“WIKILAND xin gửi đến quý khách hàng danh mục các dự án Shophouse – Nhà phố  cập nhật tháng 04 năm 2024 đang được đầu tư và phát triển.”

Nhà phố và Shophouse là những loại hình Bất động sản phổ biến, gần như mọi nhừ đầu tư khách hàng đều biết đến và quan tâm. Bởi đây là loại hình Bất động sản mang tính chất đa năng: có thể ở hoặc kinh doanh.

Cùng với đó là giá trị gia tăng của loại hình này tại thị trường Việt Nam khá cao qua từng giai đoạn… Dưới đây là danh sách các dự án Nhà phố – ShophouseWIKILAND phân phối.

Quý nhà đầu tư quan tâm Loại hình Bất động sản Nhà phố và Shophouse vui lòng liên hệ WIKILAND.

Khái niệm nhà phố

Thuật ngữ “nhà phố” vẫn được sử dụng phổ biến hiện nay. Nhà phố có tên gọi khác là nhà ống, loại nhà này là loại nhà sở hữu mặt tiền hẹp, chiều dài khiêm tốn. Chính vì diện tích khiêm tốn như vậy nên chúng được xây sát nhau và có 1 hoặc 2 mặt tiếp giáp với đường giao thông, và kiểu nhà này là kiểu thiết kế vô cùng đặc thù trong ngành xây dựng hiện nay.

Nhà phố, nhà ống là những ngôi nhà được thiết kế, xây dựng có vị trí mặt tiền vô cùng đắc địa. Với vị trí này nó sẽ mang nhiều sự thuận lợi cả về mặt kinh tế lẫn công năng sử dụng cho chủ nhân. Ngày nay thì nhà phố vẫn là sự chọn lựa số một, ưu việt và được yêu thích nhất của các gia đình. Đặc biệt loại hình này còn mang lại nhiều lợi nhuận về mặt kinh tế vì tận dụng được không gian sống kết hợp kinh doanh.

Nhà phố có tên gọi khác là nhà ống, loại nhà này là loại nhà sở hữu mặt tiền hẹp, chiều dài khiêm tốn
Nhà phố có tên gọi khác là nhà ống, loại nhà này là loại nhà sở hữu mặt tiền hẹp, chiều dài khiêm tốn.

Bạn đang xem: » Shophouse – Nhà phố【Cập nhật】04/2024

Các loại hình nhà phố phổ biến hiện nay

Nhà phố liền kề

Kiểu nhà phố phổ biến nhất hiện nay mà bạn dễ dàng bắt gặp nhất đó chính là loại hình nhà phố liền kề. Đây là kiểu thiết kế nhà mặt phố có kiến trúc xây dựng, thiết kế giống nhau được xây dựng liền kề nhau. Không sai chút nào khi đánh giá loại hình này giống như một tổng thể kiến trúc thống nhất theo thiết kế của chủ đầu tư.

Với loại hình nhà phố liền kề luôn kết hợp cùng các tổ hợp như trung tâm thương mại, khu vực mua sắm, khu vui chơi như một thành phố thu nhỏ nhưng vô cùng sầm uất, tiện lợi và hiện đại. Chính tự sự tiện nghi này nó tạo ra khá nhiều thuận lợi cho các hộ dân sinh sống.

Nhà phố liền kề có kiến trúc xây dựng, thiết kế giống nhau được xây dựng liền kề nhau.
Nhà phố liền kề có kiến trúc xây dựng, thiết kế giống nhau được xây dựng liền kề nhau.

Nhà phố thương mại

Nhà phố thương mại được biết đến là khái niệm khá mới mẻ vì gần đây mới xuất hiện trên thị trường bất động sản hiện nay. Ngay từ khi loại hình nhà phố thương mại “trình làng” đã ngay lập tức nhận được rất nhiều ý kiến tích cực của người kinh doanh cũng như người dây. Điểm độc đáo của kiểu nhà phố thương mại này ở chỗ nó là sự kết hợp vô cùng hoàn hảo giữa cửa hàng kinh doanh buôn bán với nhà ở.

Đối với mô hình nhà phố thương mại hiện nay nó thường thường được xây dựng từ 2 tầng trở lên và có vị trí gần các trục đường chính để giúp việc kinh doanh được dễ dàng hơn. Kiểu nhà phố thương mại thường xuất hiện trong các khu dân cư đông đúc, nơi đó thường tập hợp nhiều cửa hàng, buôn bán sầm uất vừa thúc đẩy kinh tế phát triển đồng thời cũng giúp cho đời sống dân sinh ở đó được nâng cao hơn.

Điểm độc đáo của kiểu nhà phố thương mại này ở chỗ nó là sự kết hợp vô cùng hoàn hảo giữa cửa hàng kinh doanh buôn bán với nhà ở.
Điểm độc đáo của kiểu nhà phố thương mại này ở chỗ nó là sự kết hợp vô cùng hoàn hảo giữa cửa hàng kinh doanh buôn bán với nhà ở.

Loại hình nhà phố xanh

Chỉ mới nghe tên “nhà phố xanh” là một loại hình nhà ở thân thiện với môi trường. Khác với các loại hình nhà phố khác thì loại hình nhà phố xanh luôn ưu tiên và sử dụng triệt để những vật liệu gần gũi với môi trường nhưng lại có độ bền cao, mức chi trả hợp lý. Nhà phố xanh vô cùng thích hợp cho những người già, người lớn tuổi và trẻ nhỏ vì nó đem lại một bầu không khí trong lành, khỏe mạnh giúp đề kháng của nhóm đối tượng này được nâng cao hơn.

Nhà phố xanh luôn ưu tiên và sử dụng triệt để những vật liệu gần gũi với môi trường nhưng lại có độ bền cao, mức chi trả hợp lý
Nhà phố xanh luôn ưu tiên và sử dụng triệt để những vật liệu gần gũi với môi trường nhưng lại có độ bền cao, mức chi trả hợp lý.

Nhà phố sân vườn

Rất nhiều chủ nhân đã chọn lựa kiểu nhà phố sân vườn để mang lại cảm giác sống chan hòa, thoải mái cùng với thiên nhiên. Trong loại nhà phố sân vườn này kiến trúc sư thường thiết kế sân vườn tại tầng thượng hoặc tầng trệt. Cảnh quan xanh, không khí trong lành sẽ là lựa chọn lý tưởng ở trong các đô thị đông đúc như hiện nay. Với lối thiết kế xanh từ thiên nhiên mang đến sự thoải mái, thư thái nhất cho chủ nhân sau những ngày làm việc mệt mỏi muốn lấy lại năng lượng. 

Trong loại nhà phố sân vườn này kiến trúc sư thường thiết kế sân vườn tại tầng thượng hoặc tầng trệt.
Trong loại nhà phố sân vườn này kiến trúc sư thường thiết kế sân vườn tại tầng thượng hoặc tầng trệt.

Ưu nhược điểm của nhà phố

Ưu điểm

Thuận lợi cho việc kinh doanh

Ưu điểm đầu tiên cũng là điểm cộng lớn nhất mà nhà mặt phố có được chính là thuận lợi cho việc kinh doanh, mua bán hàng hóa. Đây được đánh giá là một điều dễ nhận thấy nhất. Một căn nhà mặt tiền đẹp, thông thoáng, tiện giao thông chắc chắn sẽ thích hợp cho công việc kinh doanh. Các mô hình nhà phố, nhà ống thường nằm trong những khu đô thị lớn rất thuận lợi cho việc buôn bán và tăng thu nhập cho cả gia đình vì họ không phải chi trả tiền thuê mặt bằng, thuê các gian hàng trong các trung tâm thương mại.

Không gian sống thoải mái

Ưu điểm của nhà mặt phố chính là sự thoải mái mà gia chủ sẽ thấy đây là điểm khác biệt so với nhà chung cư. Ở đây chủ sở hữu hoàn toàn được quyền chủ động khi sửa chữa, cải tạo ngôi nhà của mình mà không hề lo lắng liệu nó có vướng mắc hay phải chịu sự chi phối của ban quản lý tòa nhà nơi sống (chung cư), chủ đầu tư,… và tất cả các hoạt động sinh hoạt riêng tư, sinh hoạt riêng của gia đình được tự do như có được các buổi liên hoan, karaoke… thoải mái nhất. 

Mua nhà mặt phố không lo lỗ lãi

So sánh với các căn hộ chung cư thì nhà mặt phố sẽ không phải lo lắng quá nhiều về tình trạng xuống cấp. Thường thì nhà mặt phố tình trạng xuống cấp sẽ chậm hơn so với nhà chung cư, chính vì điều này mà phần lớn chủ nhân thường yêu thích chọn lựa nhà mặt phố hơn. Đặc biệt khi mua nhà phố chủ nhân còn có thể linh hoạt trong việc bán lại mà không phải lo lắng về tình trạng lỗ, lãi như chung cư.

Nhược điểm

Tiếng ồn

Nếu quyết định chọn nhà mặt phố thì điều này đồng nghĩa với việc đối mặt với tiếng ồn. Đây cũng chính là một trong những điều khiến nhiều gia chủ phải e ngại, phân vân khi chọn sinh sống tại nhà phố, nhất là những ngôi nhà ngoài mặt đường, nơi kinh doanh buôn bán tại nơi sầm uất.

Ở các đô thị đông đúc thì nhịp sống nhanh hơn, dài hơn cho nên cuộc sống mỗi ngày nơi đây thường kết thúc rất muộn đồng nghĩa với việc bạn phải chịu cảnh xe cộ đi lại đông đúc và nhộn nhịp rất lớn và rất lâu. Chính vì điều này mà trong gia đình bạn có người già và trẻ nhỏ thì chọn lựa nhà ống, nhà mặt phố không là quyết định tối ưu.

Nhà ống có chiều ngang nhỏ

Chiều ngang nhỏ là một trong những hạn chế của nhà ống hiện nay, sự hạn chế này khiến cho việc bố trí cũng như lắp đặt nội thất trong căn nhà khó khăn hơn. Nếu không biết sắp xếp chắc chắn căn nhà của bạn sẽ rơi vào tình trạng lộn xộn mà công năng lại không được đảm bảo. Chính vì thế mà nhà ống thường xây 3 tầng để có thể đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng của gia chủ.

Nhà ống thường có không gian bí bách, cứng nhắc

Nhà ống với bề ngang hạn chế cho nên bạn phải chấp nhận sống trong không gian bí, tù túng và thiếu ánh sáng tự nhiên. Thậm trí trong nhà bạn có nhiều phòng phải bật điện hỗ trợ ngay cả vào ban ngày. Xét theo phong thủy thì việc làm này thực sự không tốt cho gia đình của bạn, đặc biệt là gia đình có người nhà và trẻ nhỏ. Nhà ống sẽ được thiết kế theo phong cách hiện đại cho nên sẽ gây ra sự cứng nhắc và có phần nhàm chán, đơn điệu.

Tình trạng an ninh kém

Chắc chắn việc chọn lựa nhà phố đáp ứng được quyền riêng tư cho mình thì đồng nghĩa với việc bạn khó kiểm soát các vấn đề an ninh. Tình trạng trộm cắp, hỏa hoạn,… cũng sẽ xảy ra nhiều hơn ở các khu nhà ống. Do vậy mà đây cũng là điểm bất tiện cho cả nhà bạn. 

Trường hợp bạn muốn đi du lịch, về quê hoặc đi công tác xa thì bạn phải có các phương án như nhờ người nhà đến trông coi hoặc phải đầu tư cho các thiết bị chống trộm, giám sát nên sẽ làm bạn khá tốn thời gian, công sức rồi cả tiền bạc mặc dù sự an tâm chưa hẳn là cao đâu. 

Xung quanh nhà phố có nhiều hộ gia đình, dân cư nhưng cũng sẽ khiến bạn phải lưu tâm. Lý do chính bởi đặc thù nhà ống là độc lập, riêng biệt không giống như ở quê, họ rất hạn chế giao tiếp, không được thân thiết như ở quê. Chưa kể trình độ dân trí trong một khu phố bạn ở cũng chênh lệch nhau cho nên khiến sự giao lưu lại càng có khoảng cách. Một môi trường hạn chế về giao tiếp như vậy thì đối với những gia chủ có con nhỏ cần phải cân nhắc khi đưa ra quyết định có nên mua nhà mặt phố hay không.

Biện pháp khắc phục nhược điểm của nhà phố

Giải pháp tránh thiết kế được cửa sổ bên hông nhà

Nhà phố được thiết kế và xây dựng thường là không thiết kế được cửa sổ mở cánh ở hông nhà. Lý do bởi kiểu nhà ống, nhà phố được thiết kế xây dựng liền kề với nhau bên hông cho nên nó xảy ra tình trạng không bố trí được cửa sổ mở cánh ở đây. Việc không có cửa sổ nó sẽ khiến sự thông thoáng của ngôi nhà bị giảm bớt đi. Giải pháp đưa ra đó chính là thiết kế cửa ban công, các ô thoáng trong nhà giúp đưa gió, không khí, ánh sáng vào trong ngôi nhà của bạn.

Nhà phố thường không thiết kế cửa sổ mở cánh ở hông nhà.
Nhà phố thường không thiết kế cửa sổ mở cánh ở hông nhà.

Thiết kế giếng trời cho nhà ống

Thực tế hiện nay thì các mẫu thiết kế nhà phố đẹp thường có thêm giếng trời trong nhà. Bạn sẽ khá bất ngờ với thiết kế này, với khoảng thông tầng ở trong nhà hoặc phía sau mang ánh sáng, cũng như không khí tự nhiên vào bên trong. Khi không khí được lưu thông sẽ mang đến sự thoải mái, không gian nhà phố.

Một mẫu nhà phố có thiết kế giếng trời trong nhà.
Một mẫu nhà phố có thiết kế giếng trời trong nhà.

Chọn lựa các mẫu thiết kế nhà ống mới lạ

Thông thường các mẫu nhà phố, nhà ống với một khoảng diện tích hạn hẹp thì phong cách thiết kế hiện đại sẽ là sự chọn lựa tối ưu nhất. Tuy nhiên nếu như phong cách hiện đại sẽ dễ gây ra cho chủ nhân có cảm giác cứng nhắc và nhàm chán ngay chính trong không gian nhà bạn thì hãy chọn lựa những mẫu thiết kế nhà ống mới lạ. 

Gợi ý cho bạn đó lối thiết kế không gian xanh ở mặt tiền, không gian xanh ở trong nhà sẽ mang đến cho bạn một không gian đáng sống. Đừng quên trồng thêm cây xanh, tiểu cảnh để giúp ngôi nhà có thêm sức sống hơn nhé!

Hiện nay, các mẫu thiết kế nhà phố mới lạ được ưa chuộng, thể hiện rõ cá tính của gia chủ.
Hiện nay, các mẫu thiết kế nhà phố mới lạ được ưa chuộng, thể hiện rõ cá tính của gia chủ.

Những lưu ý khi mua nhà phố

Vị trí tiềm năng

Khi quyết định đầu tư nhà phố, vị trí chính là yếu tố quan trọng hàng đầu mà các nhà đầu tư cần lưu ý. Trước khi xuống tiền mua nhà, bạn cần xác định được vị trí căn nhà hiện tại có nằm trong khu vực an ninh hay khu quy hoạch nào không, tương lai khu vực này có tiềm năng phát triển hay không. 

Cần ưu tiên chọn lựa những vị trí mà hiện tại hay trong tương lai gần sẽ có hạ tầng giao thông đồng bộ, thuận tiện di chuyển đến trung tâm dù ở gần hay xa. Bên cạnh đó, bạn cần khảo sát tốc độ phát triển của khu vực xung quanh, cần có các tiện ích đầy đủ như trung tâm hành chính, chợ, siêu thị, ngân hàng, bệnh viện, trường học, công viên vui chơi,… để đảm bảo tính thanh khoản trong tương lai.

Chất lượng

Khi đi khảo sát nhà phố xây sẵn, bạn cần quan sát kỹ những yếu tố như tường, hệ thống điện nước, thiết bị vệ sinh,… để nắm được sơ bộ chất lượng căn nhà ra sao. 

Bạn có quyền yêu cầu chủ nhà cung cấp những chi tiết liên quan đến chất lượng kỹ thuật của căn nhà như tường chung hay riêng, điện nhà nước hay điện dự án, nước là nước máy hay nước giếng và chi phí sử dụng tính như thế nào?

Bên cạnh giấy phép xây dựng, khi đầu tư nhà phố xây sẵn trong dự án, bạn cần yêu cầu chủ đầu tư cung cấp các bản vẽ thiết kế chi tiết phần kết cấu, kiến trúc, điện nước, các bản kê vật liệu thi công cũng như các bản nghiệm thu hạng mục và các ảnh chụp thực tế khi nghiệm thu.

Xem xét kỹ bản vẽ nhà, có thể nhờ chủ nhà photo cho một bản vẽ và giấy tờ nhà rồi đến Phòng Quản lý đô thị để kiểm tra hiện trạng cũng như quy hoạch trên bản vẽ.

Ngoài ra, để đầu tư nhà phố xây sẵn, bạn cần xem xét kỹ các vấn đề khác như nhà có từng sửa chữa lại hay không, giấy phép xây dựng có hợp lệ, nhà xây có bị cấn mốc lộ giới hay không, quy hoạch xây dựng có bị giới hạn chiều cao hay không? 

Pháp lý minh bạch, rõ ràng

Khi đầu tư nhà phố xây sẵn, bạn phải kiểm tra kỹ các mục được ghi nhận trong Giấy chứng nhận, đặc biệt phần “các lưu ý khác”, “sơ đồ vị trí” và “nội dung trang bổ sung”. Đây thường là những ô thể hiện các ghi chú đặc biệt về căn nhà và có thể, nếu không để ý kỹ, người mua sẽ không lường trước được rủi ro về tài sản. Bạn cần xem xét kỹ vấn đề chủ quyền của căn nhà để tránh các vấn đề như tranh chấp, kiện tụng khi bạn muốn muốn bán lại, cầm cố căn nhà…

Bất động sản tốt nhất là không liên quan đến bất kỳ giao dịch nào khác như đặt cọc, cầm cố, bảo lãnh,… nếu có thì cần phải hủy bỏ các giao dịch này trước khi tiến hành chuyển nhượng. Các thông tin này có thể kiểm tra tại phòng công chứng. Bạn cũng cần kiểm tra xem giấy chứng nhận có ghi nợ các khoản lệ phí trước bạ, tiền sử dụng đất.

Cần phải kiểm tra xem căn nhà đó có dính tranh chấp gì không như tranh chấp với hàng xóm láng giềng, anh em trong nhà,… Bạn có thể kiểm tra tại UBND xã, phường, thị trấn, tổ trưởng tổ dân phố hoặc nhanh nhất là hỏi những người hàng xóm bên cạnh.

Nếu là tài sản chung thì cần phải có đầy đủ chữ ký xác nhận của cả vợ và chồng và các thành viên trong gia đình. Và cần kiểm tra thời hạn sử dụng giấy tờ tùy thân của người bán, thời hạn sử dụng hộ chiếu là 10 năm, chứng minh nhân dân là 15 năm kể từ ngày cấp,…

Nếu không xem kỹ các vấn đề này, về sau gặp vướng mắc sẽ dễ xảy ra tranh chấp. Đặc biệt khi bạn đầu tư nhà phố, nếu nhà vướng pháp lý, bạn muốn bán lại hay chuyển nhượng lại cho người khác cũng rất khó khăn và kén khách mua…

Giá bán

Khi đầu tư nhà phố, đừng ngại ngần đàm phán giá cả, để có thể sinh lời cao nhất, bạn cần phải mua được nhà phố với mức giá tốt nhất. Bạn nên tìm hiểu và so sánh giá của căn nhà với mức giá của bất động sản xung quanh. Mách nhỏ cho bạn, không tỏ ra ưng ý quá sớm với căn nhà vì điều này sẽ làm bạn mất đi ưu thế trong việc thương lượng giá cả.

Ngoài ra, khi trao đổi với chủ nhà, cần lưu ý quan sát thái độ của chủ nhà, xem có thái độ vội vàng, giấu diếm gì không? Giá bán nhà có rẻ so với mặt bằng chung của khu vực không? Thực tế không phải lúc nào giá rẻ cũng là tốt, đầu tư nhà phố cần phải xem xét thật kỹ trước khi đưa ra quyết định, tránh trường hợp ham rẻ để “tiền mất tật mang”.

Môi trường xung quanh

“Bán anh em xa mua láng giềng gần” là kinh nghiệm đúc kết ông bà ta từ xa xưa đã dạy. Con người khi sống ở bất kỳ đâu cũng cần có sự gắn kết cộng đồng để có thể chia sẻ cũng như giúp đỡ nhau lúc cần thiết.

Khi chọn nhà cũng vậy, dù chỉ để đầu tư nhà phố mà không phải có nhu cầu ở thực, bạn cũng nên tìm hiểu tình hình hàng xóm xung quanh để tránh những phiền phức không đáng có, ảnh hưởng đến khả năng bán lại của căn nhà. Hàng xóm xung quanh thân thiện cũng sẽ là một điểm cộng cho lợi nhuận khi bạn chuyển nhượng lại căn nhà cho khách hàng.

Bên cạnh loại hình nhà phố, Shophouse (nhà phố thương mại) là một trong những mô hình mới nổi tại Việt Nam thời điểm gần đây và đã trở thành trào lưu, tạo nên cơn sốt trên thị trường Bất động sản bởi lượng cầu quá nhiều so với lượng cung ít ỏi.

Mô hình nhà ở kiểu mới này có những nét riêng trong kiến trúc như cấu trúc chiều cao, chiều dài hiên mặt tiền, thiết kế thông minh (nhà ở kết hợp cửa hàng kinh doanh) và thường kết hợp dùng làm khu mua sắm, giải trí. Các dự án shophouse đang được nhà đầu tư săn lùng bởi những lợi thế vượt trội của nó.

Shophouse là gì?

Shophouse (còn gọi là nhà phố thương mại) là mô hình nhà ở kiểu mới – nhà ở kết hợp với kinh doanh thương mại. Đây là hình thức bất động sản không mới trên thế giới.

Tuy chỉ mới xuất hiện tại thị trường bất động sản Việt Nam những năm sau này nhưng loại hình này đã nhanh chóng tạo nên cơn sốt, cơn sóng đầu tư mạnh mẽ do có thiết kế thông minh, đa tính năng, vừa có thể kinh doanh vừa có thể để ở và cũng có thể cho thuê (shophouse for rent) để sinh lời.

Không giống với việc thuê mặt bằng có giá thành đắt đỏ từ chủ đầu tư (đôi khi lên đến vài chục nghìn đô-la/tháng) và chỉ được thuê trong khoảng thời gian ngắn hạn, sở hữu một căn shop house đồng nghĩa với việc bạn được cấp đầy đủ giấy tờ chứng nhận quyền lợi và có thể thoải mái làm điều bạn muốn.

Shophouse là mô hình nhà ở kiểu mới – nhà ở kết hợp với kinh doanh thương mại.
Shophouse là mô hình nhà ở kiểu mới – nhà ở kết hợp với kinh doanh thương mại.

Shophouse sở hữu nhiều lợi thế về diện tích, không gian vị trí và thường chỉ có mặt ở các trung tâm thương mại hoặc các thành phố lớn, những nơi có khu dân cư đông đúc sầm uất. Vô cùng thuận tiện cho việc kinh doanh buôn bán hoặc cho thuê bởi luôn có sẵn một lượng khách hàng đông đảo là chính cư dân sinh sống trong khu dân cư – Một sự đảm bảo về doanh thu.

 

Bạn đang xem: » Shophouse – Nhà phố【Cập nhật】04/2024

Lịch sử hình thành 

Có thể nói mô hình Shophouse xuất hiện từ thế kỷ 19, đặc biệt với số lượng xây dựng quy mô lớn ở một số nước Đông Nam Á trong thời kỳ thuộc địa. Các cấu trúc thiết kế hay mô hình tương tự Shop house trên thế giới có thể được nhìn thấy ở các nước châu Mỹ Latinh (Latin America) và các đảo Caribe.

Một số tính năng của Shophouse làm nên nét riêng như cấu trúc chiều cao, chiều dài hiên mặt tiền,…Và để nhận biết một Shophouse thuần túy – điển hình ở thế kỷ 19, chúng gồm có những đặc điểm sau:

  • Được xây dựng theo một hàng, thứ tự liền kề – cạnh nhau dọc theo một con phố, không có khoảng trống ở giữa 2 Shop house đứng cạnh nhau.
  • Tầng xây dựng thấp từ 2 – 3 tầng.
  • Mặt tiền không quá lớn, đổi lại chiều sâu kéo dài ở phía trong.
  • Phần hiên trước cửa hàng: thuật ngữ “Five foot way” có nghĩa “5 bước chân” với chiều dài 1.524m là điểm gần như bắt buộc của các shop house thế kỷ 19.
  • Đa chức năng sử dụng, kết hợp sinh hoạt của dân cư và thương mại kinh doanh.
  • Tầng trệt của nhà phố thường được sử dụng cho hoạt động kinh doanh cửa hàng, bán hàng.
  • Chủ sở hữu của căn nhà phố sẽ sống ở tầng trên.
Shophouse xuất hiện từ thế kỷ 19, đặc biệt với số lượng xây dựng quy mô lớn ở một số nước đông nam á trong thời kỳ thuộc địa.
Shophouse xuất hiện từ thế kỷ 19, đặc biệt với số lượng xây dựng quy mô lớn ở một số nước Đông Nam Á trong thời kỳ thuộc địa.

Ưu nhược điểm khi đầu tư shophouse

Ưu điểm

Vị trí đắc địa

Khi triển khai thiết kế dự án, chủ đầu tư thường chọn vị trí tại những tuyến đường lớn, trung tâm dự án, nơi có đông người lưu thông qua lại để làm Shophouse. Từ đó, mô hình này sẽ dễ dàng thu hút được nguồn khách tiềm năng từ chính trong khu chung cư và đô thị xung quanh. Đây được xem là một trong những yếu tố đảm bảo việc kinh doanh hoặc cho thuê shop house hoạt động tốt.

Xem thêm: Video giới thiệu dự án nhà phố ven sông tại Phú Quốc

Tính ứng dụng cao

Các căn Shophouse thường được xây từ 2 – 3 tầng tách biệt trở lên, nên việc sử dụng nó nhiều mục đích khác nhau như mở cửa hàng kinh doanh, sử dụng làm văn phòng hoặc cho thuê đều có thể hút khách.

Shophouse mang tính ứng dụng cao
Shophouse mang tính ứng dụng cao

Số lượng giới hạn

Do shophouse phục vụ chính cư dân bên trong dự án nên số lượng căn hộ theo đó cũng sẽ được gia giảm tùy thuộc số cư dân dự đoán, với các dự án án tầm trung, số lượng căn shop house chỉ chiếm từ 2-3% trên tổng số lượng căn hộ, các dự án lớn hơn như khu đô thị thì có thể lên tới 5%.

Do có vị trí đẹp cộng số lượng có hạn khi tung ra thị trường không thể đáp ứng hết nhu cầu nên shophouse lại càng trở nên khan hiếm.

Thiết kế thông minh và tiện lợi

Thiết kế của các căn hộ shophouse thường bao gồm 2 tầng tách biệt nên có thể sử dụng với nhiều chức năng khác nhau như:

  • Mở cửa hàng: Với lợi thế về vị trí cũng như thiết kế đẹp kèm theo việc tách biệt giữa không gian ở và kinh doanh, nhà phố thích hợp nhất là để mở cửa hàng, với lượng cư dân sống ngay tại các căn hộ xung quanh thì đây sẽ là phương án có được nhiều lợi nhuận nhanh chóng.
  • Cho thuê làm văn phòng: Shophouse không chỉ có thiết kế đẹp, diện tích lớn, nằm ngay tầng trệt, vị trí đẹp trong cả khu chung cư, mặt tiền đường lớn hoàn toàn đáp ứng đủ các tiêu chí làm văn phòng đại diện cho những công ty, tập đoàn lớn.

Thuận tiện di chuyển

Việc này cũng giống như bạn chọn vị trí cửa hàng có mặt tiền lớn, lượng khách qua lại nhiều, thông thoáng dễ đến và thu hút nhiều sự chú ý. Shophouse được chọn cho những vị trí gần lối lên xuống chung cư hoặc có khu vực gửi xe bên đường để nhiều người vào mua đồ nhanh. Ngoài ra, để các Nhà phố thương mại thuận tiện phát triển thì các chủ đầu tư thường xây dựng bãi đỗ xe ngay trước cửa hàng.

Thanh khoản tốt

Một trong các yếu tố hấp dẫn nữa của shophouse đó chính là tính thanh khoản cao, do các yếu tố như vị trí, thiết kế cùng số lượng hạn chế, các nhà đầu tư có thể yên tâm về tính thanh khoản bởi có thể dễ dàng mua bán, cho thuê.

Sinh lời cao từ việc cho thuê

Bạn có biết tỉ lệ khai thác của các căn Shop house lên tới khoảng 8-12%/năm, con số này vượt xa việc bạn cho thuê chung cư hay gửi lãi suất ngân hàng, ít rủi ro hơn đầu tư vào thị trường chứng khoán.

Cơ hội tăng giá trị tài khoản

Tất nhiên nếu bạn có thể tự kinh doanh, mở cửa hàng, siêu thị thì quá tuyệt vời rồi. Shophouse có diện tích lớn, dễ dàng kinh doanh nhiều lĩnh vực ngành nghề. Bạn cũng không phải lo chi phí thuê mặt bằng với giá cắt cổ hàng tháng nữa qua đó giá trị tài sản của bạn cũng tăng lên nhanh chóng.

Shophouse có tính thanh khoản cao
Shophouse có tính thanh khoản cao

Nhược điểm

Vốn đầu tư lớn

Những căn Nhà phố thương mại thường có giá bán cao hơn căn hộ, đòi hỏi các nhà đầu tư phải chi ra số tiền lớn hơn so với việc mua căn hộ. Sở hữu vị trí đắc địa kết hợp với sự khan hiếm thì hiển nhiên giá bán sẽ cao hơn các loại hình bất động sản khác như biệt thự, liền kề, đòi hỏi các nhà đầu tư phải chi ra số tiền lớn hơn để sở hữu nó.

Giá thành shophouse thường cao hơn loại hình bất động sản khác
Giá thành Shophouse thường cao hơn loại hình bất động sản khác

Cộng đồng dân cư phải đông

Shophouse thường dùng để kinh doanh buôn bán nên cần có một cộng đồng dân cư đông đúc để đảm bảo lợi nhuận từ việc kinh doanh hoặc cho thuê.

Hạn chế về quyền sở hữu

Tại một số dự án, khi sở hữu một căn Shophouse, bạn sẽ được cấp sổ đỏ, sổ hồng nhưng chỉ có thời hạn sử dụng 50 năm.

Shophouse thường dùng để kinh doanh buôn bán nên cần có một cộng đồng dân cư đông đúc để đảm bảo lợi nhuận và có khả năng sinh lợi nhuận từ việc kinh doanh hoặc cho thuê.
Shophouse thường dùng để kinh doanh buôn bán nên cần có một cộng đồng dân cư đông đúc để đảm bảo lợi nhuận và  từ việc kinh doanh hoặc cho thuê.

Có mấy loại shophouse?

Shophouse thường được quy hoạch theo dự án bất động sản tại các khu vực sầm uất. Nhà phố thương mại thường chia làm 3 dạng:

Shophouse khối đế chung cư

  • Như tên của nó, shophouse khối đế hay chân đế là loại Shop house được thiết kế tại tầng đế của các tòa chung cư. Thông thường chân đế sẽ từ tầng 1 đến tầng 5.
  • Shophouse khối đế được xây dựng với mục đích kinh doanh thương mại, dịch vụ. Theo quy định tại điều 43-Luật đầu tư 2014, khoản 3 Điều 126- Luật đất đai 2013 thì dự án xây dựng nhà ở thương mại có thời hạn 50 năm, và thời hạn giao đất cho chủ đầu tư được xác định theo thời hạn của dự án. 
Shophouse khối đế chung cư
Shophouse khối đế chung cư

Shophouse nhà phố khu đô thị

Shophouse nhà phố khu đô thị được hiểu là nhà phố thương mại tại các khu đô thị. Đây là loại hình thấp tầng liền kề, được xây dựng giống nhà liền kề. Loại Nhà phố thương mại này có những chính sách và quy định tương đương như các căn biệt thự. Nhà phố liền kề sẽ được cấp quyền sử dụng đất lâu dài theo đúng như luật đất đai quy định.

Shophouse nhà phố khu đô thị
Shophouse nhà phố khu đô thị

Shophouse nhà phố khu du lịch

Shpohouse nhà phố khu du lịch là các dãy nhà phố thương mại mặt tiền tại các quần thể du lịch sầm uất, các nhà đầu tư sẽ sở hữu 50 – 70 năm đối với sản phẩm trên biển đảo và sổ đỏ lâu dài tại đất liền.

Shophouse nhà phố khu du lịch
Shophouse nhà phố khu du lịch

Sự khác nhau giữa shophouse và nhà mặt phố, biệt thự phố

Về mục đích đầu tư

Khi đầu tư Nhà phố thương mại, nhà đầu tư đều hướng đến hoạt động kinh doanh thương mại hoặc cho thuê lại. Những danh mục dịch vụ kinh doanh của nhà mặt phố có tính đa dạng hơn rất nhiều so với Shophouse.

Những dịch vụ kinh doanh cơ bản giống nhau giữa nhà mặt phố và Nhà phố thương mại là các dịch vụ tiện ích cho cư dân lân cận như kinh doanh bán nhà hàng ăn, thời trang, cửa hàng tiện ích, siêu thị mini, kinh doanh hàng nhu yếu phẩm.

Do Shophouse có tính đặc thù gắn với quy hoạch của khu đô thị nên sẽ hạn chế hơn nhà mặt phố trong các hoạt động kinh doanh cần sự chuyên môn cao hơn như làm trụ sở, văn phòng công ty, dịch vụ khách sạn, hoặc các mặt hàng dịch vụ đặc thù có tính quần thể hoặc địa phương.

Về vị trí và thiết kế

Shophouse thường nằm trong một khu đô thị có quy hoạch hoàn chỉnh, và tiếp giáp với tuyến đường nội bộ của khu đô thị. Ngoài ra thiết kế xây dựng của nó là thiết kế quy hoạch cứng không thể điều chỉnh cũng như không thể thay đổi cấu trúc. 

Nhà mặt phố thì khác, nhà đầu tư có thể xin cấp phép để thay đổi cấu trúc, cũng như xây dựng lại một cách độc lập mà không ảnh hưởng đến cấu trúc, quy hoạch của những ngôi nhà kế bên.

Điều này làm cho nhà mặt phố có thể dễ dàng điều chỉnh công năng sử dụng cao hơn Shophouse đối với những dịch vụ kinh doanh có tính chuyên môn cao như tòa nhà văn phòng, khách sạn…miễn là khu đất đó đủ diện tích xin cấp phép quy hoạch và xây dựng.

Thiết kế xây dựng của shophouse là thiết kế quy hoạch cứng không thể điều chỉnh cũng như không thể thay đổi cấu trúc.
Thiết kế xây dựng của nhà phố là thiết kế quy hoạch cứng không thể điều chỉnh cũng như không thể thay đổi cấu trúc. 

Về đối tượng khách hàng tiềm năng

Các dịch vụ cung cấp bởi Shophouse đa phần hướng đến đối tượng khách hàng nằm trong quần thể khu vực đó, việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng ngoài khu vực sẽ hạn chế hơn do đặc thù quy hoạch và thiết kế. 

Đối với nhà mặt phố với đặc thù nằm trên phố nhiều người đi lại và dễ tiếp cận nên ngoài khách hàng trong khu vực lân cận, nhà mặt phố còn hấp dẫn một lượng lớn đối tượng khách hàng vãng lai hoặc khách hàng thường xuyên đi lại trên tuyến phố đó do thuận lợi từ việc tiếp cận dịch vụ.

Mong rằng, qua bài tổng hợp thông tin về Nhà phố và Shophouse ở trên, WikiLand đã mang đến một số thông tin có ích với nhà đầu tư và quý nhà đầu tư sẽ có cách nhìn tổng thể hơn về loại hình bất động sản đầy tiềm năng này.

Mọi thông tin phản hồi, góp ý xin gửi về địa chỉ email: info@wikiland.vn

DANH SÁCH DỰ ÁN SHOPHOUESE - NHÀ PHỐ

Dự án Eaton Park Gamuda Land | Khu căn hộ đẳng cấp Quận 2

: 94A Mai Chí Thọ, An Phú, Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh

$ : Từ 6 tỷ/ căn

: Gamuda Land

The Infinity Meyhomes Capital Phú Quốc

: Đường DT975 – Bãi Trường, TP Phú Quốc, Việt Nam

$ : Từ 8,9 Tỷ

: MeyLand

Glory Heights Vinhomes

: KĐT Vinhomes Grand Park - Thành Phố Thủ Đức, TP HCM

$ : Từ 2 Tỷ

: Vingroup

Vinhomes Grand Park

: Nguyễn Xiển, Long Thạnh Mỹ, Thành Phố Thủ Đức, TP.HCM 

$ : Liên hệ

: Vingroup

5
(4 bình chọn)
Article Rating