Bạn đã nghe nói đến sản phẩm bất động sản “Boutique Hotel” hay “Mini Hotel“. Vậy bạn đã hiểu rõ được Boutique Hotel là gì hay chưa? Bài chia sẻ dưới đây của WikiLand sẽ giúp bạn trả lời được câu hỏi này, đồng thời sẽ mang đến thông tin , phân tích về đầu tư các sản phẩm Boutique Hotel trên thị trường hiện nay.
Boutique Hotel là gì?
Boutique Hotel hay Mini Hotel được định nghĩa khá đơn giản – là mô hình khách sạn thu nhỏ thường có số lượng từ 10 đến 100 phòng với phong cách thiết kế độc đáo và phòng ở cao cấp nằm trong một quần thể nghỉ dưỡng, được cung cấp với những dịch vụ tiện ích vô cùng hiện đại khác hẳn với mô hình khách sạn truyền thống.
Bạn có thể quan tâm: Shop Villa là gì.
Lịch sử hình thành Boutique Hotel
“Boutique Hotel” hay “Mini Hotel“ là một phong cách phổ biến trong những năm 1980 và 1990.
Các Boutique Hotel (khách sạn nhỏ) bắt đầu xuất hiện vào những năm 1980 tại các thành phố lớn như London , New York và San Francisco . Thuật ngữ này được Steve Rubell một doanh nhân người Mỹ đặt ra vào năm 1984 khi ông so sánh khách sạn Morgans , khách sạn đầu tiên mà ông và Ian Schrager sở hữu.
Mô hình Boutique Hotel hay Mini Hotel bắt đầu được khai mở và phát triển ở thị trường Việt Nam bắt đầu vào năm 2015, tuy nhiên chỉ ngay sau 1 năm phát triển, mô hình du lịch này đã phát triển và bùng nổ vào năm 2016. Năm 2016 có thể coi là một năm phát triển bùng nổ cho mô hình đầu tư Mini Hotel này. Đây là bước đi táo bạo đánh vào nhu cầu đa dạng của các nhà đầu tư dẫn đến lợi suất sinh lời cao.
Hơn thế nữa, du khách đến thăm và du lịch ngày càng gia tăng dẫn đến số lượng phòng nghỉ luôn bị thiếu hụt. Đó cũng chính là cơ hội lớn cho các nhà đầu tư kinh doanh hình thức khách sạn Mini Hotel – một hình thức mới nổi dậy và đang phát triển tại Việt Nam. Thay vì hình thức rót tiền vào đầu tư các căn chung cư hay đất nền đô thị thì việc đầu tư vào các căn Mini Hotel này rõ ràng đem lại lợi nhuận hơn cả.
Phương thức hoạt động
Phương thức hoạt động dựa trên sức nóng và nguồn nhu cầu mong muốn của du khách khi tới các điểm đến du lịch. Đây là một kênh đầu tư khá thông minh và an nhàn. Các nhà đầu tư sau khi rót vốn xong có thể trực tiếp quản lí hoạt động kinh doanh của mình hoặc ủy thác cho một tổ chức khác để họ trực tiếp điều hành và quản lí hoạt động kinh doanh cho bạn.
Sau 1 năm hoạt động, trừ đi các khoản chi phí và phí trừ khác, các chủ đầu tư sẽ được nhận một số tiền khá lớn trong khi họ không phải bận đầu để lo lắng về giá trị gia tăng của tài sản và nguồn du khách hàng năm. Nhất là những căn Boutique Hotel nằm trong quần thể cạnh những căn Shop House của khu nghỉ dưỡng thì các nhà đầu tư lại càng yên tâm vì lượng khách liên tục luân chuyển quanh năm.
Như vậy, so với các kênh tài chính khác, Boutique Hotel vừa có thể tối ưu hóa lợi nhuận lại vừa có thể đem đến giá trị bền vững lâu dài.
Bạn có thể quan tâm: Shophouse là gì.
Vậy có nên đầu tư vào những căn Boutique Hotel này không? Chúng ta cùng tìm hiểu về những lợi ích của mô hình này!
Những lợi ích mà Boutique Hotel mang lại là gì?
- Vốn đầu tư ít
Vốn là yếu tố kiên quyết quyết định quy mô, địa điểm, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai. Thay vì các mô hình đầu tư tài chính hoặc đầu tư cho các khu đất nền cần một lượng vốn khá lớn thì việc đầu tư vào Mini Hotel lại hoàn toàn trái ngược lại. Vốn đầu tư vào Mini Hotel không lớn nhưng lại đem lại nguồn lợi nhuận đáng kể. Với quy mô khách sạn Mini sẽ giúp bạn nhẹ đi rất nhiều về với các khoản chi phí phát sinh trong quá trình kinh doanh và đầu tư.
- Phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng
Do giá đầu tư thấp nên giá cho thuê cũng khá ưu đãi phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng, thường dao động chỉ khoảng từ 300 – 600 nghìn đồng/đêm. Với chất lượng đẳng cấp thời thượng với mức giá khá mềm – đây là sự lựa chọn của nhiều khách đến nghỉ dưỡng. Hơn nữa với phong cách thiết kế hiện đại, dịch vụ chất lượng thu hút nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế.
- Thời gian thu hồi vốn nhanh
Thời gian thu hồi vốn là vấn đề mà bất kì nhà đầu tư nào cũng quan tâm tới. Tuy nhiên, khi đầu tư vào Boutique Hotel, việc thu hồi vốn là vấn đề bạn không cần phải quá quan tâm. Bởi vì theo như các tính toán của các chuyên gia trong ngành, lợi nhuận đầu tư cho ngành bất động sản này rất lớn – thường ít nhất 10%/ năm.
Do đó, với mức lợi nhuận hấp dẫn như vậy cùng sức hút của sản phẩm trong ngành bất động sản mà việc quan tâm đến dòng sản phẩm Boutique Hotel đã tăng đột biến trong vài năm qua.
- Khả năng rủi ro thấp
Boutique Hotel là mô hình được các chuyên gia đánh giá là có khả năng rủi ro thấp nhất do vốn đầu tư ít mà lợi nhuận thu về vô cùng lớn. Bên cạnh đó, đây là hình thức đầu tư ngắn hạn, lợi nhuận thu về kéo dài dẫn đến rủi ro gần như bằng không. Tuyệt vời hơn cả, các khu Boutique Hotel này lại được xây trong một quần thể nghỉ dưỡng vô cùng phát triển và sầm uất, luôn đảm bảo một lượng khách du lịch lớn cái mà luôn đảm bảo cho chủ đầu tư một khoản lợi nhuận nhất định.
Mặt khác, số lượng phòng luôn không đủ cung cấp cho du khách dừng chân và nghỉ dưỡng tại các khu nghỉ dưỡng này, do vậy, đầu tư vào lĩnh vực du lịch khách sạn là lĩnh vực vô cùng tiềm năng.
- Thời gian đầu tư ngắn
Về cơ bản, Boutique Hotel đã được xây dựng và thiết kế một cách độc đáo bởi các chủ đầu tư uy tín trong ngành bất động sản. Do vậy, các nhà đầu tư chỉ cần bỏ vốn và thu lời một cách nhanh chóng, thời gian đầu tư vào việc chỉnh sửa và thiết kế nội thất theo phong cách của các nhà đầu tư sẽ rút ngắn hơn.
Với những lợi thế tuyệt vời như thế này, Boutique Hotel đang là hình thức tiềm năng và thu hút các nhà đầu tư trong ngành bất động sản. Do đó, không có lí do gì mà các nhà đầu tư thông thái bỏ qua một lĩnh vực kinh doanh tiềm năng như vậy cả.
Xem vieo: VinWorlder Phú Quốc
Đặc tính của Boutique Hotel
- Diện tích
Do giới hạn từ khoảng 10 – 100 phòng, điều này giúp khách sạn có diện tích vừa phải mang lại cảm giác ấm cúng gần gũi nhưng vẫn đầy đủ sự riêng tư cần thiết, khác hẳn với cảm giác choáng ngộp khi bước vào các khách sạn, resort lớn.
- Phong cách trang trí, thiết kế
Đây là một trong điểm cộng của các Boutique Hotel so với các khách sạn thông thường. Mỗi phòng ở, mỗi khu vực của khách sạn đều được trang bị đầy đủ các tiện nghi không những thế chúng còn được thiết kế với chủ đề riêng làm toát lên sự sang trọng (thường là kết hợp giữa cổ điển và thanh lịch).
- Không khí gần gũi, thân thiện
Yếu tố này chính là điểm nhấn chính để thu hút rất nhiều khách hàng lựa chọn Boutique Hotel. Từ không gian chung, nội thất, vật dụng đến các dịch vụ, nhân viên đều chú trọng mang đến sự gần gũi cho khách hàng, làm cho họ cảm giác “đang ở nhà” hơn là “thuê phòng ở”.
- Dịch vụ xuất sắc, cá nhân hoá
Dịch vụ ở Boutique Hotel luôn được đánh giá là vượt trội, vượt mức mong đợi của khách sạn, luôn có sự kết nối giữa đội ngũ nhân viên và khách hàng. Ở đây, nhân viên luôn chú trọng đến từng chi tiết trong khâu phục vụ khách hàng: chào đón khách bằng tên, nhớ thói quen của khách, dự đoán nhu cầu của khách, trò chuyện với khách… Đặc biệt, dịch vụ trong Boutique Hotel luôn chú trọng chất lượng hơn là đến số lượng.
Tổng kết:
Thời gian gần đây, khái niệm Boutique hotel được nhắc đến khá thường xuyên tại Việt Nam, nhất là trong giới kinh doanh Nhà hàng – Khách sạn. La Marina Boutique Hotel Mũi Né, Coral Sea Boutique Resort Mũi Né, Di Lusso Boutique Hotel Đà Nẵng, Stop and Go Boutique Hotel Đà Lạt… là những Boutique Hotel nổi bật hút khách của nước ta thời điểm hiện tại.
Bài viết trên đây của WikiLand hy vọng đã giúp bạn hiểu Boutique hotel là gì, những yếu tố tạo nên Boutique hotel, cũng như định hướng tiềm năng phát triển của loại hình này ở hiện tại và tương lai để có thể lựa chọn hình thức lưu trú phù hợp hoặc mô hình kinh doanh nếu muốn phát triển trong lĩnh vực Nhà hàng – Khách sạn.