Nhận bản thiết kế chi tiết
Chính xác nhất từ Chủ đầu tư
*Chúng tôi cam kết bảo mật thông tin quý khách hàng
Ngân hàng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Ngân hàng Việt Nam là một hệ thống ngân hàng toàn diện, bao gồm Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các ngân hàng thương mại Việt Nam, và một số tổ chức tín dụng khác. Hệ thống ngân hàng Việt Nam có những chức năng quan trọng như: phát hành tiền tệ, thực hiện chính sách tiền tệ, huy động vốn, cấp tín dụng, và cung cấp các dịch vụ thanh toán.
Để đưa ra các quyết định đầu tư bất động sản sáng suốt, chẳng hạn như vay mua nhà, việc nắm vững các chính sách, lãi suất, và dịch vụ của ngân hàng Việt Nam là vô cùng thiết yếu. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan về hệ thống ngân hàng Việt Nam, các sản phẩm tín dụng nhà ở, cũng như các lưu ý khi bạn có ý định vay thế chấp hoặc đầu tư bất động sản.
Tại Việt Nam hiện nay có rất nhiều ngân hàng trong và ngoài nước đang hoạt động được phân thành nhiều loại hình khác nhau như:
Có thể bạn quan tâm: » Big 4 Ngân hàng – sức ảnh hưởng đến nền tài chính Việt Nam
Mang sứ mệnh, khát vọng trở thành những định chế tài chính hàng đầu trong khu vực, vươn tầm thế giới, các ngân hàng Việt Nam đã và đang mở rộng quy mô về vốn, tài sản và mạng lưới ra nước ngoài. Nhờ hội tụ đủ năng lực tài chính, sức mạnh và thương hiệu, những “cánh chim” đầu đàn của hệ thống ngân hàng được các tổ chức quốc tế xếp hạng vị trí ngày càng cao…
Những năm gần đây, các ngân hàng Việt Nam đã liên tục tăng trưởng vốn và tài sản mạnh mẽ nhằm tăng cường năng lực tài chính, từ đó gia tăng nguồn vốn trung, dài hạn để mở rộng hoạt động kinh doanh và thị phần.
Theo số liệu thống kê từ báo cáo tài chính quý 4/2022 của 28 ngân hàng, tổng tài sản của các nhà băng này đạt hơn 12,7 triệu tỷ đồng, tăng 17% so với năm 2021. Trong đó, 10 ngân hàng có quy mô tài sản lớn nhất đang nắm giữ 9,97 triệu tỷ đồng, tương ứng với 77,5% tổng tài sản các ngân hàng được thống kê. Theo đó, 10 ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất có sự góp mặt của BIDV, Vietcombank, VietinBank, MB, Techcombank, VPBank, ACB, SHB, Sacombank và HDBank.
Trong các ngân hàng Việt này, nhóm ngân hàng quốc doanh BIDV, Vietcombank, VietinBank đã tăng trưởng tổng tài sản tăng từ 18%-28%; Nhóm ngân hàng cổ phần tư nhân gồm: Techcombank, MB, ACB, SHB, Sacombank, HDBank ghi nhận tăng tổng tài sản từ 9%-15%.
Song song với việc tăng vốn và tài sản, các ngân hàng trên cũng đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế trong quản trị rủi ro theo Basel II và tự xây dựng cho chính mình một “bộ đệm” vững chắc để có thể đối phó với những rủi ro tín dụng, vận hành, thị trường và cả dự trữ để dự phòng cho những rủi ro không thể lường trước được.
Nhờ củng cố, tăng cường nội lực, đáp ứng theo chuẩn mực quốc tế, thời gian qua, nhiều ngân hàng tại Việt Nam đã được các tổ chức, định chế tài chính quốc tế lớn như World Bank, IFC, ADB đánh giá cao và bắt tay đầu tư, tài trợ thương mại với những gói hợp tác giá trị cao. Những ngân hàng nội sáng giá, lọt vào mắt xanh của các định chế tài chính quốc tế có thể kể đến BIDV, Vietinbank, Techcombank, SHB, VIB, SeaBank,…
Xem thêm: Ngân hàng Việt Nam – Niềm tin và hy vọng
Theo các chuyên gia kinh tế, vốn điều lệ và tổng tài sản cao là “bộ đệm” giúp cho các ngân hàng Việt có thêm nguồn lực để chống chọi với những khó khăn, thách thức; đồng thời, hỗ trợ doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung phục hồi hoạt động sản xuất – kinh doanh. Bên cạnh đó, một số ngân hàng với sứ mệnh chính trị, khát vọng vươn tầm quốc tế, thì việc tăng vốn hết sức quan trọng để mở rộng thị phần ra nước ngoài, trở thành ngân hàng hàng đầu trong khu vực và thế giới.
Trong Top 10 ngân hàng tại Việt Nam có vốn và tổng tài sản lớn nhất hệ thống hiện nay, thì Vietcombank, BIDV, VietinBank, MB, SHB, HDBank và Sacombank là những ngân hàng đã và đang mở rộng thị phần ra nước ngoài thông qua mở ngân hàng con, ngân hàng 100% vốn, chi nhánh và Văn phòng đại diện (VPĐD).
Cụ thể, Vietcombank mở chi nhánh tại Úc; VPĐD tại Mỹ, Hồng Kông, Singapore; Ngân hàng con tại Lào. BIDV có VPĐD tại Cộng hòa Séc, Campuchia, Lào, Myanmar, Đài Loan, Nga. MB có chi nhánh ở Campuchia, Lào. Sacombank có ngân hàng con tại Lào và Campuchia. HDBank có VPĐD tại Myanmar. SHB có 02 chi nhánh tại Lào; Ngân hàng 100% vốn tại Campuchia.
Trong đó, BIDV, Vietcombank, SHB là những đại diện có sứ mệnh, tầm vóc và mở rộng thị phần tại nước ngoài sớm và mạnh mẽ nhất, đặc biệt tại thị trường Lào và Campuchia.
Xét về sự hiệu quả khi hoạt động tại thị trường ở nước ngoài, SHB là một trong những ngân hàng TMCP tư nhân Việt Nam mở rộng thị phần ra nước ngoài sớm và hiệu quả nhất. Nhờ việc sớm “xuất ngoại” giúp SHB chiếm thị phần không nhỏ trong hoạt động tín dụng tại hai quốc gia này. Những năm trước đó, thị trường nước ngoài đều mang về cho SHB hàng trăm tỷ đồng doanh thu và lợi nhuận mỗi năm.
Theo đại diện SHB, trong quá trình phát triển, SHB luôn mang trong mình tâm thế và sứ mệnh của một trong những ngân hàng thương mại Top đầu, thể hiện “Khát vọng dẫn đầu” với tôn chỉ “Phụng sự từ Tâm” trong mọi hoạt động, tạo nên giá trị khác biệt trên thị trường. Triết lý thương hiệu của SHB là luôn tâm niệm phụng sự Quốc gia, Cộng đồng và Khách hàng, từ đó đưa Ngân hàng vươn xa và dẫn đầu các lĩnh vực hoạt động, hướng tới vị trí một định chế tài chính hàng đầu Việt Nam, vươn tầm khu vực.
Xét ở góc độ đánh giá từ các tổ chức quốc tế uy tín, gần đây, Công ty tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới Brand Finance đã công bố Bảng xếp hạng 500 ngân hàng đứng đầu thế giới về giá trị thương hiệu năm 2023, Việt Nam có 12 ngân hàng lọt vào bảng Banking 500 2023 Ranking. gồm: Vietcombank, Agribank, BIDV, Techcombank, VietinBank, VPBank, MB, SHB, ACB, Sacombank, HDBank và VIB.
Với 12 ngân hàng lọt vào bảng Banking 500 2023 Ranking, Việt Nam đứng đầu khu vực ASEAN về số lượng nhà băng lọt Top500. Kế tiếp là Indonesia và Philippines (cùng có 9 ngân hàng), Malaysia (8 ngân hàng), Thái Lan (6 ngân hàng) và Singapore (3 ngân hàng).
Báo cáo Brand Finance Banking 2023 cho rằng, các thương hiệu ngân hàng trên toàn cầu đã tiếp tục phục hồi đáng kể sau đại dịch COVID-19, có sự cải thiện trong các dịch vụ ngân hàng số, các biện pháp kích thích của chính phủ tương đối thành công và sự gia tăng của các nền tảng ngân hàng di động và trực tuyến đã góp phần mang lại hiệu quả tích cực cho ngành này.
Bảng xếp hạng cho thấy, ngân hàng tại Việt Nam phát triển toàn diện hơn, hoạt động an toàn, lành mạnh hơn, giảm thiểu rủi ro, không còn phụ thuộc vào tăng trưởng tín dụng, thể hiện khả năng chống chịu rủi ro tốt trước cú sốc bên ngoài và cải thiện nguồn thu theo hướng bền vững hơn so với các ngân hàng trong khu vực.
Bảng xếp hạng trên của Brand Finance dựa trên kết quả kinh doanh năm 2021. Với kết quả kinh doanh năm 2022 có tăng trưởng lợi nhuận rất cao (BIDV tăng 70%, SHB tăng 54%, VP Bank tăng 48%, ACB tăng 43%, Vietcombank tăng 39%, MB tăng 38%…) thì có thể trong bảng xếp hạng năm sau, các ngân hàng Việt sẽ tiếp tục tăng hạng mạnh.
Trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng mở cửa, việc các định chế tài chính mở rộng hoạt động ra nước ngoài sẽ hỗ trợ rất nhiều không chỉ cho kiều bào mà còn cho các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh ở đây. Trong thời gian tới sẽ chứng kiến thêm nhiều ngân hàng Việt Nam tiếp tục mở rộng thị phần ra nước ngoài và vươn tầm ra quốc tế.
Các Ngân hàng uy tín tại Việt Nam trong năm 2022 được xếp hạng theo các tiêu chí sau:
Với các tiêu chí trên, VietNam Report đã đưa ra báo cáo xếp hạng dựa vào hai hạng mục mục là Ngân hàng Thương mại và Ngân hàng TMCP Tư nhân.
Trong danh sách sách 10 Ngân hàng uy tín tại Việt Nam tính đến hết tháng 6/2022, có các Ngân hàng nhà nước và các Ngân hàng TMCP tư nhân.
Theo báo cáo của Brand Finance, năm 2023 các thương hiệu ngân hàng Việt có mức tăng trưởng tổng thể về giá trị thương hiệu lên tới 31,3% so với năm 2022.
Công ty tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới Brand Finance vừa công bố bảng xếp hạng 500 ngân hàng đứng đầu thế giới về giá trị thương hiệu năm 2023, trong đó, Việt Nam có 12 ngân hàng lọt vào bảng Banking 500 2023 Ranking.
Theo công bố của Brand Finanance, 12 ngân hàng của Việt Nam lọt vào danh sách gồm: Vietcombank (137), Agribank (159), BIDV (161), Techcombank (163), VietinBank (171), VPBank (173), MB (230), ACB (273), Sacombank (354), HDBank (400), SHB (420) và VIB (492).
Trong 12 ngân hàng này, chỉ có duy nhất Agribank giảm hạng từ 157 xuống 159; 10 ngân hàng khác tăng hạng; còn VIB lần đầu lọt vào danh sách này.
Với 12 ngân hàng, Việt Nam đứng đầu khu vực ASEAN về số lượng nhà băng lọt Top500. Tiếp theo là Indonesia và Philippines cùng có 9 ngân hàng, Malaysia (8 ngân hàng), Thái Lan (6 ngân hàng) và Singapore (3 ngân hàng).
Ngân hàng “rót” mạnh vào lĩnh vực bất động sản.
Theo Ngân hàng nhà nước cho biết dư nợ tín dụng Bất động sản của toàn ngành đến cuối năm 2022 đạt khoảng 2,58 triệu tỷ đồng, tăng khoảng 24,27% so với cuối năm 2021, là một trong những lĩnh vực tăng trưởng cao nhất và chiếm tỷ trọng lớn 21,2% tổng dư nợ đối với nền kinh tế cao nhất trong 5 năm qua.