. Tạo điều kiện hỗ trợ cho hộ an cư lạc nghiệp, đáp ứng nhu cầu sinh sống lâu dài mà không cần bỏ ra số tiền mua nhà quá lớn.

Có nên mua nhà ở xã hội không
Có nên mua nhà ở xã hội không

Để trả lời cho câu hỏi có nên mua nhà ở xã hội không, người mua cần nắm được cái ưu điểm cũng như hạn chế của loại hình BĐS này.

Ưu điểm của nhà ở xã hội

  • Giá cả: Đây là phân khúc căn hộ chung cư rất phù hợp với các hộ gia đình có thu nhập thấp do được Nhà nước trợ giá.
  • Hệ thống tiện ích: Hiện nay, có rất nhiều khu chung cư xã hội được trang bị hệ thống giáo dục, khu vui chơi,…
  • Kiến trúc xây dựng: Nhà ở xã hội vẫn đảm bảo được chất lượng cũng như nhu cầu sinh hoạt của các hộ gia đình.
  • Thời gian thi công: Thời gian thi công của những dự án nhà ở xã hội tường tương đối nhanh chóng. Cư dân sớm được bàn giao nhà và ổn định cuộc sống

Nhược điểm của nhà ở xã hội

  • Bên cạnh các ưu điểm thì nhà ở xã hội vẫn tồn tại nhiều hạn chế. Người mua cần tìm hiểu kỹ trước khi quyết định có nên mua nhà ở xã hội không.
  • Các dự án nhà ở xã hội thường nằm khá xa trung tâm. Vị trí giao thông thường không mấy thuận tiện, chất lượng dịch vụ không đảm bảo.
  • Tiện ích và nội thất của nhà ở xã hội cũng không hiện đại, chất lượng như nhà đất hay căn hộ chung cư trung cấp, cao cấp.
  • Ngoại trừ trường hợp vay vốn để mua chính căn hộ xã hội, người mua không thể thế chấp ngân hàng ngoại.
  • Nếu muốn chuyển nhượng phải chuyển nhượng cho đúng đối tượng đủ điều kiện.
  • Chỉ những hộ gia đình nằm trong chính sách của nhà nước hay thuộc diện hộ nghèo mới được phép mua nhà ở xã hội
  • Thủ tục mua nhà ở xã hội tương đối rắc rối và cần nhiều loại hồ sơ phức tạp. Đặc biệt, bạn không có quyền chuyển nhượng bán lại chênh lệch như căn hộ thương mại.

Nhà ở xã hội sử dụng được trong bao nhiêu năm?

Đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam được quy định tại Điều 7 Luật Nhà ở năm 2014 như sau:

Điều 7. Đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam

  1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước.
  2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
  3. Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều 159 của Luật này.”

Trong các đối tượng nêu trên, cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu nhà ở theo thỏa thuận trong các giao dịch hợp đồng mua nhà ở nhưng thời hạn sở hữu tối đa không quá 50 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận và có thể được gia hạn thêm theo quy định của pháp luật. Nếu cá nhân nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam hoặc kết hôn với nguồi Việt Nam định cư ở nước ngoài thì sẽ chuyển sang hình thức sở hữu nhà ở ổn định, lâu dài như của công dân Việt Nam hay người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 161 Luật Nhà ở:

Điều 161. Quyền của chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, cá nhân nước ngoài

  1. Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 159 của Luật này có các quyền của chủ sở hữu nhà ở như công dân Việt Nam nhưng phải tuân thủ các quy định sau đây:
  2. Đối với cá nhân nước ngoài thì được sở hữu nhà ở theo thỏa thuận trong các giao dịch hợp đồng mua bán, thuê mua, tặng cho nhận thừa kế nhà ở nhưng tối đa không quá 50 năm, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận và có thể được gia hạn thêm theo quy định của Chính phủ nếu có nhu cầu; thời hạn sở hữu nhà ở phải được ghi rõ trong Giấy chứng nhận.

Trường hợp cá nhân nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam hoặc kết hôn với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì được sở hữu nhà ở ổn định, lâu dài và có các quyền của chủ sở hữu nhà ở như công dân Việt Nam;”

Như vậy, nếu quý khách là công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc là người nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam hoặc kết hôn với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì quý khách mua căn hộ chung cư sẽ được sở hữu ổn định, lâu dài. Còn nếu quý khách không thuộc một trong các trường hợp nêu trên, quý khách là người nước ngoài thì quý khách chỉ được sở hữu nhà ở trong thời hạn luật định là 50 năm và có thể gia hạn nhưng sẽ không được sở hữu lâu dài, vĩnh viễn.

Những điểm mới về nhà ở xã hội trong Luật Nhà ở sửa đổi 2023

Quỹ đất phát triển NOXH trong dự án thương mại

Trong Luật Nhà ở 2013, việc yêu cầu bố trí đất nhà ở xã hội (NOXH) trong dự án thương mại không quy định cụ thể. Tuy nhiên, Nghị định 49/2021/NĐ-CP (hiệu lực từ ngày 01/04/2021) quy định dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị có quy mô sử dụng đất từ 2ha trở lên tại các đô thị loại đặc biệt và loại I hoặc từ 5ha trở lên tại các đô thị loại II và loại III phải dành 20% tổng diện tích đất ở trong các đồ án quy hoạch chi tiết được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đã đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật dành để xây dựng NOXH.

Đến Luật Nhà ở sửa đổi 2023 quy định rõ UBND cấp tỉnh phải bố trí đủ quỹ đất dành để phát triển NOXH theo chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở cấp tỉnh đã được phê duyệt.

Tại các đô thị loại đặc biệt, loại I, loại II và loại III, căn cứ quy định của Chính phủ, UBND cấp tỉnh quyết định việc chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại phải dành một phần diện tích đất ở trong dự án đã đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật để xây dựng NOXH hoặc bố trí quỹ đất NOXH đã đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật ở vị trí khác ngoài phạm vi dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại tại đô thị đó hoặc đóng tiền tương đương giá trị quỹ đất đã đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật để xây dựng NOXH.

Từ thực tế này, có thể thấy, các chủ đầu tư có thể linh hoạt hơn trong việc thực hiện nghĩa vụ phát triển NOXH vì không bắt buộc phải xây dựng NOXH bên trong các dự án thương mại và có thể lựa chọn các phương án thay thế như bố trí quỹ đất NOXH bên ngoài dự án thương mại hoặc đóng tiền cho chính quyền địa phương.

Ưu đãi cho chủ đầu tư dự án NOXH

Luật Nhà ở 2013 quy định chủ đầu tư được miễn tiền sử dụng đất (TSDĐ), tiền thuê đất đối với diện tích đất được Nhà nước giao hoặc cho thuê để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội. Tuy nhiên, trên thực tế, một số chủ đầu tư cần phải chờ thủ tục xác định giá đất, tính TSDĐ, tiền thuê đất trước khi làm thủ tục miễn.

Đối với Luật Nhà ở sửa đổi năm 2023, chủ đầu tư được miễn TSDĐ, tiền thuê đất đối với toàn bộ diện tích đất của dự án. Ngoài ra chủ đầu tư không phải thực hiện thủ tục xác định giá đất, tính TSDĐ, tiền thuê đất được miễn và không phải thực hiện thủ tục đề nghị miễn TSDĐ, tiền thuê đất.

Theo đánh giá của Công ty cổ phần chứng khoán Vietcap, bằng việc nêu rõ trong Luật rằng không cần thủ tục xác định TSDĐ, sẽ giúp rút ngắn thủ tục đối với các chủ đầu tư dự án NOXH.

Biên lợi nhuận cho chủ đầu tư

Luật Nhà ở 2013 không quy định rõ về biên lợi nhuận cho dự án NOXH, tuy nhiên hướng dẫn chi tiết hơn được nêu trong Nghị định 100/2015/NĐ-CP của Chính phủ (hiệu lực từ ngày 10/12/2015) quy định giá bán NOXH do chủ đầu tư dự án xác định trên cơ sở tính đủ các chi phí để thu hồi vốn đầu tư xây dựng nhà ở, lãi vay (nếu có) và lợi nhuận định mức của toàn bộ dự án không vượt quá 10% tổng chi phí đầu tư; không tính các khoản ưu đãi của Nhà nước quy định phần kinh doanh thương mại phải được hạch toán chung vào toàn bộ dự án NOXH và bảo đảm nguyên tắc lợi nhuận định mức tối đa 10%.

Điểm mới ở Luật Nhà ở sửa đổi 2023 là chủ đầu tư được hưởng lợi nhuận định mức tối đa 10% tổng chi phí đầu tư xây dựng đối với phần diện tích xây dựng NOXH, được dành tỷ lệ tối đa 20% tổng diện tích đất ở trong phạm vi dự án đã đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật để đầu tư xây dựng công trình kinh doanh dịch vụ, thương mại, nhà ở thương mại.

Chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng NOXH được hạch toán riêng, không được tính chi phí đầu tư xây dựng phần công trình kinh doanh dịch vụ, thương mại, nhà ở thương mại này vào giá thành NOXH và được hưởng toàn bộ lợi nhuận đối với phần diện tích công trình kinh doanh dịch vụ, thương mại, nhà ở thương mại này; trường hợp đầu tư xây dựng nhà ở thương mại thì chủ đầu tư nộp TSDĐ đối với phần diện tích xây dựng nhà ở thương mại theo quy định của pháp luật về đất đai.

Như vậy, chủ đầu tư có thể có thêm lợi nhuận từ việc phát triển NOXH thông qua phần diện tích thương mại.

Mở rộng đối tượng được mua NOXH

Luật Nhà ở sửa đổi 2023 sửa đổi và bổ sung 2 nhóm đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về NOXH.

Đó là học sinh, sinh viên các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng, dạy nghề, trường chuyên biệt theo quy định của pháp luật; học sinh trường dân tộc nội trú công lập và doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong khu công nghiệp.

Nguyên tắc bán, cho thuê mua, cho thuê NOXH

Theo quy định tại Luật Nhà ở 2013, bên thuê mua, bên mua NOXH không được bán lại nhà ở trong thời hạn tối thiểu là 5 năm, kể từ thời điểm thanh toán hết tiền thuê mua, tiền mua nhà ở.

Trường hợp trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày bên mua, bên thuê mua đã thanh toán hết tiền mua, thuê mua nhà ở mà có nhu cầu bán nhà ở này thì chỉ được bán lại cho đơn vị quản lý NOXH đó hoặc bán cho đối tượng thuộc diện được mua NOXH nếu đơn vị này không mua với giá bán tối đa bằng giá bán NOXH cùng loại tại cùng địa điểm, thời điểm bán.

Đến Luật Nhà ở sửa đổi 2023, trong thời hạn 5 năm, bên mua, thuê mua chỉ được bán lại cho chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng NOXH hoặc bán lại cho đối tượng thuộc trường hợp được mua NOXH với giá bán tối đa bằng giá bán NOXH này trong hợp đồng mua bán với chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng NOXH.

Nhà ở xã hội có được thế chấp không?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 4, Khoản 5 Điều 19 Nghị định 100/2015/NĐ-CP về phát triển và quản lý nhà ở xã hội, có quy định:

Người mua, thuê mua nhà ở xã hội không được phép thế chấp (trừ trường hợp thế chấp với ngân hàng để vay tiền mua, thuê mua chính căn hộ đó) và không được chuyển nhượng nhà ở dưới mọi hình thức trong thời gian tối thiểu là 05 năm, kể từ thời điểm trả hết tiền mua, thuê mua nhà ở theo hợp đồng đã ký với bên bán, bên cho thuê mua;

chỉ được phép bán lại, thế chấp hoặc cho thuê sau khi được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

Kể từ thời điểm người mua, thuê mua nhà ở xã hội được phép bán nhà ở xã hội cho các đối tượng có nhu cầu thì ngoài các khoản phải nộp khi thực hiện bán nhà ở theo quy định của pháp luật, bên bán căn hộ nhà chung cư phải nộp cho Nhà nước 50% giá trị tiền sử dụng đất được phân bổ cho căn hộ đó; trường hợp bán nhà ở xã hội thấp tầng liền kề phải nộp 100% tiền sử dụng đất, tính theo giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành tại thời điểm bán nhà ở.

Trong thời hạn chưa đủ 05 năm, kể từ thời điểm trả hết tiền mua, thuê mua nhà ở xã hội, nếu bên mua hoặc thuê mua có nhu cầu bán lại nhà ở xã hội thì chỉ được bán lại cho Nhà nước (trong trường hợp thuê mua nhà ở xã hội do Nhà nước đầu tư) hoặc bán lại cho chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội (trong trường hợp mua, thuê mua nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngoài ngân sách)

Hoặc bán lại cho đối tượng được mua, thuê mua nhà ở xã hội theo quy định tại Điều 49 của Luật Nhà ở, với giá bán tối đa bằng giá bán nhà ở xã hội cùng loại tại cùng địa điểm, thời điểm bán và không phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Như vậy, bạn không được phép thế chấp nhà ở xã hội (trừ trường hợp thế chấp với ngân hàng để vay tiền mua, thuê mua chính căn hộ đó).

Bên cạnh đó, việc mua nhà ở xã hội cũng áp dụng đối với những đối tượng có nhà ở thuộc quyền sở hữu của mình nhưng nhà ở chật chội, diện tích bình quân của hộ gia đình dưới 10 m²/sàn/người. Hay nhà ở riêng lẻ diện tích bình quân dưới 10 m²/sàn/người và diện tích khuôn viên đất thấp hơn tiêu chuẩn diện tích đất tối thiểu thuộc diện được phép cải tạo, xây dựng theo quy định của UBND cấp tỉnh nơi có nhà ở.

Những lưu ý khi mua nhà ở xã hội

Nếu đã cân nhắc ưu nhược và quyết định mua nhà ở xã hội, hãy cân nhắc một số lưu ý dưới đây của bat dong san Homedy để sở hữu được căn hộ tốt.

  • Thông tin về chủ đầu tư

Tìm hiểu kỹ lưỡng mọi thông tin về chủ đầu tư, công ty xây dựng, đơn vị thiết kế để đảm bảo được sự an toàn và uy tín cho công trình. Chắc chắn rằng gia đình bạn sẽ có được căn hộ như đúng bản hợp đồng đã đề ra. Các nhà đầu tư uy tín trên thị trường bất động sản đã có nhiều công trình chất lượng đi vào hoạt động là một trong những lựa chọn tốt nhất.

  • Giá bán

Giá bán nhà ở xã hội đã vấn đề tiên ảnh hưởng lớn đến việc các hộ gia đình có quyết định mua hay là không. Như đã đề cập ở trên giá bán nhà ở xã hội rẻ hơn rất nhiều lần so với các dự án thương mại. Vì vậy, bạn cần tỉnh táo để lựa chọn được dự án có giá bán hợp lý nhất.

  • Tiện ích

Dự án được đánh giá cao cần phải được thiết kế có nhiều diện tích dành để nghỉ ngơi, thư giãn. Bên cạnh đó, cần phải xét các dịch vụ tiện ích xung quanh dự án nhà ở.

Trên đây, WikiLand đã phân tích và đưa ra lời khuyên giúp bạn giải đáp được thắc mắc có nên mua nhà ở xã hội không. Để tìm kiếm căn hộ chung cư giá rẻ, dự án nhà ở xã hội mới 2023, đừng quên truy cập ngay WikiLand. Chúng tôi sẽ cập nhật mỗi ngày, giúp bạn có thêm nhiều thông tin và nhanh chóng tìm được căn hộ ưng ý!

5
(6 votes)
Article Rating
  • Khánh Yên, với tên đầy đủ là NGUYỄN THỊ KHÁNH YÊN, là một trong những nhân vật truyền cảm hứng và thành công trong lĩnh vực bất động sản. Với niềm đam mê và tầm nhìn sắc sảo, bà là Co-FounderPhó Tổng Giám Đốc của Công ty Cổ phần địa ốc WIKI – WIKILAND, một trong những công ty hàng đầu trong ngành.
  • Năm 2016, bà cùng với đội ngũ cộng sự tài năng và nhiệt huyết đã thành lập công ty cổ phần địa ốc Wiki, mở ra một chương mới đầy triển vọng và thách thức. Với khát vọng chia sẻ kiến thức và trải nghiệm quý báu của mình, bà mong muốn giúp các Nhà đầu tư có cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về thị trường Bất động sản đầy tiềm năng này.
  • Bà luôn nỗ lực không ngừng để đem đến những dịch vụ tốt nhất, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng và nhà đầu tư một cách chuyên nghiệp và tận tâm. Đồng thời, bà cũng là nguồn cảm hứng sống động, truyền đam mê và niềm tin vào nghề nghiệp bất động sản cho các bạn trẻ đam mê lĩnh vực này.