Dừng lập quy hoạch đặc khu Phú Quốc không ảnh hưởng gì đến nội dung định hướng đưa đảo Phú Quốc trở thành đặc khu.

Chiều 5-8, trả lời Tuổi Trẻ, ông Mai Anh Nhịn – phó chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang – khẳng định như trên.

Ông nói: “Việc tỉnh kiến nghị Thủ tướng Chính phủ dừng lập quy hoạch đặc khu Phú Quốc không ảnh hưởng gì đến nội dung định hướng đưa đảo Phú Quốc trở thành khu hành chính – kinh tế đặc biệt (đặc khu) trong tương lai là không thể chờ.”

Vậy Vì sao UBND tỉnh Kiên Giang lại xin tạm dừng lập quy hoạch Phú Quốc theo định hướng là đặc khu & Dừng quy hoạch Phú Quốc thành đặc khu kinh tế, thị trường bất động sản sẽ ra sao?

Trước đó, Kiên Giang đã có đề nghị tạm dừng Quy hoạch đảo Phú Quốc thành đặc khu kinh tế.

Và  Bộ xây dựng chấp thuận đề nghị tạm dừng Quy hoạch đảo Phú Quốc thành đặc khu kinh tế.

Thứ nhất: Vì sao UBND tỉnh Kiên Giang lại xin tạm dừng lập quy hoạch Phú Quốc theo định hướng là đặc khu?

Các đại biểu Quốc hội cho rằng tỉnh Kiên Giang xin tạm dừng xây dựng quy hoạch huyện đảo Phú Quốc thành đặc khu kinh tế là phù hợp để thực hiện một quy hoạch mới, khi thể chế cho đặc khu chưa biết đến bao giờ được thông qua.

Thực ra đảo Phú Quốc đã được Chính phủ 3 lần phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch và 1 lần Chính phủ cho chủ trương. Năm 2010, Chính phủ ban hành quyết định 633 với một nội dung quan trọng là xác định tính chất Phú Quốc sẽ là “khu hành chính – kinh tế đặc biệt”.

UBND tỉnh Kiên Giang cho biết “Đề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc đến năm 2010 và tầm nhìn đến 2020” được Thủ tướng phê duyệt từ năm 2004 đến nay đã không còn phù hợp với thực tế phát triển của đảo Phú Quốc.

Bãi trường, phú quốc
Bãi Trường, Phú Quốc

Tháng 8/2018, Thủ tướng đã đồng ý chủ trương cho phép tỉnh Kiên Giang lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội đảo Phú Quốc theo định hướng trở thành đặc khu kinh tế. Tỉnh Kiên Giang đã thực hiện một số thủ tục lập quy hoạch. Tuy nhiên đến nay, dự thảo luật đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt vẫn chưa được Quốc hội thông qua.

Vì vậy, việc lập quy hoạch đảo Phú Quốc trở thành đặc khu kinh tế gặp nhiều khó khăn, vướng mắc khi chưa xác định cơ sở pháp lý, trình tự thủ tục, nội dung quy hoạch và thành lập hội đồng thẩm định.

“Căn cứ theo các nội dung tại Khoản 4 Điều 16 của Luật Quy hoạch thì việc xây dựng quy hoạch của cấp huyện sẽ được tích hợp vào quy hoạch tỉnh, trong khi nhiều mục tiêu, chỉ tiêu về phát triển kinh tế – xã hội hiện nay của Phú Quốc đã vượt so với các mục tiêu được phê duyệt tại quyết định 178 nêu trên Chỉnh phủ.

Nếu chờ đến quy hoạch tỉnh được lập và phê duyệt thì sẽ khó khăn cho Phú Quốc trong việc định hướng tiếp các mục tiêu, phương hướng phát triển đồng thời sẽ vướng mắc trong quá trình thu hút, kêu gọi và triển khai thực hiện các dự án đầu tư”, UBND tỉnh Kiên Giang cho biết.

Đồng thời, UBND tỉnh Kiên Giang cũng đề nghị Thủ tướng cho phép tỉnh được tổ chức triển khai lập mới Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội đảo Phú Quốc theo hướng quy hoạch khu kinh tế Phú Quốc. Nguồn kinh phí quy hoạch từ nguồn ngân sách địa phương và các nguồn huy động hợp pháp khác.

Ngoài ra, tỉnh Kiên Giang cũng kiến nghị Thủ tướng cho áp dụng hình thức lựa chọn và chỉ định thuê đơn vị tư vấn nước ngoài lập quy hoạch và được thực hiện cơ chế tự thỏa thuận khi xem xét giá trị hợp đồng và thực hiện thanh toán với tư vấn nước ngoài. UBND tỉnh Kiên Giang cam kết chịu trách nhiệm về kết quả lựa chọn tư vấn đảm bảo năng lực, kinh nghiệm, uy tín để lập quy hoạch.

Vì vậy, thường trực UBND tỉnh đã thống nhất trình Chính phủ cho chủ trương xin tạm dừng lập quy hoạch Phú Quốc theo định hướng là đặc khu và lập quy hoạch Phú Quốc theo hướng thành khu kinh tế.

Thứ hai: Dừng quy hoạch Phú Quốc thành đặc khu kinh tế, thị trường bất động sản sẽ ra sao?

Theo đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp), Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội phân tích: nếu sau này, Quốc hội chuẩn bị có động thái phê duyệt, thông qua Luật Đặc khu thì điều chỉnh lại quy hoạch cũ vẫn không có ảnh hưởng vấn đề gì.

Ông phạm văn hòa - ủy viên ủy ban pháp luật của quốc hội.
Ông Phạm Văn Hòa – Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.

Nói về việc các nhà đầu tư lo ngại bị ảnh hưởng bởi cơ chế khi chưa có Luật Đặc khu, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội nhận định hoàn toàn không ảnh hưởng tới nhà đầu tư.

Theo lý giải của ông, hiện, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ và các tỉnh đang rất trân trọng đề nghị tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài cũng như trong nước, để đầu tư ở nước ta trên tất cả các lĩnh vực.

“Ở Phú Quốc thì phải nói rằng là Trung ương và địa phương rất quan tâm vấn đề quy hoạch đặc khu cũng như đầu tư. Đây chỉ là tạm “xóa” quy hoạch đặc khu thôi, còn có các quy hoạch khác vẫn tạo lợi thế cho Phú Quốc”, đại biểu Phạm Văn Hòa cho hay.

Ông lấy dẫn chứng nếu áp dụng quy định cũ thì trường hợp đặc biệt vẫn được cho thuê đất 70 năm, trong khi dự thảo Luật Đặc khu 99 năm. Theo ông, khoảng cách này không xa lắm.

“Các nhà đầu tư đã đầu tư ở Phú Quốc rồi, hoặc ai chưa đầu tư thì thấy Phú Quốc sẽ như hiện giờ và mai sau vẫn thế. Chế độ ưu đãi đầu tư vẫn thế, luật hiện hành quy định rất cụ thể rồi. Kiên Giang xin thêm quy hoạch khu kinh tế để quản lý, vận hành ổn định thì tốt lên thôi”, đại biểu đoàn Đồng Tháp nhấn mạnh.

Theo ông Nguyễn Văn Đính – Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho rằng đây là hướng đi hợp lí trong thời điểm này.

Ông nguyễn văn đính – phó chủ tịch, tổng thư ký hội môi giới bất động sản việt nam.
Ông Nguyễn Văn Đính – Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam.

Đánh giá về tác động của kiến nghị này nếu được hiện thực hoá, ông Đính nói: Chúng tôi đã có những đánh giá về thị trường bất động sản Phú Quốc, số liệu cho thấy giao dịch khu vực này hiện ở mức độ trầm lắng.

“Sự trầm lắng này là do hệ quả sự rối ren vừa qua. Chính sự hỗn loạn khiến nhà đầu tư mất niềm tin, không dám rót tiền”, ông Đính cho rằng với việc có quy hoạch rõ ràng hơn như đề xuất của Kiên Giang sẽ giúp nhà đầu tư có niềm tin hơn.

Ông Đính cho biết, thị trường vừa qua ở Phú Quốc là một sự hỗn loạn, rối rắm. Nguyên nhân chủ yếu do Phú Quốc chưa có quy hoạch cụ thể phát triển sử dụng đất, đầu tư và phát triển hạ tầng phát triển kinh tế huyện đảo Phú Quốc như thế nào.

“Chính vì chưa có sự cụ thể, rõ ràng, thiếu quy hoạch, kế hoạch từ ban đầu nên có sự hỗn loạn, mạnh ai nấy làm. Chính quyền không có cơ sở để ngăn chặn hay phê duyệt cùng với tình trạng quản lý lỏng lẻo. Nhà đầu tư cũng chẳng biết ra sao. Nếu vẫn cứ trong tình trạng như vậy không ai dám rót tiền vào đầu tư nữa”, ông Đính nhận định.

Bên cạnh đó ông Đính cho rằng, việc trầm lắng còn do lượng vốn rất lớn của nhà đầu tư nằm “bất động” ở giai đoạn vừa qua. Nhiều nhà đầu tư “găm” tiền vào đất rừng, đất đồi, đất nông nghiệp… Giờ giao dịch không có, không ai dám xuống tiền.

“Nhà tâm lý trong tâm trạng bất an, không an toàn, sợ thay đổi và thực ra hiện giờ vẫn không rõ ràng nên cũng không ai dám nghĩ chuyện đầu tư”, ông Đính nói. Sau khi đề xuất Kiên Giang thành hiện thực, trên cơ sở quy hoạch đươc phê duyệt, nhà đầu tư biết được chính xác chỗ này được phát du lịch hay chỗ kia phát triển công nghiệp, nông nghiệp, nhà ở, chỗ này được phép đầu tư, chỗ kia không được phép… thì họ sẽ an tâm hơn.

“Cứ có thông tin rõ ràng nhà đầu tư ắt niềm tin sẽ trở lại”, ông Đính nhận định.

3 yếu tố quan trọng nếu muốn rót tiền vào bất động sản như ở Phú Quốc.

Ông Nguyễn Văn Đính cho rằng, hàng loạt vụ việc ở những nơi dự kiến trở thành đặc khu như Vân Đồn, Phú Quốc, Bắc Vân Phong thời gian qua là bài học lớn cho các nhà đầu tư.

Vị chuyên gia này chỉ ra 3 yếu tố quan trọng khi rót tiền đầu tư bất kỳ ở khu vực nào:

Đầu tiên, phải tìm hiểu kỹ thông tin về quy hoạch. Nếu không nắm rõ thì có thể tìm đến tham khảo đơn vị tư vấn uy tín. Thông tin quy hoạch luôn được đặt lên hàng đầu trước khi quyết định đầu tư.

Thứ hai, đó là giấy tờ pháp lí. Nếu cứ tham gia theo kiểu tù mù, thấy rẻ thì đầu tư rất dễ “ăn đòn”. Thời gian qua rất nhiều vụ việc bị lừa khi tham rẻ, không có giấy tờ pháp lý vẫn “cắm đầu” giao dịch. Đây không phải là đòi hỏi vô lý, bởi quy định luật kinh doanh bất động sản buộc chủ đầu tư, đơn vị phân phối phải công bố đầy đủ giấy tờ pháp lý.

Thứ ba, đó là vấn đề thị trường. Phải nhìn vào đó xem đó là thị trường ảo hay thực. Nếu toàn các đầu cơ ngắn hạn thì cần xem xét vì rất dễ có “vấn đề”.


> Đọc thêm: “Sóng” Bất động sản Phú Quốc – dập dềnh cùng “định hướng” Đặc khu kinh tế.


Phú Quốc vẫn giữ vững định hướng thành đặc khu.

ông Mai Anh Nhịn – phó chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang – khẳng định như trên. Ông nói: “Việc tỉnh kiến nghị Thủ tướng Chính phủ dừng lập quy hoạch đặc khu Phú Quốc không ảnh hưởng gì đến nội dung định hướng đưa đảo Phú Quốc trở thành khu hành chính – kinh tế đặc biệt (đặc khu) trong tương lai.”

Ông mai anh nhịn - phó chủ tịch ubnd tỉnh kiên giang.
Ông Mai Anh Nhịn – Phó chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang.

Kiên Giang không thể chờ tích hợp quy hoạch Phú Quốc vào quy hoạch tổng thể kinh tế – xã hội của cả tỉnh?

– Không thể chờ được, sẽ rất lâu. Toàn tỉnh có 15 huyện, TP. Chưa kể phải trình quy hoạch cùng 63 tỉnh, TP cả nước, mà Phú Quốc đang phát triển quá nóng. Ví dụ, chỉ tiêu đến năm 2020 Phú Quốc đón 2 triệu lượt khách nhưng hiện Phú Quốc đã đón gần 3 triệu lượt du khách/năm.

Các hệ thống hạ tầng quan trọng như: điện, cấp nước, giao thông, sân bay… đều đã hoặc sắp quá tải. Hiện tại, ngành điện đã thi công đường cáp điện thứ 2 đưa điện từ đất liền ra đảo. Riêng mở rộng sân bay quốc tế Phú Quốc buộc phải dựa vào quy hoạch mới lập dự án.

Việc lập quy hoạch khu kinh tế thì những định hướng cũ thế nào?

– Cần nói rõ là việc lập quy hoạch khu kinh tế Phú Quốc không ảnh hưởng gì đến nội dung định hướng huyện đảo này trở thành đặc khu trong tương lai.

Phú Quốc vẫn giữ nguyên định hướng trở thành đặc khu, không có gì thay đổi cả. Khi báo chí thông tin Kiên Giang xin dừng lập quy hoạch đặc khu Phú Quốc, tôi có nghe một số dư luận lo lắng, nhất là giới đầu tư bất động sản.

Tôi khẳng định rằng việc này chỉ là tạm dừng lập quy hoạch theo hướng đặc khu, gần như chỉ “đổi tên” chứ không hề thay đổi tính chất, nội dung quy hoạch theo tinh thần quyết định 178 và quyết định 633 của Chính phủ.

 
Article Rating
  • Ông Phú Nguyễn, tên đầy đủ là NGUYỄN VĂN PHÚ hiện là Co-Founder, CEO của Công ty Cổ phần địa ốc WIKI – WIKILAND.
  • Năm 2016, Ông cùng các cộng sự thành lập công ty cổ phần địa ốc Wiki (WikiLand)
  • Ông mong muốn chia sẻ những kiến thức, trải nghiệm của mình để các Nhà đầu tư có cái nhìn tổng quan hơn về thị trường Bất động sản; qua đó có những phương án đầu tư thực sự hợp lý theo từng giai đoạn. Đây cũng là đóng góp phần nhỏ trong sự phát triển chung của thị trường Bất động sản.
  • Bên cạnh đó Ông cũng chia sẻ những trải nghiệm của mình với Nhân viên kinh doanh của thị trường Bất Động Sản với hy vọng tất cả mọi người làm việc bằng cái tâm với nghề và luôn đem đến những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng, nhà đầu tư cũng như các đối tác, chủ đầu tư.