Big4 kiểm toán (Big Four accounting firms) là hệ thống 4 công ty kiểm toán hàng đầu thế giới, bao gồm PwC, E&Y, KPMG, Deloitte. Quy mô của 4 công ty này tương đương phần còn lại của thị trường. Với bề dày lịch sử hơn 100 năm, big4 đã hình thành từ khi kiểm toán còn sơ khai. Họ phát triển cùng với sự phát triển của nghề kiểm toán độc lập. Và đây là những công ty thu hút rất nhiều nguồn nhân sự chất lượng.
-
Big4 – Big Four là gì?
Ở Việt Nam có lẽ cũng ít người biết đến nhưng trên thế giới thì hầu như ai cũng đã có khái niệm về Big4!
Big4 là một tên gọi hay thuật ngữ dùng để chỉ 04 doanh nghiệp lớn nhất trong một ngành nào đó dựa trên quy mô, doanh thu, tài sản….
Xem thêm: Video giới thiệu Big4
✏ Big4 là gì Big 4 là bốn công ty kiểm toán lớn nhất trên thế giới tính theo doanh thu hằng năm 💼 Các công ty Big4 Big4 bao gồm: PwC, E&Y, KPMG, Deloitte ✅ Lịch sử hình thành Ban đầu, nhóm các công ty kiểm toán lớn nhất gồm 8 công ty nên được gọi là Big 8. Đến năm 2002, sau những biến động và sát nhập, nhóm hình thành Big 4 như hiênh nay. 📍Các dịch vụ của Big4 Big 4 cung cấp các dịch vụ: kế toán, thuế, tư vấn quản lý, tài chính doanh nghiệp và pháp lý cho các doanh nghiệp. Big4 kiểm toán là những công ty kiểm toán quốc tế hàng đầu trên thế giới hiện nay. Các công ty này cung cấp các dịch vụ kế toán, thuế, tư vấn quản lý, tài chính doanh nghiệp và pháp lý cho các công ty có giao dịch công khai ở nhiều quốc gia và cũng như các công ty tư nhân khác. Big4 xử lý phần lớn các công việc kiểm toán cho các công ty có giao dịch công khai lớn nhất ở mọi quốc gia và cũng như nhiều công ty tư nhân khác nó tạo ra sự độc quyền trong nghành công nghiệp kiểm toán toàn cầu.
-
Lịch sử hình thành Big 4 kiểm toán
Nhóm những công ty hàng đầu ban đầu gồm nhóm 8 công ty (“Big 8”) gồm có : (1) Arthur Andersen, (2) Arthur Young & Co., (3) Coopers & Lybrand, (4) Ernst & Whinney, (5) Deloitte, Haskins & Sells, (6) KPMG, (7) Touche Ross, and (8) Price Waterhouse.
Năm 1989, hai vụ sát nhập vô cùng lớn đã giảm nhóm Big 8 xuống còn Big 6. Ernst & Whinney và Arthur Young & Co sát nhập để tạo ra Ernst and Young. Deloitte, Haskins & Sells hợp nhất với Touche Ross tạo thành Deloitte Touche.
Năm 1998, Price Waterhouse sát nhập với Coopers & Lybrand tạo nên PriceWaterhouseCoopers, với tên thường được biết là PwC. Số lượng các công ty hàng đầu tại thời điểm này là Big 5.
Năm 2002, ngành tài chính thế giới chứng kiến một trong những vụ scandal lớn nhất trong lịch sự, đó chính là vụ gian lận tài chính của Enron. Sự thông đồng của Arthur Anderson trong các sai phạm liên quan đến báo cáo tài chính đã đánh sập lòng tin của khách hàng, kéo theo sự sụp đổ nhanh chóng của đế chế kiểm toán này. Rút kinh nghiệm sâu sắc, nhóm Big4 đã thiết lập các công ty chi nhánh với chức năng của các công ty độc lập trên toàn cầu, và thống lĩnh thị trường cho đến nay.
Big4 là nhóm những công ty kiểm toán tồn tại lâu nhất
Có thể nói Big4 là nhóm công ty nước ngoài tại Việt Nam tồn tại lâu nhất, có tổ chức nhất với nhiều kinh nghiệm địa phương, chứng kiến nhiều thăng trầm của Việt Nam trong quá trình phát triển của đất nước thời kỳ đổi mới.
Bốn công ty kiểm toán này thường đưa ra vô vàn những cơ hội nghề nghiệp đầy hấp dẫn cho những người theo học kế toán, kiểm toán và tài chính trên khắp toàn cầu.
Bạn đang xem: » Big4 là gì? Vì sao Big 4 rất thu hút sinh viên
-
Big 4 Kiểm toán gồm những ai?
Big 4 kiểm toán (Big Four accounting firms) là hệ thống 4 công ty kiểm toán hàng đầu thế giới, bao gồm: Price Waterhouse (PwC), Ernst & Young (E&Y), Klynveld Peat Marwick Geordeler (KPMG), Deloitte Touche Tohmatsu Limited (Deloitte)
-
PricewaterhouseCoopers (PwC) – Trụ sở Anh Quốc
Tiền thân của PwC, Price Waterhouse, được thành lập vào năm 1994 với 2 văn phòng tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Bốn năm sau đó, cuộc sát nhập lớn nhất trong lịch sử ngành kiểm toán diễn ra khi Price Waterhouse bắt tay với Coopers & Lybrand. Tên viết tắt PwC mãi đến năm 2010 mới bắt đầu được sử dụng như một phần trong chiến dịch làm mới thương hiệu của ông lớn này.
Đúng với khẩu hiệu “Xây dựng quan hệ, tạo lập giá trị” (Building relationship – Creating values), PwC sở hữu nhiều khách hàng “khủng” nhất trong số các Big ở Việt Nam. Năm 2015, PwC Việt Nam được đánh giá là một trong những đơn vị tư vấn thuế hàng đầu thế giới trong cẩm nang “World Tax” của International Tax Review.
Văn phòng của công ty hiện được đặt tại tầng 16 tòa nhà Keangnam và tầng 8 Sài Gòn Tower, Quận 1, TP HCM.
Năm 2014, công ty có gần 650 nhân viên người Việt Nam và nước ngoài.
Điểm yêu thích: Đây là đơn vị kiểm toán Big4 sang chảnh, có phí khách hàng thường vào loại cao nhất.
Khẩu hiệu của công ty là: “Xây dựng quan hệ – Tạo lập giá trị” (Building relationship – Creating values).
-
Ernst & Young (E&Y) – Trụ sở Anh Quốc
Từ giữa năm 1989 E&Y đã có văn phòng đại diện tại Việt Nam. Ba năm sau công ty chính thức đi vào hoạt động. Không chỉ là Big đầu tiên khai thác thị trường VN mà E&Y còn là doanh nghiệp đầu tiên với 100% vốn nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán. Khởi đầu với số lượng nhân viên vô cùng khiêm tốn (10 người năm 1992 và 15 người năm 1995), sau hơn 20 năm hoạt động E&Y Việt Nam đã mở rộng quy mô lên gần 1000 nhân viên.
Không chỉ là Big đầu tiên khai thác thị trường VN mà E&Y còn là doanh nghiệp đầu tiên với 100% vốn nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán.
Là Big Four có mặt sớm nhất tại Việt Nam vào năm 1992. Trụ sở công ty tại Hà Nội hiện ở tầng 8, 16 Phan Chu Trinh, Tòa nhà Corner Stone. Văn phòng tại Hồ Chí Minh nằm ở tòa nhà Bitexco nổi tiếng.
Đến năm 2013, công ty có khoảng 680 nhân viên tại hai văn phòng Hà Nội và Hồ Chí Minh.
Điểm yêu thích: Đơn vị kiểm toán Big Four này có trụ sở gần trung tâm Hà Nội nhất – rất gần các khách hàng.
Khẩu hiệu của công ty là: “Xây dựng một thế giới làm việc tốt đẹp hơn” (Building a better working world).
-
Klynveld Peat Marwick Geordeler (KPMG) – Trụ sở Hà Lan
Nằm cùng tòa nhà với PwC tại Keangnam, trên tầng 46 là trụ sở của KPMG. Có mặt cùng với PwC từ năm 1994, công ty gốc Hà Lan này hiện tại đã có trên 1000 nhân viên trên cả nước. Văn phòng ở Hồ Chí Minh của KPMG tọa lạc tại Tầng 10, tòa nhà Sunwah, đường Nguyễn Huệ, Quận 1. Ngày 17/12 vừa qua, KPMG đã chính thức mở thêm trụ sở thứ 3 tại Việt Nam ở Đà Nẵng với tham vọng trở thành doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kiểm toán – thuế – tư vấn hàng đầu Việt Nam
KPMG đã chính thức mở thêm trụ sở thứ 3 tại Việt Nam ở Đà Nẵng với tham vọng trở thành doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kiểm toán – thuế – tư vấn hàng đầu Việt Nam
Điểm yêu thích: Đơn vị kiểm toán này luôn có deadline tuyển dụng thuộc loại muộn nhất.
Khẩu hiệu của KPMG là: “Đơn giản hóa mọi sự phức tạp” (Tạm dịch từ Cutting through Complexity).
-
Deloitte Touche Tohmatsu Limited (Deloitte) – Trụ sở Hoa Kỳ
Có một chi tiết rất thú vị, đó là tiền thân của Deloitte tại Việt Nam lại… là một doanh nghiệp trong nước, công ty kiểm toán Việt Nam – Vietnam Auditing Company (VACO). Năm 1992, VACO kí hợp đồng hợp tác đầu tiên với Deloitte Touche Tohmatsu, tạo tiền đề cho cột mốc mang tính bước ngoặt vào năm 1995 khi hai bên bắt tay thành lập liên doanh kiểm toán VACO – Deloitte Touche Tohmatsu.
Năm 1997, công ty chính thức là đại diện pháp lý của Deloitte quốc tế, cho tới 2002, sau khi Hiệp định Thương mại Mỹ – Việt có hiệu lực, VACO – Deloitte bắt đầu lên kế hoạch chuyển đổi từ sở hữu công sang không có vốn sở hữu của nhà nước. Đến năm 2007 công ty mới chính thức hoạt động dưới thương hiệu Deloitte Việt Nam. Đến năm 2012, công ty có hơn 700 nhân viên.
Tiền thân là một doanh nghiệp nhà nước, không quá ngạc nhiên khi Deloitte Việt Nam vượt lên trên các đối thủ khác trong Big4 về thị phần khách hàng doanh nghiệp nhà nước.
Cũng giống như các Big khác, Deloitte cung cấp các loại hình dịch vụ liên quan đến kiểm toán, thuế và tư vấn. Tiền thân là một doanh nghiệp nhà nước, không quá ngạc nhiên khi Deloitte Việt Nam vượt lên trên các đối thủ khác trong Big4 về thị phần khách hàng doanh nghiệp nhà nước.
Trụ sở công ty ở tòa nhà Vinaconex 34 Láng Hạ, Hà Nội và tầng 18 tòa nhà Times Square, đường Nguyễn Huệ, Tp. Hồ Chí Minh
Điểm yêu thích: Đơn vị kiểm toán này tuyển nhiều học sinh học đúng chuyên ngành kế kiểm nhất.
Khẩu hiệu của công ty là: “Giải pháp sáng tạo, tiếp cận chủ động” (Innovative solutions, proactive approach).
Có thể bạn quan tâm: Big 4 Ngân hàng – sức ảnh hưởng đến nền tài chính Việt Nam
-
-
6 lý do vì sao Big 4 rất thu hút sinh viên?
Big 4 – PwC, Deloitte, KPMG, và EY là môi trường làm việc mơ ước của rất nhiều người trong ngành kế – kiểm. Lý do gì mà big 4 lại có sức hút đến vậy? Mức lương cao và danh tiếng chính là hai lý do lớn nhất mà chúng ta có thể nghĩ đến đầu tiên.
Bên cạnh đó, cũng tồn tại những yếu tố khác góp phần tạo nên sức hấp dẫn của big 4. Sau đây là 6 đặc điểm tiêu biểu nhất.
-
Danh tiếng Big4 không thể phủ nhận
Vốn dĩ để vào được big 4, bạn phải trải qua kỳ tuyển dụng rất gắt gao. Chỉ những người thực sự có năng lực mới có thể được nhận. Do đó, có lịch sử làm việc tại big 4 chứng tỏ bạn là người mà nhà tuyển dụng có thể tin tưởng.
Được làm việc tại big 4 là một lợi thế lớn đối với bất kỳ ai theo đuổi đam mê kế toán – kiểm toán. Dù chỉ là thực tập sinh, tên của một trong 4 big 4 cũng trở thành điểm sáng trong CV của bạn.
-
Luôn khuyến khích tư duy giải quyết vấn đề
Là một nhân viên của big 4, bạn sẽ được học hỏi cách giải quyết vấn đề từ gốc rễ. Cách thức mà big 4 rèn luyện bạn là đào sâu suy nghĩ, tìm ra ngọn ngành của vấn đề, từ đó mới lên phương án giải quyết.
Công ty sẽ cho bạn được tự do bay nhảy với ý kiến của mình nhưng cũng giúp bạn nhìn nhận vấn đề một cách khách quan. Do đó, bạn không chỉ nhanh chóng tìm được cách giải quyết từ chính quan điểm cá nhân mà còn có tính khả thi cao vì nó được xem xét một cách toàn diện.
-
Big Four luôn đề cao chất lượng và sự tuyệt vời
Sự hời hợt và thiếu trách nhiệm không tồn tại ở big 4. Chỉ cần một giây chểnh mảng, bạn đã có thể gây ra sai sót nghiêm trọng cho khách hàng. Do đó, môi trường big 4 sẽ rèn luyện cho bạn phong cách và thái đội làm việc cẩn trọng, chuyên nghiệp với mục đích mang đến dịch vụ chất lượng tuyệt vời cho khách hàng.
-
Không ngừng được học hỏi
Khi vào big 4, sẽ có những chứng chỉ/bằng mà bạn bắt buộc phải có như ACCA, CPA, và MBA. Do đó, nếu không ham học hỏi, bạn sẽ khó đáp ứng được yêuu cầu của công ty. Hơn thế, trong quá trình làm việc, nhân viên cũng phải luôn học hỏi và trau dồi kiến thức cũng như kỹ năng thì mới có thể hoàn thành xuất sắc công việc.
Kinh nghiệm cũng là một vũ khí cần thiết đối với nhân sự ngành này. Việc học hỏi từ các tiền bối, đồng nghiệp, hay tích luỹ từ chính thực tế dự án mình tham gia sẽ giúp bạn nâng cao kinh nghiệm của bản thân.
-
Big Four đề cao phát triển cá nhân
Trong một môi trường lành mạnh và công bằng như big 4, nhân viên sẽ có định hướng phát triển rõ ràng. Sự phát triển của mỗi cá nhân góp phần vào sự phát triển của cả một tập thể. Vì lẽ đó, văn hoá tiền bối – hậu bối trong big 4 khá rõ ràng và thực tế đem lại hiệu quả cho sự phát triển của mỗi cá nhân.
Việc luôn được mentor hay quản lý tư vấn, giúp đỡ nhanh chóng giúp người mới thích ứng và phát triển với ngành.
-
Có cơ hội được mở mang kiến thức
Nhân viên của big 4 sẽ thường xuyên phải di chuyển đến các doanh nghiệp, tổ chức khách hàng. Do đó việc giao tiếp và va chạm sẽ giúp nhân viên tiếp cận được với nhiều người tài giỏi cũng như ngành nghề khác nhau. Họ dễ dàng có được cơ hội để mở rộng mối quan hệ cũng như kiểu biết.
Chưa kể đến việc trở thành nhân viên của big 4 cũng là cơ hội để gặp gỡ và trao đổi với rất nhiều người tài giỏi.
-
-
Lương của nhân viên Big4 kiểm toán là bao nhiêu?
Một trong những điều được nhiều người tò mò rằng không biết mức lương của nhân viên Big4 có thực sự “khủng” hay không? Mọi người nghĩ rằng cứ làm việc trong Big4 là sẽ có mức lương ngàn đô/ tháng. Nhưng thực sự thì không phải như thế, nó chỉ thật sự “khủng” khi bạn có đủ năng lực và kinh nghiệm mà thôi.
-
Lương thực tập tại Big4
Đối với các bạn sinh viên, vị trí dễ tiếp cận hơn trong Big4 là thực tập sinh Big4. Theo Jobsgo, hiện nay, các bạn thực tập sinh sẽ được nhận hỗ trợ thực tập 3 – 4 triệu/ mỗi tháng. Xét về mặt bằng chung trên thị trường, đây là một mức lương không thấp nhưng cũng không phải quá cao khiến người khác phải ngưỡng mộ.
Khi làm thực tập sinh Big4, khối lượng công việc sẽ không quá nhiều, áp lực công việc sẽ ít hơn so với các vị trí nhân viên chính thức khác. Vậy nên, với tính chất vừa làm vừa học và được học nhiều hơn thì đây cũng có thể coi là một mức lương phù hợp.
-
Lương của nhân viên chính thức tại Big4
Khi trở thành nhân viên chính thức của Big4, mức lương sẽ dựa theo năng lực là thâm niên làm việc ở công ty, tương ứng với 2 cấp độ như sau:
– Nhân viên cấp I: 8 – 10 triệu/tháng
– Nhân viên cấp 2: 11 – 13 triệu/tháng.
Đây là mức lương khởi điểm mà bạn có thể nhận được khi làm việc ở Big4 với vị trí nhân viên chính thức.
Cao hơn nhân viên bình thường sẽ là vị trí Senior, mức lương cho vị trí này dao động trong khoảng 14 – 21 triệu/ tháng. Cùng một vị trí, có thể có người sẽ có mức lương cao hơn, phụ thuộc vào kết quả làm việc mà mỗi người phụ trách do công ty đánh giá cuối tháng. Đương nhiên, với những người có lương cao sẽ phải chịu nhiều áp lực trong công việc hơn.
-
Lương của manager Big4
Mức lương “khủng” trong Big4 mà mọi người hay nhắc đến chắc chắn là dùng để đánh giá mức lương của vị trí Manager. Nếu sở hữu bằng cấp giá trị cao cũng như kinh nghiệm làm việc lâu năm, thể hiện được năng lực tốt thì trung bình một người đảm nhiệm vị trí quản lý có thể chạm tới mức lương từ 700 triệu – 1 tỷ/năm.
Đây chắc chắn là một con số mà ai cũng mơ ước khi làm việc trong lĩnh vực Kế toán – Kiểm toán. Bạn càng trang bị được nhiều kiến thức, kỹ năng, mức lương có được sẽ càng cao.
Bên cạnh đó, có một điều chắc chắn rằng những người được làm việc chính thức trong Big4 đều có tư duy nhạy bén, chăm chỉ nghiên cứu và khả năng nắm bắt nhanh nhạy. Do đó, ngoài công việc chính trên công ty, họ hoàn toàn có thể thử sức, lấn sân sang các lĩnh vực khác như kinh doanh, đầu tư để có thêm nguồn thu nhập không nhỏ.
Big4 có chế độ đãi ngộ khá tốt đối với nhân viên, tuy nhiên, để xứng đáng với những đãi ngộ đó, các bạn phải đáp ứng được một số tiêu chí như: năng lực chuyên môn, khả năng ngoại ngữ, tin học kết hợp với những kỹ năng mềm cần thiết khác.
-
-
Kết luận
Bất cứ ai quan tâm đến ngành kế toán – kiểm toán chắc hẳn sẽ luôn tìm tòi thông tin và nghiên cứu về các công ty trong big 4 nêu trên. Nếu bạn muốn trở thành nhân viên tương lai của Big Four, hãy chọn đúng chuyên ngành học và không ngừng trau dồi kiến thức và kỹ năng trong nghề kiểm toán.
Hy vọng bài viết này, WikiLand không chỉ giúp bạn hiểu được Big 4 (Big Four) là gì mà còn mang đến những thông tin về big 4 trên thế giới cũng như ở Việt Nam mà bạn cần.
Đừng quyên theo dõi WikiLand để cập nhật nhiều thông tin hữu ích nữa nhé!
Câu hỏi liên quan đến Big4
PricewaterhouseCoopers (PwC); Ernst & Young (E&Y); Klynveld Peat Marwick Geordeler (KPMG); Deloitte Touche Tohmatsu Limited (Deloitte).
– Big4 là một thuật ngữ mô tả 4 công ty lớn nhất về một lĩnh vực nào đó. Trên thế giới, khi nhắc đến big4 thì người ta sẽ nghĩ ngay đến 4 công ty kiểm toán lớn nhất, xét về quy mô và doanh thu
– Big 4 không chỉ là những tập đoàn lớn mạnh mà còn là công ước muốn của nhiều bạn sinh viên trên toàn thế giới. Được làm việc tại môi trường chuyên nghiệp ở Big 4 là cơ hội, như mơ ước của bao người.
– Nó là nơi để các bạn trẻ phát huy năng lực của mình, phát triển bản thân và các bạn trẻ luôn muốn cống hiến cho Big 4. Các chương trình tuyển dụng của Big 4 có thể nói là tạo điều kiện cho các bạn trẻ có năng lực và mong muốn công hiến. Chương trình tuyển dụng bao gồm cho cả thực tập sinh và danh cho các bạn sinh viên đã tốt nghiệp. Không chỉ riêng với sinh viên ngành quốc tế và thu hút với nhiều sinh viên ngành khác.