CHỌN HƯỚNG NHÀ Ở HỢP PHONG THỦY VỚI GIA CHỦ (PHẦN 5)

Các nhà khai thác bất động sản ngày càng chú trọng đến môi trường không gian nhà ở

Từ xưa đến nay, hành cung của vua và miếu dâng hương lễ Phật phần lớn được xây dựng trên núi có môi trường yên tĩnh, cây cối um tùm, hoặc trên đảo có sóng biếc vây quanh, trời nước một màu. Điều này cho thấy người xưa rất chú trọng môi trường không gian khi chọn địa điểm. Con người càng ngày càng chú trọng môi trường không gian không bị ô nhiễm. Môi trường không gian nhà ở chính là cảnh quan thiên nhiên và cảnh quan nhân văn bên trong và xung quanh tiểu khu nhà ở.

Hiện nay, các nhà kinh doanh bất động sản có trăm phương ngàn kế để quảng cáo thương phẩm, nào là “nhà ở sinh thái”, “nhà ở xanh”, nào là “đào nguyên đô thị”, “non xanh nước biếc”… Lời chào hàng của các nhà kinh doanh bất động sản giống như đang rao bán cảnh quan, rao bán môi trường của không gian tòa nhà vậy.

Hiện tại, yêu cầu của con người đối với môi trường không gian nhà ở càng ngày càng cao, điều này gây sức ép rất lớn đối với nhà khai thác bất động sản và nhà thiết kế kiến trúc, quan niệm kiến trúc cổ xưa bị thách thức. Người hiện đại rất chú trọng cảnh quan thiên nhiên và cảnh quan nhân văn , yêu cầu các nhà thiết kế kiến trúc phải giàu kiến thức về khoa học như địa lý học, tinh tượng học, cảnh quan học, kiến trúc học, sinh thái học, nhân thể sinh mệnh học …

môi trường không gian nhà ở
Môi trường không gian nhà ở ngày càng được chú trọng

Khi thiết kế, các nhà thiết kế phải chú trọng “hình” và “thần” của kiến trúc, đạt được sự dung hợp giữa kiến trúc và thiên nhiên; chú ý đến mối quan hệ giữa môi trường tự nhiên và các yếu tố của môi trường nhân tạo. Cấu tứ chủ quan và nghệ thuật thiết kế mặt bằng, không gian cũ kỹ, giáo điều cứng nhắc bị đào thải ; thiết kế kiến trúc “thiên địa nhân” hợp nhất kiểu mới càng ngày càng được hoan nghênh.

Ở nước ngoài, phong thủy học kiến trúc của Trung Quốc đã được các chuyên gia về các lĩnh vực khác nhau chú trọng. Nhiều quốc gia đã đưa phong thủy học Trung Quốc vào làm môn học trong trường đại học. Chúng tôi đã thấy ở rất nhiều quầy sách trên nước Đức có các sách liên quan đến phong thủy học Trung Quốc được bày bán.

Kiến trúc học hiện đại cần phải dung hợp với phong thủy truyền thống, nhưng phải loại bỏ sự mê tín phong kiến, bỏ cái giả giữ cái thật. Làm thế nào để đạt được môi trường không gian ưu mỹ? Ở nông thôn, do trong khuôn viên nhà có nhiều đất trống , có thể trồng cây ăn quả, vừa mỹ hóa môi trường lại vừa thu được hiệu quả kinh tế. Hai bên nhà có thể trồng một số loài hoa cỏ , như vậy sẽ làm cho môi trường cư trú tươi đẹp hơn.

Ở thành phố, môi trường không gian nhỏ hẹp, đất trống xung quanh nhã rất ít, bạn chỉ có thể tận dụng ban công, bệ cửa sổ, tường để bố trí hoa canh. Tuy mấy năm gần đây, các nhà khai thác bất động sản đã chú trọng đến yêu cầu về môi trường không gian của chúng ta, trồng cây cối trong ngoài tiểu khu nhà ở, kiến tạo giả sơn, đài phun nước, tượng điêu khắc. Nhưng những cảnh quan nhân tạo này cũng không đẹp bằng cảnh quan thiên nhiên, thậm chí còn phá hoại sự hài hòa của cảnh quan vốn có.

Con người sống trong môi trường thiên nhiên, có thuộc tính tự nhiên. Thiên nhiên đã tạo ra con người, ảnh hưởng đến con người, và con người cũng ảnh hưởng lại đối với môi trường. Trải qua bao nhiêu năm tháng, sự sinh tồn của loài người và môi trường tiến hành trao đổi chất, qua quá trình tiến hóa lâu dài, tiêu chí trao đổi chất giữa con người và môi trường đã đạt động thái cân bằng.

Lão Tử nói: “nhân pháp địa, địa pháp thiên, thiên pháp đạo, đạo pháp tự nhiên.” Điều mà triết học Trung Quốc cổ đại chú trọng nghiên cứu chính là sự hài hòa của chính thể, nhấn mạnh quan hệ của thiên nhiên và con người, con người không thể tách rời khỏi thiên nhiên. “Con người không thể tách rời thiên nhiên”, đây là nguyên tắc cơ bản mà người Trung Quốc cổ đại tôn sùng, hành vi việc làm luôn tuân thủ quy luật tự nhiên. Họ cho rằng: khi con người tuân thủ quy luật tự nhiên, xã hội được hưởng hòa bình và yên ấm, còn nếu con người làm ngược lại quy luật tự nhiên thì sẽ cản thiên tai nhân họa .

 
Article Rating