Đường vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh – tuyến đường trọng điểm miền Nam.

Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh được phê duyệt theo Quyết định số 1697/QĐ-TTg ngày 28/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chi tiết đường Vành đai 3. Nghị quyết của Quốc hội ngày 16/6/2022 về chủ trương đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 TP.HCM nêu rõ, dự án chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án từ năm 2022, cơ bản hoàn thành năm 2025 và đưa vào khai thác từ năm 2026.

Với tổng đầu tư gần 75.400 tỷ đồng, tuyến Vành đai 3 vừa khởi công là dự án giao thông lớn nhất phía Nam từ trước đến nay, giúp kết nối nhiều tỉnh thành Đông Nam Bộ.

1. Tổng Quan Về Đường Vành đai 3 Hồ Chí Minh (Cập Nhật 11/2024)

Dự án Vành đai 3 có tổng chiều dài 76,3km, đi qua 4 địa phương: TP.HCM (47,35km), tỉnh Đồng Nai (11,26km), tỉnh Bình Dương(10,76km), tỉnh Long An (6,81km).

  • Quy hoạch đường vành đài 3 Hồ Chí Minh

Đường Vành đai 3 TP.HCM sẽ tạo thành vòng cung bao quanh thành phố với các nút giao quan trọng, gồm:

– Nút giao với Quốc lộ 1A tại địa phận Tân Vạn của thành phố Dĩ An, Bình Dương.

– Nút giao với Quốc lộ 13 cũng tại Bình Dương, ở địa phận thành phố Thủ Dầu Một.

– Nút giao tại Củ Chi với cao tốc TP.HCM, Mộc Bài.

– Tiếp tục giao với Quốc lộ 1A ở huyện Bến Lức, Long An.

– Nút giao với cao tốc Bến Lức – Long Thành tại địa phận Bến Lức và Nhơn Trạch.

– Nút giao với cao tốc Long Thành – Dầu Giây tại địa phận Quận 9 TP.HCM.

Dự án đi qua địa phận các tỉnh, thành Long An, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai, quy mô 8 làn xe cơ giới, 2 làn xe khẩn cấp và đường song hành hai bên, vận tốc 100 km/h.

Về mốc tiến độ, sau khi được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư vào tháng 5 năm 2022, dự án chính thức khởi công vào ngày 18 tháng 6 năm 2023, dự kiến thông xe năm 2025 và hoàn thành toàn bộ dự án vào năm 2026.

2. Bản đồ đường vành đai 3 Hồ Chí Minh đi qua những đâu?

Đường vành đai 3 tp. Hồ chí minh - tuyến đường trọng điểm miền nam
Đường vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh – tuyến đường trọng điểm miền Nam
Đường Vành đai 3 TP.HCM đi qua 4 tỉnh thành và được chia thành 4 đoạn lớn, đó là: Tân Vạn – Bình Chuẩn, Tân Vạn – Nhơn Trạch, Bình Chuẩn – Quốc lộ 22, Quốc lộ 22 – Bến Lức. Cụ thể:
Đoạn đường Vành đai 3 đi qua Thông tin chi tiết
Đoạn trên địa phận TP.HCM – Dài 47,51km, gồm hai phần: qua thành phố Thủ Đức và đoạn qua các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh.
– Đoạn qua Thủ Đức có chiều dài 14,73 km, tính từ điểm giáp với nút cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây và kết thúc tại nút giao Tân Vạn.
– Đoạn qua huyện Củ Chi, Hóc Môn và Bình Chánh dài tổng cộng 32,6 km với điểm đầu là nơi tiếp giáp cầu Bình Gởi và điểm cuối là hết cầu Thầy Thuốc.
Đoạn trên địa phận Tỉnh Bình Dương – Dài 26,06 km, qua các thành phố Thủ Dầu Một, Thuận An và Dĩ An.
– Cụ thể gồm có 15,3 km trùng với đường Mỹ Phước – Tân Vạn đã đi vào khai thác, đoạn dự án thành phần 2B đến nút giao Tân Vạn là 2,53km và đoạn còn lại Bình Chuẩn – sông Sài Gòn là 8,23km.
Đoạn trên địa phận Tỉnh Đồng Nai Dài 11,26km.
Điểm đầu của đường thuộc địa phận xã Vĩnh Thanh của huyện Nhơn Trạch và điểm cuối ở cầu Nhơn Trạch để nối sang thành phố Thủ Đức.
Đoạn trên địa phận Tỉnh Long An Dài 6,8km.
Qua các xã Mỹ Yên, Tân Hòa và Tân Bửu thuộc huyện Bến Lức.
Đường Vành đai 3 đi qua 4 tỉnh, thành phố
Vị trí đường Vành đai 3 qua từng quận/huyện/thành phố, từng khu đất như phần dưới đây:
  • Đường vành đai 3 qua Nhơn Trạch

Vành đai 3 qua huyện Nhơn Trạch bắt đầu từ cao tốc Bến Lức – Long Thành, đoạn qua xã Vĩnh Thanh, cách UBND xã Vĩnh Thanh khoảng 1km về phía Đông Nam.

Sau đó, tuyến đường chạy lên hướng Bắc – qua Khu công nghiệp Nhơn Trạch – cắt đường Tôn Đức Thắng (đoạn cách UBND huyện Nhơn Trạch khoảng 3 km về phía Tây Nam) – chạy sát phía Tây Nam Dự án King Bay – đi qua sông Soài Rạp để bắt sang TP HCM.

Theo bản đồ đường Vành đai 3 TP.HCM, các địa phương có tuyến đường đi qua đều nắm giữ vai trò quan trọng, không chỉ của phía Nam mà cả nước.
Trong đó, ngoài TP.HCM là đầu tàu kinh tế, và là một trong hai trung tâm lớn nhất cả nước thì Bình Dương được xem là “thủ phủ công nghiệp”. Long An liền kề TP.HCM lại là cửa ngõ Đồng bằng sông Cửu Long, có mạng lưới các khu công nghiệp dày đặc. Đồng Nai là cửa ngõ vùng kinh tế Nam Bộ, một trong 4 góc của tứ giác phát triển.
  • Đường Vành đai 3 qua thành phố Thủ Đức (quận 9)

Về lộ trình, Vành đai 3 qua quận 9 bắt đầu từ sông Soài Rạp giáp với huyện Nhơn Trạch kể trên – đi qua gần miếu Bà Sở Dừa; đi lên hướng Bắc, cắt cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây; qua phía Tây dự án Tăng Long; chạy gần hết phía Tây Khu công nghệ cao Sài Gòn (Saigon Silicon City) thì rẽ qua rạch Gò Công; sau đó bắt vào đường Nguyễn Xiển; điểm cuối bắt vào Xa lộ Hà Nội.

  • Đường Vành đai 3 qua Bình Dương

Đường Vành đai 3 qua Bình Dương gồm 2 đoạn. Đoạn thứ nhất chạy trùng với cao tốc Mỹ Phước – Tân Vạn đã làm. Đoạn này bắt đầu từ quận 9, chạy qua Dĩ An, Thuận An cho đến giáp địa phận Thủ Dầu Một (hình dưới đây).

Đoạn thứ hai sắp làm có lộ trình như sau: Bắt đầu từ đường Mỹ Phước – Tân Vạn, đoạn TP Thuận An giáp ranh với Thủ Dầu Một kể trên; qua phía Tây Nam phường Phú Hòa (Thủ Dầu Một); qua các phường An Thạnh, An Sơn (Thuận An); sau đó đi qua sông Sài Gòn để bắt vào huyện Củ Chi.

  • Đường Vành đai 3 qua Củ Chi

Vành đai 3 qua huyện Củ Chi có lộ trình như sau: Bắt đầu từ sông Sài Gòn đoạn giáp với Thuận An kể trên; chạy sang hướng Tây, qua khu vực gần chùa Linh Phước; cắt đường Võ Văn Bích; cắt Tỉnh lộ 15; sau đó chạy vòng cung theo hướng Tây Nam để bắt vào huyện Hóc Môn.

  • Đường Vành đai 3 qua Hóc Môn

Đối với huyện Hóc Môn, chúng ta cũng có thể xem quy hoạch đường Vành đai 3 trên hệ thống của Sở QH-KT mà chúng tôi đã nêu ở phần qua quận 9 bên trên.

Về cơ bản, Vành đai 3 nằm ở phía Tây Bắc và Tây của huyện Hóc Môn, phần lớn lộ trình chạy song song với đường Thanh Niên, cắt các trục đường lớn là Quốc lộ 22 và Nguyễn Văn Bứa trước khi bắt vào huyện Bình Chánh.

  • Đường Vành đai 3 qua Bình Chánh

Tại huyện Bình Chánh, phần lớn đường Vành đai 3 chạy dọc cánh đồng ở phía Tây và Tây Nam huyện này.

Điểm đầu giáp huyện Hóc Môn, đoạn cách chợ Vĩnh Lộc A khoảng 4km về hướng Tây; cắt đường Trần Văn Giàu, đoạn gần Cửa hàng xăng dầu Thái Dương; sau đó chạy vòng cung theo hướng Tây Nam trước khi bắt vào huyện Bến Lức (tỉnh Long An), đoạn gần hồ câu cá Bình Lợi.

  • Đường Vành đai 3 qua Bên Lức

Đây là đoạn còn lại trong lộ trình đường Vành đai 3, đoạn này thuộc địa bàn huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Điểm đầu từ đoạn giáp ranh với huyện Bình Chánh kể trên, điểm cuối đấu nối vào nút giao cao tốc Bến Lức – Long Thành với cao tốc TP HCM – Trung Lương.

3. Phối cảnh đường vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh

Vành đai 3 - đoạn kết nối với cao tốc tp hcm - long thành - dầu giây
Vành đai 3 – đoạn kết nối với cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây

Vành đai 3 đi qua TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, giai đoạn một dài hơn 76 km, quy mô 4 làn cao tốc cùng đường song hành. Dự án chia làm 8 dự án thành phần, mỗi địa phương thực hiện hai dự án, gồm giải phóng mặt bằng và xây lắp.

Tại đoạn kết nối với cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây, trên Vành đai 3 sẽ được xây thêm một cầu vượt ngang và 4 nhánh rẽ để liên thông giữa hai tuyến đường.

Phối cảnh phần đường phía dưới của tuyến vành đai
Phối cảnh phần đường phía dưới của tuyến vành đai

Theo kế hoạch, đoạn Vành đai 3 trên địa bàn TP HCM dài hơn 47 km sẽ khởi công ngày 18/6. Các địa phương còn lại dự tính khởi công dự án trên địa bàn từ ngày 26 đến 30/6.

Phối cảnh thiết kế đường vành đai 3 hcm
Phối cảnh thiết kế đường Vành đai 3 HCM

Vành đai 3 là dự án kết nối 5 tuyến cao tốc hướng tâm, gồm: TP HCM – Trung Lương, TP HCM – Long Thành – Dầu Giây, Bến Lức – Long Thành, TP HCM – Mộc Bài và TP HCM – Chơn Thành, tạo liên kết cho cả vùng.

Tại TP HCM, dự án có gần 13 km đi trên cao, từ nút giao cao tốc Long Thành – Dầu Giây đến Tân Vạn. Thiết kế này nhằm phù hợp địa hình, giảm chi phí bồi thường

Dự án có 6 nút giao lớn, kết nối cao tốc Bến Lức – Long Thành, Long Thành – Dầu Giây, Tân Vạn, TP HCM – Trung Lương, Bình Chuẩn và Tỉnh lộ 10.

Tại Long An, địa phương có đoạn Vành đai 3 đi qua ngắn nhất gần 7 km thuộc huyện Bến Lức cũng đang hoàn thiện các hồ sơ để khởi công dự án trong tháng 6.

Đoạn Vành đai 3 trên địa bàn Bình Dương dài gần 11 km, qua TP Dĩ An, Thủ Dầu Một và Thuận An, đang được địa phương triển khai chi trả tiền bồi thường cho các hộ dân. Dự kiến tỉnh sẽ khởi công dự án trước 30/6, tại hai vị trí đã có mặt bằng bao gồm nút giao Bình Chuẩn và cầu Bình Gửi.

Tại nút giao Tân Vạn, Bình Dương, giai đoạn một sẽ đầu tư hoàn chỉnh với quy mô gồm: cầu vượt theo hướng Vành đai 3 băng qua nút giao cùng các nhánh rẽ trái từ tuyến vành đai xuống quốc lộ 1, nhánh theo hướng từ Bình Chuẩn đi cầu Đồng Nai.

Một vòng xoay, cầu vượt kết nối vành đai 3 với đường tỉnh 25c tại huyện nhơn trạch
Một vòng xoay, cầu vượt kết nối Vành đai 3 với đường tỉnh 25C tại huyện Nhơn Trạch

Tại Đồng Nai, dự án Vành đai 3 dài hơn 11 km với điểm đầu ở xã Vĩnh Thanh, huyện Nhơn Trạch, điểm cuối tại cầu Nhơn Trạch nối qua TP Thủ Đức (TP HCM) với quy mô 4 làn xe, tốc độ thiết kế 100 km/h.

Vành đai 3 và đường song hành qua sông rạch chay, huyện nhơn trạch
Vành đai 3 và đường song hành qua sông Rạch Chay, huyện Nhơn Trạch

Theo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Đồng Nai, địa phương đã phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải cố gắng khởi công dự án vào cuối tháng 6 tới theo đúng kế hoạch.

Phối cảnh cầu nhơn trạch bắc qua sông đồng nai
Phối cảnh cầu Nhơn Trạch bắc qua sông Đồng Nai

Cầu Nhơn Trạch bắc qua sông Đồng Nai với tổng mức đầu tư 1.800 tỷ đồng. Đây là cây cầu lớn nhất đường vành đai, thuộc thành phần dự án 1A, đoạn Tân Vạn – Nhơn Trạch.

Toàn tuyến Vành đai 3, giai đoạn 1 dự kiến hoàn thành năm 2026, mở ra không gian phát triển các hành lang công nghiệp, kết nối nhiều cụm cảng biển, giảm thời gian đi lại cũng như chi phí logistics. Công trình cũng được kỳ vọng tạo liên kết vùng, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội Vùng trọng điểm phía Nam.

4. Vai Trò Của Đường Vành đai 3 Hồ Chí Minh

Tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, nơi tập trung đông dân cư, việc quy hoạch các tuyến đường vành đai đóng vai trò quan trọng, góp phần giải quyết các vấn đề về giao thông và thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển.
Chỉ sau một năm được quốc hội thông qua chủ trương, các địa phương có đường vành đai 3 hồ chí minh đi qua đã sẵn sàng cho việc khởi công dự án
Chỉ sau một năm được Quốc hội thông qua chủ trương, các địa phương có đường vành đai 3 Hồ Chí Minh đi qua đã sẵn sàng cho việc khởi công dự án
Trong đó, tuyến đường Vành đai 3 thành phố Hồ Chí Minh là tuyến đường được phê duyệt chủ trương từ năm 2011 và điều chỉnh năm 2013. Đây là dự án có vai trò quan trọng, không chỉ với TP.HCM, các tỉnh thành có đường đi qua mà còn cho toàn vùng, cụ thể:
– Giúp giảm áp lực về giao thông cho các tuyến đường nội đô của thành phố vốn đang thường xuyên gặp phải tình trạng ùn ứ, kẹt xe.
– Thúc đẩy sự hình thành của các khu đô thị mới, thành phố vệ tinh, hoàn thiện kết cấu hạ tầng cũng như thúc đẩy các công trình phục vụ đời sống. Từ đó, kéo dân cư từ đô thị trung tâm TP.HCM ra bên ngoài, góp phần giãn dân ở nội đô. Đồng thời tạo sự kết nối với những đô thị vệ tinh đang phát triển như: Bến Lức, Đức Hòa, Nhơn Trạch,…
– Hình thành mạng lưới giao thông huyết mạch tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Đây sẽ là điều kiện quan trọng đối với giao thương, liên kết vùng, thu hút các nhà đầu tư, từ đó tạo ra nhiều cơ hội tăng trưởng, phát triển kinh tế toàn diện.
– Thời gian đi lại giữa TP.HCM với các địa phương như: Long An, Đồng Nai, Bình Dương được ngắn lại đáng kể. Giao thương từ vùng Tây Nam Bộ ra các tỉnh phía Bắc cũng thuận lợi, nhanh chóng hơn. Thời gian đi Vũng Tàu, Mộc Bài (Tây Ninh), Bình Phước về Đồng bằng sông Cửu Long cũng rút ngắn.
– Các vùng, khu công nghiệp trọng điểm phía Nam được kết nối, mở ra các cơ hội phát triển mới cũng như khả năng hợp tác trong đầu tư. Đồng thời, hệ thống công nghiệp trong vùng theo đó cũng được điều chỉnh, sắp xếp lại.

Vành đai 3 TP.HCM là hình mẫu

Đại diện Sở Giao thông vận tải TP.HCM cho biết dự án vành đai 3 TP.HCM là hình mẫu của cơ chế ban chỉ đạo, ban chỉ huy. Ban chỉ đạo là cơ quan đầu mối phối hợp với Tổ công tác Chính phủ và cùng với bộ ngành giải quyết các vấn đề chung cho toàn dự án, các vấn đề có tính chất liên tỉnh.

Còn dự án thành phần 1 (xây lắp) và dự án thành phần 2 (mặt bằng) có hai ban chỉ huy. Ban chỉ huy giúp ban chỉ đạo điều hành, điều phối các nguồn lực và đôn đốc sở ngành thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến dự án…

Bên cạnh đó, dự án còn có hội đồng cố vấn gồm các chuyên gia giàu kinh nghiệm để góp ý, đề xuất giải pháp tối ưu để triển khai dự án đảm bảo chất lượng, tiến độ, hiệu quả đầu tư.

Đến thời điểm này cho thấy cơ chế điều hành theo mô hình ban chỉ đạo, ban chỉ huy đã phát huy hiệu quả. Sau khi khởi công, ban chỉ đạo, ban chỉ huy, hội đồng cố vấn theo sát để kịp thời giải quyết vướng mắc ngoài thẩm quyền của chủ đầu tư, đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình.

5. Bất động sản Hồ Chí Minh vùng ven chuyển động theo Đường vành đai 3

Sau khi chính thức được khởi công xây dựng, Dự án Đường vành đai 3 TP.HCM đã trở thành “làn gió mới” thổi vào thị trường địa ốc vốn đang bí bách

Ngay sau khi Dự án Đường vành đai 3 TP.HCM chính thức được khởi công xây dựng, nhiều người đã rục rịch đi “săn” bất động sản trở lại.

Theo lời kể của nhà đầu tư Nguyễn Bắc (quận Gò Vấp, TP.HCM), mức giá ở những khu vực mà đường Vành đai 3 đi qua như Nhơn Trạch, Tân Vạn (Đồng Nai), Bình Chuẩn (Bình Dương), quận 9 cũ (nay là TP. Thủ Đức), Bến Lức (Long An)… đã tăng khá nhiều trong 1 năm trở lại đây, đa phần tăng mức từ 50% trở lên. Tuy nhiên, đây mới chỉ là mức giá thông tin ban đầu, đến khi dự án đi vào hoạt động, thì giá sẽ còn tăng nữa và vì thế, cần phải “săn hàng” từ bây giờ để có được giá tốt nhất.

Bất động sản hồ chí minh vùng ven chuyển động theo đường vành đai 3
Bất động sản Hồ Chí Minh vùng ven chuyển động theo Đường vành đai 3

Sau khi cân nhắc, anh đã quyết định xuống tiền mua mảnh đất có diện tích 90 m2, với giá 1,2 tỷ đồng tại xã Tân Bửu (huyện Bến Lức, tỉnh Long An). Theo phân tích của nhà đầu tư này, khu đất nằm ngay gần huyện Bình Chánh (TP.HCM) và Đường vành đai 3, mà giá chỉ hơn 13 triệu đồng/m2.

Tương tự, trong tuần qua, nhóm đầu tư gồm 6 người đến từ TP.HCM cũng không ngừng “lùng sục” tại khu vực huyện Củ Chi (TP.HCM), bởi Đường vành đai 3 có khoảng 6,2 km đi qua hai xã là Bình Mỹ và Tân Thạnh Đông của huyện.

Thông tin từ nhóm này cho thấy, giá đất nông nghiệp tại các xã Bình Mỹ, Tân Thạnh Đông, Tân Phú Trung… có giá trung bình từ 5-7 triệu đồng/m2, tùy thuộc vị trí đường lớn hay nhỏ, đa phần đất nông nghiệp đều có diện tích lớn trên 500 m2. Giá đất thổ cư có giá trung bình khoảng 18 triệu đồng/m2 diện tích từ 80 m2 – 120 m2; khu vực gần cầu vượt Củ Chi giá trung bình từ 20 triệu đồng/m2…

“Cú huých” cho thị trường

Xu hướng đầu tư “ăn theo” hạ tầng không phải mới, nhưng trong thời điểm hiện nay, đây là “kim chỉ nam” được nhiều nhà đầu tư bất động sản ưa chuộng. Bởi trong bối cảnh thị trường vẫn còn nhiều thách thức, sự đột phá về hạ tầng chính là cú huých để tăng giá trị và tăng thanh khoản.

Không chỉ trên địa bàn TP.HCM, thị trường nhà đất tại các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương cũng như khá nhiều dự án bất động sản cũng được hưởng lợi theo Đường vành đai 3.

5
(3 votes)
Article Rating

Phương Thảo Phạm – Chuyên viên tư vấn đầu tư Bất Động Sản với kinh nghiệm hơn 5 năm trong lĩnh vực tư vấn các sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng tại Phú Quốc. Xuất phát điểm của tôi là các dòng Shophouse, Biệt thự biển và Condotel của CĐT BIM Group; Sau đó mở rộng thêm qua các sản phẩm của chủ đầu tư VIN Group, SUN Group, CEO, Tân Á Đại Thành,… để phục vụ đa dạng nhu cầu của các Nhà Đầu Tư.

Tuy mới hơn 5 năm trong ngành nhưng với kinh nghiệm gần 10 năm của một Marketing, Tôi luôn đặt mong muốn của khách hàng lên trên hết để hiểu chính xác được sản phẩm nào, CĐT nào phù hợp với khách hàng nhất. Đến thời điểm hiện tại, Phương Thảo tự tin rằng Nhà Đầu Tư đến với Phương Thảo đều nhận được phương án đầu tư phù hợp.