Gần đây nhất, Ông Phạm Văn Nghiệp – Phó chủ tịch UBND huyện Phú Quốc cho biết đảo này đang trong quá trình xin lấy ý kiến cử tri về việc thành lập thành phố Phú Quốc trên cổng thông tin điện tử Phú Quốc và cổng thông tin điện tử tỉnh Kiên Giang. Đây là một bước tiến vượt bậc cho Đảo Ngọc bởi vùng đảo này từng bước trở thành trung tâm hành chính và trung tâm du lịch của Việt Nam. Phú Quốc trong tương lai là thành phố biển đảo đầu tiên của Việt Nam.
Dân Phú Quốc mong chờ Phú Quốc thành thành phố từng ngày
Thành phố Phú Quốc theo dự án đề thảo thì có thông số tự nhiên bao gồm 575,29km2 cùng quy mô dân số 177.540 người với 8 đơn vị hành chính cấp xã, gồm: 2 phường (Dương Đông, An Thới) và 6 xã (Hàm Ninh, Dương Tơ, Gành Dầu, Bãi Thơm, Cửa Dương, Cửa Cạn), giảm xã Hòn Thơm do nhập vào thị trấn An Thới để thành lập phường An Thới. Đối với hai thị trấn chính thì Dương Đông được quy hoạch phát triển với ý tưởng là đô thị năng động và ấn tượng. Chính quyền quyết định nơi đây sẽ là cửa ngõ giao lưu quốc tế có nghĩa đây là cảnh cổng giúp các nhà kinh doanh thúc đẩy sự phát triển của toàn đảo. Không chỉ như vậy, An Thới cũng được chia thành 6 phân khu chức năng gồm: cảng hành khách, khu đô thị mới phía nam với nhiều dự án hỗn hợp dọc trục chính nam – bắc đảo, khu đô thị mới phía bắc, khu resort dạng trải nghiệm phức hợp, khu cảng vận tải hàng hóa và khu quy hoạch phát triển hiện hữu. An Thới là một trong những vùng đất tiềm năng nhất bởi những vị trí trọng điểm trong giao thông của trục đường đô thị của Đảo Ngọc, vì vậy An Thới trong tương lai sẽ được bố trí vô số tiện ích phục vụ cho cộng đồng nói chung và khách du lịch nói riêng.
Các thống kê của UBND huyện đảo Phú Quốc trong giai đoạn 2010 – 2019 này cho thấy tốc độ phát triển của Phú Quốc GDP hằng năm lên tới trên 38%/năm, cao gấp 6 lần mức bình quân chung của cả nước. Trong giai đoạn 2010 – 2019, mỗi năm tốc độ tăng trưởng lượt du khách và doanh thu từ du lịch của Phú Quốc khoảng 20-30%. Trước khi dịch Covid-19 xảy ra thì năm 2019, doanh thu du lịch của Phú Quốc đạt trên 5.700 tỷ đồng, chiếm trên 90% tổng doanh thu du lịch của toàn tỉnh Kiên Giang.
Đối với Đảo Ngọc trong thời gian này, các lĩnh vực du lịch – dịch vụ chiếm tới 70%, tương ứng với con số đó là 70% dân số trên đảo (kể cả lao động nhập cư) đang làm việc trong các lĩnh vực phi nông nghiệp (chủ yếu là dịch vụ du lịch và các ngành nghề liên quan). Một hòn đảo tràn đầy sức sống như Phú Quốc xứng đáng trở thành trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng chất lượng cao của cả nước, khu vực và thế giới bởi vị thế ngang tầm chuẩn mực quốc tế hiện nay. Với những tiện ích hiện đại đang dần được phát triển trong hòn đảo này bao gồm điện lưới quốc gia, hệ thống thông tin liên lạc tốc độ cao và hệ thống cung cấp nước sạch đáp ứng hoàn toàn nhu cầu sinh hoạt của người dân và du khách… thì Phú Quốc đã không còn là hòn đảo hoang sơ ngày nào mà giờ đây đã được đầu tư cơ sở hạ tầng bao gồm giao thông cùng những số lượng du khách trong và ngoài nước ngày càng nhiều.
Các nhà đầu tư có phải đã nhìn thấy trước tương lai rộng mở của Phú Quốc
Hiện nay, số lượng nhà đầu tư cũng như dự án đang được đầu tư cho Phú Quốc có hơn 300 dự án, ngoài ra, diện tích đất phải thu hồi hơn 10.800ha để giao cho nhà đầu tư; nhà đầu tư đăng ký, cam kết đầu tư vào Phú Quốc hơn 370.000 tỷ đồng, tương đương 16 tỷ USD. Trong tương lai, Phú Quốc sẽ đủ tất cả các điều kiện để trở thành thành phố Phú Quốc với vị thế địa chính trị, địa kinh tế của huyện Phú Quốc, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về mặt chính trị, quốc phòng, an ninh nhằm khẳng định chủ quyền biển đảo, tạo nên vị thế vững chắc của VN. Không chỉ như vậy, khi Phú Quốc trở thành thành phố sẽ tạo sức hấp dẫn đầu tư, khơi dậy tiềm năng du lịch tạo đà phát triển kinh tế – xã hội cho Phú Quốc và cả tỉnh Kiên Giang.
Phú Quốc trong nhiều năm quá đã đạt đủ các tiêu chí quan trọng để trở thành thành phố đảo của Việt Nam như hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đều đạt, như tiêu chí về chức năng đô thị, mật độ dân cư (hiện trên 101.000 dân), tỷ lệ lao động phi nông nghiệp, số hộ dân sử dụng điện… Đáng kể nhất là hạ tầng kết nối giao thông nội vùng với bên ngoài như Sân bay Quốc tế Phú Quốc và giao thông cảng biển đạt tiêu chuẩn quốc tế. Không chỉ dừng lại ở đó, gần đây nhất Chính phủ đã đồng ý miễn thị thực cho người nước ngoài vào khu kinh tế Phú Quốc bắt đầu từ ngày 01/07/2020. Cùng với đó, chiều 4/6, UBND tỉnh Kiên Giang cũng có công văn về việc lấy ý kiến cử tri về Đề án thành lập thành phố Phú Quốc.
Bởi vì những lí do trên, Phú Quốc đã được nhiều chủ đầu tư chú ý và đặt nền móng cho vô số các loại hình bất động sản bao gồm: shophouse, khách sạn, căn hộ nghỉ dưỡng, biệt thự biển… Phải nói đến những chủ đầu tư quen thuộc như CEO, BIM GROUP, SUN GROUP, VIN GROUP,… bởi vì đây là những chủ đầu tư tiềm năng và dày dặn kinh nghiệm. Với những điều kiện thuận lợi trên, đảo Ngọc đã thu hút số lượng không nhỏ khách du lịch trong và ngoài nước những năm gần đây. Sự tăng trưởng lượng khách du lịch sẽ kéo theo sự phát triển về bất động sản nghỉ dưỡng.