Quy hoạch huyện Đan Phượng, Hà Nội

Quy hoạch huyện Đan Phượng, Hà Nội đến năm 2030, tỷ lệ 1/10.000 được triển khai như sau:

Phạm vi, ranh giới, thời hạn lập quy hoạch huyện Đan Phượng, Hà Nội

Phạm vi: Gồm toàn bộ diện tích theo địa giới hành chính huyện Đan Phượng, quy mô khoảng 7.735,48 ha.

Ranh giới:

  • Phía Bắc giáp sông Hồng và huyện Mê Linh.
  • Phía Đông giáp quận Bắc Từ Liêm.
  • Phía Nam giáp huyện Hoài Đức.
  • Phía Tây giáp huyện Phúc Thọ.

Tính chất: Là huyện ngoại thành phía Tây Bắc trung tâm thành phố Hà Nội với tính chất cơ bản của Huyện là phát triển: trung tâm văn hóa, thương mại, tài chính, giáo dục và đào tạo; tiểu thủ công nghiệp làng nghề, dịch vụ, du lịch gắn với nông nghiệp sinh thái.

Bạn đang xem: » Quy hoạch huyện Đan Phượng, Hà Nội

Các chỉ tiêu phát triển huyện Đan Phượng

Quy mô dân số dự báo

Quy mô dân số dự báo: đến năm 2020 khoảng 182.079 người (dân số đô thị khoảng 110.710 người, dân số nông thôn khoảng 71.369 người); đến năm 2030 khoảng 183.000 người (dân số đô thị khoảng 117.390 người, dân số nông thôn khoảng 65.610 người).

Quy mô đất đai

Tổng diện tích tự nhiên (toàn bộ địa giới hành chính huyện Đan Phượng) là 7735,48 ha. Trong đó, khu vực phát triển đô thị khoảng 3102,04 ha; khu vực nông thôn khoảng 4633,44 ha.

Bảng tổng hợp quy hoạch sử dụng đất huyện Đan Phượng

STT

Chức năng sử dụng đất

Quy hoạch đến năm 2020
(Dân số 182.079 người)

Quy hoạch đến năm 2030
(Dân số 183.000 người)

Diện tích đất (ha)

Tỷ lệ (%)

Chỉ tiêu (m2/người)

Diện tích đất (ha)

Tỷ lệ (%)

Chỉ tiêu (m2/người)

I

Tổng

7.735,48

100,00

 

7.735,48

100,00

 

1

Đất khu vực phát triển đô thị

3.102,04

40,10

 

3.102,04

40,10

 

2

Đất khu vực nông thôn

4.633,44

59,90

 

4.633,44

59,9

 

A

Đất khu vực phát triển đô thị

3.102,04

100,00

 

3.102,04

100,00

 

A1

Đất dân dụng

1.710,86

55,15

154,50

2.100,89

67,73

178,97

1

Đất các đơn vị ở, nhóm ở (*)

1.000,46

32,25

90,40

1.007,21

32,47

85,80

2

Đất công trình công cộng

54,15

1,75

4,90

68,94

2,22

5,87

3

Đất cây xanh – công viên – TDTT

334,46

10,78

30,20

488,46

15,75

41,61

4

Đất giao thông

216,43

6,98

19,50

277,49

8,95

23,64

5

Các loại đất khác trong phạm vi khu dân dụng

105,36

3,40

 

258,79

8,34

 

5.1

Đất hỗn hợp

86,04

 

 

88,07

 

 

5.2

Đất cơ quan, viện nghiên cứu, trường đào tạo

10,32

 

 

10,32

 

 

5.3

Đất dự án khu giáo dục tập trung

 

 

 

151,40

 

 

5.4

Đất tôn giáo tín ngưỡng

9,00

 

 

9,00

 

 

A2

Đất ngoài dân dụng

1.391,18

44,85

 

998,15

32,18

 

6

Đất công nghiệp

33,80

1,09

 

33,80

1,09

 

7

Đất nghĩa trang

5,90

0,19

 

5,90

0,19

 

8

Đất đầu mối hạ tầng kỹ thuật

48,90

1,58

 

73,33

2,36

 

9

Đất an ninh quốc phòng

2,56

0,08

 

2,56

0,08

 

10

Đất cây xanh cảnh quan, cây xanh cách ly vệ sinh

27,20

0,88

 

21,84

0,70

 

11

Đất giao thông đối ngoại

104,93

3,38

 

104,93

3,38

 

12

Đất nông nghiệp

412,10

13,28

 

 

 

 

 

Trong đó đất lúa nước

412,10

 

 

 

 

 

13

Đất khác

755,79

24,36

 

755,79

24,36

 

 

Khu vực hành lang sông Hồng

750,41

 

 

750,41

 

 

 

Đất sông, hồ, mặt nước chuyên dùng

5,38

 

 

5,38

 

 

B

Đất khu vực nông thôn (hành lang xanh)

4.633,44

100,00

 

4.633,44

100,00

 

1

Đất làng xóm nông thôn (**)

766,27

16,54

107,37

766,27

16,54

116,79

2

Đất xây dựng cơ sở kinh tế kỹ thuật tạo thị

746,17

 

 

795,80

 

 

2.1

Đất công trình công cộng

57,01

1,23

7,99

106,64

2,30

16,25

 

Trong đó: Đất trường học (mầm non, tiểu học, THCS)

19,27

 

 

19,27

 

 

 

Đất trường THPT

3,98

 

 

3,98

 

 

 

Đất trung tâm giáo dục thường xuyên

0,45

 

 

0,45

 

 

 

Đất công trình công cộng khác

15,96

 

 

15,96

 

 

 

Đất dự án khu y tế tập trung

 

 

 

49,63

 

 

 

Đất y tế giáo dục tập trung của huyện

17,35

 

 

17,3 5

 

 

2.2

Đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp

26,09

0,56

 

26,09

0,56

 

2.3

Đất cây xanh – TDTT

97,20

2,10

13,62

97,20

2,10

14,81

2.4

Đất dành cho địa phương (***)

192,92

4,16

 

192,92

4,16

 

2.5

Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp

207,78

4,48

 

207,78

4,48

 

 

Đất xây dựng các cụm công nghiệp, TTCN

31,91

 

 

31,91

 

 

 

Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp khác

175,87

 

 

175,87

 

 

2.6

Đất an ninh quốc phòng

6,59

0,14

 

6,59

 

 

2.7

Đất có di tích danh thắng, tôn giáo tín ngưỡng

9,78

0,21

 

9,78

0,21

 

2.8

Đất dự án trong phạm vi hành lang xanh (thực hiện riêng theo dự án được cấp thẩm quyền phê duyệt)

43,05

 

 

43,05

0,93

 

2.9

Đất giao thông

105,75

2,28

14,82

105,75

2,28

16,12

3

Đất phát triển du lịch sinh thái

135,67

2,93

 

135,67

2,93

 

4

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

63,65

1,37

 

63,65

1,37

 

5

Đất các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật

63,09

1,36

 

63,09

1,36

 

6

Đất nông nghiệp

1.606,80

34,68

 

1.557,17

33,61

 

 

Trong đó đất lúa nước

772,32

 

 

722,69

 

 

7

Đất khác (sông và đất bãi bồi)

1.251,79

27,02

 

1.251,79

27,02

 

Ghi chú:

  • (*) Bao gồm cả đất dân cư làng xóm đô thị hóa, và đất đơn vị ở mới.
  • (**) Bao gồm đất các công trình công cộng, dịch vụ, thương mại, thiết chế văn hóa, trường học, cây xanh TDTT, giao thông nội bộ, đất ở làng xóm nông thôn….
  • (***) Quỹ đất dành phục vụ nhu cầu di dân, tái định cư, chuyển đổi nghề, bổ sung HTXH, HTKT,…
  • Các yêu cầu về sử dụng đất:
  • Chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất của đồ án là chỉ tiêu gộp nhằm kiểm soát phát triển chung.
  • Chỉ tiêu đất đơn vị ở và nhóm ở mới đảm bảo chỉ tiêu £50 m2/người.
  • Đối với các dự án đầu tư xây dựng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt phù hợp với Quy hoạch chung xây dựng Huyện, tiếp tục thực hiện theo dự án đã được phê duyệt. Đối với các đồ án quy hoạch, dự án đầu tư xây dựng đã được cấp thẩm quyền phê duyệt mà chưa thực hiện đầu tư xây dựng, cần được nghiên cứu xem xét điều chỉnh để phù hợp Quy hoạch chung xây dựng Huyện và tuân thủ các quy định hiện hành. Đối với các đồ án quy hoạch, quy hoạch tổng mặt bằng, dự án đang nghiên cứu mà chưa được cấp thẩm quyền phê duyệt, hoặc đã được cấp thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư, cần được nghiên cứu bổ sung để phù hợp với Quy hoạch chung xây dựng này.
  • Các khu vực hiện nay thuộc ranh giới quản lý hành chính của huyện Đan Phượng nằm trong ranh giới Quy hoạch phân khu đô thị S1, S2, GS, sông Hồng thì sẽ áp dụng theo đồ án “Quy hoạch phân khu đô thị S1, S2, GS và sông Hồng tỷ lệ 1/5.000, Quy hoạch chung thị trấn Phùng đến năm 2030, tỷ lệ 1/5.000” để đảm bảo tính thống nhất và đồng bộ.
  • Các khu vực đất ANQP được quản lý theo hiện trạng và quy hoạch đất ANQP được cấp thẩm quyền phê duyệt.
  • Số liệu về đất nông nghiệp lúa nước tuân thủ theo Quyết định số 7966/QĐ-UBND ngày 30/12/2014 của UBND Thành phố về việc duyệt Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, Kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) huyện Đan Phượng.
  • Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất các loại đất khác sang đất an ninh quốc phòng được thực hiện theo quy định của pháp luật. Quy mô diện tích, vị trí cụ thể sẽ được xác định trong giai đoạn lập quy hoạch, dự án đầu tư, đảm bảo phù hợp yêu cầu nhiệm vụ ANQP, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của Huyện đã được phê duyệt.
  • Đối với đất công trình di tích, tôn giáo, tín ngưỡng, danh lam thắng cảnh đã hoặc chưa được xếp hạng, việc lập dự án đầu tư cải tạo, mở rộng hoặc xây dựng mới phải tuân thủ theo quy định, được cấp thẩm quyền phê duyệt; quy mô diện tích, vị trí cụ thể sẽ được xác định trong các giai đoạn tiếp theo khi được cấp thẩm quyền chấp nhận, đảm bảo phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt.
  • Đối với các cụm sản xuất TTCN nghề (cụm công nghiệp làng nghề): Quy mô, vị trí sẽ được xác định cụ thể trong giai đoạn lập quy hoạch chi tiết và dự án đầu tư, đảm bảo phù hợp với quy hoạch chuyên ngành, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của Huyện đã được phê duyệt. Đối với các xã có nhu cầu mở rộng đất sản xuất TTCN, làng nghề lớn hơn so với quy hoạch chuyên ngành đã được duyệt thì tiếp tục nghiên cứu ở các giai đoạn quy hoạch và đầu tư dự án tiếp theo, đề xuất trong điều chỉnh quy hoạch ngành đảm bảo đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế địa phương nhằm ổn định đời sống an sinh xã hội.
Quy hoạch huyện Đan Phượng, Hà Nội
Quy hoạch huyện Đan Phượng, Hà Nội

Định hướng phát triển không gian

Phân vùng phát triển không gian

Định hướng phát triển không gian huyện Đan Phượng được định hình trong Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, mô hình phát triển Huyện thay đổi căn bản về cấu trúc không gian. Toàn bộ không gian của Huyện chia thành hai phần bởi đường vành đai 4. Trong đó:

  • Phần phía Đông Vành đai 4 (Gồm khu vực dân cư đô thị thuộc phân khu đô thị S1, S2, GS, sông Hồng) được xác định phát triển theo hướng đô thị, gắn với các dịch vụ công cộng chất lượng cao về y tế, giáo dục với tổng quy mô: 2522,62 ha.
  • Phần phía Tây Vành đai 4 nằm trong khu vực Hành lang xanh của Thủ đô, được định hướng phát triển như sau:
    • Khu vực phát triển đô thị (Thị trấn Phùng và vùng phụ cận): Có quy mô 579,41ha, phát triển thành khu đô thị mang tính sinh thái, công nghệ cao gắn với trục phát triển mới Tây Thăng Long, đóng vai trò là trung tâm Huyện hỗ trợ phát triển vùng nông thôn.
    • Khu vực làng xóm, dân cư nông thôn thuộc Hành lang xanh: Gồm các làng xóm dân cư hiện hữu gắn với bảo tồn di tích lịch sử văn hóa và tiếp tục các hoạt động sản xuất TTCN. Định hướng phát triển khu vực nông thôn mới kết hợp với sinh thái nông nghiệp, khuyến khích phát triển các không gian nông nghiệp kết hợp với du lịch sinh thái nông nghiệp như việc đưa du khách thăm quan các vùng sản xuất nông nghiệp.
    • Đẩy mạnh phát triển nông thôn mới các xã gắn với 19 tiêu chí nông thôn mới. Không gian kiến trúc làng xóm được cải tạo chỉnh trang, khuyến khích các kiến trúc đặc trưng kiến trúc Việt như nhà thấp tầng, có sân vườn, ao cá,… góp phần tạo hình ảnh nông thôn mới bên cạnh đó cũng lưu giữ được bản sắc văn hóa, kiến trúc địa phương. Đảm bảo tiêu chí không gian sống bền vững, sinh thái.

Định hướng phát triển đô thị

Gồm một phần Phân khu đô thị S1, S2, GS, sông Hồng và thị trấn huyện lỵ Phùng:

  • Khu vực thuộc Phân khu đô thị S1, S2, GS, sông Hồng:
    • Hình thành các trung tâm mới về thương mại, dịch vụ của đô thị. Tạo dựng đô thị cửa ngõ phía Tây Bắc của đô thị trung tâm.
    • Phát triển các khu đô thị mới đồng bộ, hiện đại gắn với cải tạo, chỉnh trang, xây dựng lại các khu ở hiện có, tạo dựng một phân khu đô thị hoàn chỉnh, đáp ứng các nhu cầu hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật.
    • Tổ chức không gian cảnh quan của phân khu đô thị S1, S2 kết nối với không gian xanh của khu vực phân khu GS và không gian cảnh quan sinh thái của phân khu sông Hồng, tạo hướng không gian kiến trúc hiện đại. Hình thành các trục đô thị, trục cảnh quan và các không gian điểm nhấn trọng tâm, đảm bảo sự liên kết hài hòa với không gian xung quanh.
    • Hình thành đầu mối hạ tầng kỹ thuật, là đầu mối giao thông gắn với các trung tâm đô thị, đảm bảo kết nối đồng bộ với hệ thống hạ tầng chung khu vực.
  • Thị trấn Phùng và vùng phụ cận: Hình thành trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế thương mại, văn hóa, thể dục thể thao huyện Đan Phượng. Phát triển theo mô hình sinh thái mật độ thấp, mở rộng không gian về phía Đông Bắc và Tây Nam, gồm phần đất thuộc các xã Song Phượng, Đan Phượng, Thượng Mỗ, Tân Hội, kết nối với tuyến đường Tây Thăng Long.
  • Duy trì cấu trúc truyền thống các khu dân cư hiện có, xác định các khu phát triển mới nhằm dãn dân, di dân trong các khu vực làng xóm, bổ sung quỹ đất bố trí các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội phục vụ dân cư địa phương.

Định hướng phát triển khu dân cư nông thôn

  • Từng bước chuyển dịch nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sản xuất hàng hóa chất lượng cao cung ứng sản phẩm cho nhu cầu Thủ đô.
  • Cụm làng dọc bờ sông Hồng (thuộc các xã Hồng Hà, Trung Châu A, Thọ Xuân, Thọ An, Trung Châu B) và các cụm làng dọc bờ sông Đáy (thuộc xã Phương Đình, Đồng Tháp, Song Phượng): Bảo tồn các giá trị làng nông nghiệp lâu đời. Phát triển dịch vụ, du lịch, giải trí sinh thái. Các khu vực làng xóm nằm ngoài đê, trong hành lang thoát lũ, dần từng bước di chuyển vào các khu di dân, tái định cư phía trong đê.
  • Cụm làng giáp với thị trấn Phùng (thuộc các xã Đan Phượng, Hạ Mỗ, Thượng Mỗ): Hình thành những khoảng không gian sinh thái ngăn cách với đô thị. Phát triển các tiện ích về không gian sinh thái nông nghiệp nông thôn, như nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, giải trí, ẩm thực…

Định hướng phát triển không gian xanh

Không gian xanh của huyện Đan Phượng gồm: Vùng nông nghiệp sinh thái, mặt nước, công viên đô thị và không gian xanh trong các cụm làng.

  • Vùng sinh thái nông nghiệp chủ yếu nằm trong Hành lang xanh Thủ đô Hà Nội. Duy trì vùng trồng lúa, trồng màu, hoa, cây cảnh, vùng trồng cây ăn quả, nuôi trồng thủy sản… phát triển nông nghiệp công nghệ cao đáp ứng nhu cầu thị trường.
  • Mặt nước: Giữ gìn và khôi phục hệ thống sông, hồ, đầm nước. Thiết lập hành lang bảo vệ hệ thống hồ và kênh rạch trong đô thị, trong các cụm làng tăng cường khả năng thoát nước đô thị và phát triển du lịch sinh thái.
  • Công viên đô thị: Xây dựng hệ thống công viên, vườn hoa theo quy hoạch đô thị được duyệt, như công viên văn hóa, giải trí, công viên chuyên đề…, phát triển các công viên vườn cây ăn quả, vườn cây kinh tế trong các đô thị sinh thái.
  • Không gian xanh trong các cụm làng: Duy trì các không gian trống như vườn hộ gia đình, ao, hồ, lạch nước, đất nông nghiệp xen kẹp phát triển mô hình kinh tế sinh thái để khai thác hiệu quả đất đai và kiểm soát mật độ xây dựng.

Định hướng phát triển hạ tầng kinh tế

Về công nghiệp và TTCN

Các cụm TTCN làng nghề được định hướng phát triển theo quy hoạch chuyên ngành. Bảo tồn, phục hồi các làng nghề truyền thống,.. .Từng bước chuyển đổi sang mô hình TTCN sạch, phục vụ khu công nghệ cao.

Về du lịch

  • Tập trung phát triển các loại hình du lịch: Du lịch văn hóa, lịch sử, cách mạng, tín ngưỡng, lễ hội; Du lịch vui chơi giải trí, văn hóa, thể thao; Du lịch sinh thái, nghỉ cuối tuần; Du lịch làng nghề và ẩm thực… Tập trung phát triển theo 3 tuyến chính: Tuyến sông Hồng; Tuyến sông Đáy; Tuyến sông Nhuệ cổ (dọc đê Tiên Tân).
  • Du lịch văn hóa gắn với thành cổ Ô Diên và đền thờ Danh nhân Tô Hiến Thành. Mở rộng lễ hội đền Văn Hiến tạo thành sự kiện văn hóa du lịch lớn có tầm cỡ của huyện Đan Phượng và thành phố Hà Nội; kết hợp khai thác các giá trị văn hóa lịch sử từ hệ thống các di tích lịch sử như đình Vạn Xuân, miếu Hàm rồng, đền Chính Khí, chùa Hải Giác (xã Hạ Mỗ )… Khôi phục các hoạt động tín ngưỡng lễ hội, biểu diễn nghệ thuật trong lễ hội theo hướng trình diễn các truyền thuyết, các sự kiện văn hóa gắn với khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
  • Du lịch gắn với lịch sử văn hóa: Đình Đại Phùng, chùa Đại Phùng, Lăng Văn Sơn, Miếu Voi Phục… Du lịch lễ hội và văn hóa gắn với múa hát Chèo tàu, tượng, ca trù. Khôi phục và tiến hành tổ chức định kỳ trở thành một sự kiện văn hóa du lịch hấp dẫn khách. Sân khấu chèo tầu, tượng, hát ca trù tạo thành một hình thức biểu diễn nghệ thuật có thể khai thác đại trà.
  • Phát triển du lịch gắn với vui chơi giải trí, thể thao, nghệ thuật…: Định hướng phát triển các khu vui chơi giải trí, thể dục thể thao, thưởng thức nghệ thuật tại trung tâm Huyện, thị trấn Phùng, dọc theo Quốc lộ 32 và các khu đô thị: Đan Phượng, Tân Lập…
  • Phát triển du lịch sinh thái: Phát triển các khu du lịch sinh thái khu vực đầm, hồ ven đê Tiên Tân, ven đê quai Liên Hồng, Liên Trung…
  • Phát triển du lịch làng nghề, ẩm thực: Khai thác văn hóa ẩm thực từ các món ăn, các sản vật địa phương để thu hút khách du lịch như nem Phùng, giò, chả Tân Hội, rượu, đậu Hồng Hà, Hạ Mỗ. Phát triển các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tại các làng nghề truyền thống như: Làng nghề chế biến lâm sản ở Liên Hà, Liên Trung, làng nghề sản xuất bánh kẹo ở Song Phượng, làng nghề sản xuất rượu đậu ở Hồng Hà, Hạ Mỗ; khôi phục nghề ren, dệt ở Hạ Mỗ, Tân Lập…

Về Thương mại – dịch vụ

  • Phát triển hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị và cửa hàng gắn với hình thành các đô thị tại các phân khu đô thị S1, S2, thị trấn Phùng. Gắn với các trung tâm này là các điểm dịch vụ hỗ trợ bán lẻ, giải trí,…. và hệ thống dịch vụ đi cùng với phát triển nghề, làng nghề.
  • Đối với hệ thống chợ hiện có, có lộ trình, kế hoạch xóa bỏ chợ cóc, chợ tạm, xây dựng chợ mới phù hợp quy hoạch nông thôn mới, quy hoạch chuyên ngành đã được phê duyệt.

Về nông nghiệp

  • Phát triển ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, ứng dụng tiến bộ khoa học, đặc biệt là công nghệ sinh học.
  • Đảm bảo an ninh lương thực, tạo nên các sản phẩm nông nghiệp đặc thù, chất lượng cao; Tiếp tục thực hiện tốt “dồn điền, đổi thửa” tạo ra những vùng chuyên canh quy mô lớn như lúa, rau an toàn, hoa, cây ăn quả…

Định hướng phát triển hạ tầng xã hội

Về Công trình hành chính, trụ sở cơ quan Huyện

  • Tổ chức, quy hoạch các công trình hành chính, cơ quan công sở cấp huyện tại thị trấn Phùng; cải tạo và nâng cấp các công trình hiện có.
  • Nâng cấp các công trình cấp xã tại vị trí là các trung tâm xã với các cơ sở hiện trạng hiện có hoặc trung tâm cụm được xác định theo mô hình quy hoạch trung tâm cụm làng đối với các công trình xây mới.

Về Công trình văn hóa

  • Xây dựng hệ thống thiết kế văn hóa phù hợp với đặc điểm văn hóa tại địa phương, gắn kết, khai thác và bảo vệ các công trình di tích văn hóa hiện hữu. Đối với các khu vực phát triển đô thị thì xây dựng hệ thống công trình văn hóa hiện đại, đa chức năng phục vụ chung cho toàn Huyện và các vùng phụ cận.
  • Bảo tồn và phát huy các hình thức văn hóa phi vật thể như hát chèo Tàu ở Tân Hội, các lễ hội cổ truyền như lễ hội thả diều và các lễ hội văn hóa gắn với các công trình tín ngưỡng tại các xã để tạo điều kiện cho người dân gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống và làm phong phú đời sống tinh thần cho nhân dân.
  • Duy tu, cải tạo và nâng cấp các công trình văn hóa tín ngưỡng, đặc biệt là các công trình đã được xếp hạng di tích.
  • Xây mới các công trình phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt văn hóa cộng đồng tại các trung tâm xã hoặc trung tâm cụm.

Về giáo dục – đào tạo

  • Các trường đại học, cao đẳng dự kiến xây dựng trong khu giáo dục tập trung phát triển theo dự án riêng.
  • Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng và vật chất cho trung tâm dạy nghề, giới thiệu việc làm.
  • Giáo dục phổ thông: Đảm bảo các chỉ tiêu trường học các cấp mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông theo Quy hoạch mạng lưới trường học được duyệt.

Về Y tế

  • Tổ hợp y tế khám chữa bệnh tại khu Y tế tập trung thực hiện theo dự án riêng.
  • Cơ sở y tế cấp huyện: Cải tạo nâng cấp Bệnh viện đa khoa Huyện, Trung tâm y tế Huyện và 15 trung tâm y tế xã. Hình thành tổ hợp bệnh viện đa khoa, trung tâm điều dưỡng chăm sóc người cao tuổi và Trường đại học đào tạo nhân lực cho ngành y tại xã Song Phượng. Tại các “cụm làng – trung tâm đổi mới” có thể hình thành các Phòng khám đa khoa tư nhân đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Định hướng Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật

Giao thông

Giao thông đối ngoại

  1. Đường sắt:
  • Tuyến đường sắt Quốc gia vành đai phía Tây chạy dọc theo đường vành đai IV, trong phạm vi huyện Đan Phượng, dự kiến xây dựng ga Phùng (ga trung gian) bố trí gần thị trấn Phùng, phía Bắc trục đường Tây Thăng Long.
  • Tuyến đường sắt đô thị kết nối đô thị trung tâm với đô thị vệ tinh (tuyến đường sắt đô thị số 3 kéo dài Nhổn – Sơn Tây) dự kiến đi trên cao tại dải phân cách giữa của Quốc lộ 32. Đoạn qua huyện Đan Phượng dự kiến bố trí 02 ga đường sắt tại thị trấn Phùng ở các khu vực tập trung đông người, trung tâm thị trấn và có nhiều tiềm năng phát triển theo mô mình TOD.
  • Việc đầu tư xây dựng hệ thống đường sắt Quốc gia và đường sắt đô thị sẽ được xác định cụ thể theo các dự án riêng được cấp thẩm quyền phê duyệt.

2. Đường bộ:

  • Đường Vành đai 4: quy mô mặt cắt ngang rộng B=120m, bao gồm 6 làn xe cao tốc, đường song hành hai bên (2×3 làn xe) và hành lang để bố trí cây xanh, công trình hạ tầng kỹ thuật.
  • Quốc lộ 32: đoạn qua thị trấn Phùng có vai trò là đường trục chính, quy mô mặt cắt ngang rộng B=35m (4 làn xe cơ giới), gồm hai dải lòng đường xe chạy mỗi bên rộng 10,5m; dải phân cách giữa rộng 3,0m; hè đường mỗi bên rộng 5,5m. Khu vực nút giao Quốc lộ 32 với đường Vành đai IV, quy mô mặt cắt ngang được mở rộng từ B=35m lên thành B=50m để xây dựng cầu vượt, nút giao khác mức với đường Vành đai 4.
  • Đường trục Tây Thăng Long: đoạn phía Đông đường Vành đai 4 (đường chính đô thị) có quy mô mặt cắt rộng 60,5m (10 làn xe), đoạn phía Tây đường Vành đai 4 có quy mô mặt cắt ngang rộng 40m (6 làn xe, đường cấp I đồng bằng – đối với đoạn ngoài đô thị).

Các tuyến đường tỉnh, đường huyện

  • Tuyến đường tỉnh 417: Cải tạo, nâng cấp đảm bảo tiêu chuẩn đường cấp III (2¸4 làn xe), đoạn từ đê Hữu Hồng về phía trục đường Tây Thăng Long được kéo dài theo hướng Bắc – Nam để nối với đường tỉnh 421, đường tỉnh 419 (trên địa bàn huyện Phúc Thọ) tạo thêm trục kết nối theo hướng Bắc – Nam, kết nối huyện Đan Phượng với các huyện, thị xã lân cận như Phúc Thọ, Sơn Tây.
  • Tuyến đường 422 đoạn qua địa phận huyện Đan Phượng thuộc phạm vi phân khu đô thị S1, S2, GS sẽ được cải tạo, xây dựng theo tiêu chuẩn đường đô thị theo quy hoạch đã được phê duyệt.
  • Các tuyến đường huyện (liên xã): cải tạo nâng cấp, xây mới đạt tiêu chuẩn đường cấp III¸IV (2¸4 làn xe), kết hợp với hệ thống đường tỉnh tạo thành khung giao thông chính trong Huyện, liên kết các khu vực nông thôn với các thị trấn, trung tâm cụm xã và các khu vực du lịch, dịch vụ.
  • Các đoạn tuyến qua khu dân cư tùy điều kiện hiện trạng sẽ xây dựng bổ sung hè và hệ thống thoát nước, chiếu sáng, đáp ứng nhu cầu giao thông và sự phát triển kinh tế, xã hội của Huyện.

Các tuyến đường trong khu vực phát triển đô thị

Các tuyến đường trong khu vực thị trấn Phùng và trong khu vực đô thị trung tâm phía Đông đường Vành đai 4 được xây dựng theo tiêu chuẩn đường đô thị và được thực hiện theo các đồ án quy hoạch chung, phân khu đô thị được phê duyệt.

Giao thông đường thủy

Khai thông luồng lạch để khai thác tối đa các tuyến vận tải trên sông Hồng, sông Đáy. Xây dựng cảng Tiên Tân-Hồng Hà (công suất khoảng 1¸2 triệu tấn/năm theo Quy hoạch Giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội) để phục vụ nhu cầu giao thông đường thủy, phát triển kinh tế của địa phương và khu vực.

Giao thông công cộng

Tập trung phát triển hệ thống xe buýt, liên kết các khu vực thị trấn, trung tâm cụm xã, khu du lịch, dịch vụ quan trọng để khai thác tối đa tiềm năng của Huyện.

Bến, bãi đỗ xe

  • Bến xe khách liên tỉnh cấp thành phố xây dựng tại khu vực nút giao Quốc lộ 32 với đường Vành đai 4, có quy mô khoảng 8ha¸10ha (cơ bản nằm trên địa bàn huyện Hoài Đức).
  • Xây dựng bến xe tải Phùng (Bến xe tải phía Tây Bắc theo Quy hoạch Giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội) tại khu vực nút giao đường Tây Thăng Long với đường Vành đai 4, quy mô khoảng 6ha (bao gồm 4,5ha bến và 1,5ha bãi, kho tàng).
  • Xây dựng mới bến xe khách kết hợp trung chuyển xe buýt phục vụ cho thị trấn Phùng quy mô khoảng 3ha, nằm giáp phía Nam Quốc lộ 32 thuộc xã Đông Tháp, phía Tây thị trấn (bến xe Phùng cũ chuyển đổi thành bãi đỗ xe công cộng kết hợp điểm dừng đỗ xe buýt). Xây dựng 02 bến xe kết hợp điểm đầu cuối xe buýt tại xã Tân Lập, Thọ An quy mô diện tích khoảng 0,5ha¸1ha.
  • Bãi đỗ xe: trong khu vực phát triển đô thị (phân khu đô thị S1, S2, GS và thị trấn Phùng) các bãi đỗ xe công cộng tập trung, được xác định theo các quy hoạch đô thị được phê duyệt. Các trung tâm dân cư khu vực nông thôn, xây dựng bãi đỗ xe tập trung phục vụ yêu cầu sản xuất và sinh hoạt (được xác định theo các quy hoạch nông thôn mới được phê duyệt).

Cầu qua sông

Cầu Phùng qua sông Đáy; xây dựng mới cầu Hồng Hà trên đường Vành đai 4 qua sông Hồng.

Các nút giao thông

Xây dựng các nút giao khác mức giữa đường Vành đai 4 với Quốc lộ 32, đường Tây Thăng Long, đường N2. Các nút giao thông khác chủ yếu giao cùng mức.

Cao độ nền xây dựng

  • Khu vực phía Đông đường Vành đai 4: cao độ san nền từ 6,7m¸11,5m, xác định cụ thể theo các Quy hoạch phân khu đô thị S1, S2 và GS được UBND Thành phố phê duyệt.
  • Khu vực phía Tây đường vành đai 4:
    • Khu vực trong đê hữu Hồng, đê Tiên Tân và đê Tả Đáy: cao độ san nền từ 7,5m¸13m phù hợp với cao độ nền hiện trạng khu vực dân cư hiện có và cao độ hệ thống thoát nước của khu vực.
    • Khu vực giới hạn bởi đê Tiên Tân và đê La Thạch: cao độ san nền khoảng từ 9,1m¸12m phù hợp với cao độ nền hiện trạng khu vực dân cư và hệ thống thoát nước của khu vực.
    • Khu vực ngoài đê La Thạch và đê Tả Đáy: giữ nguyên cao độ hiện có của khu vực, việc san nền trong khu vực này khi xây dựng, cải tạo công trình cần được sự chấp thuận của cơ quan quản lý đê điều để đảm bảo không gian chứa lũ, thoát lũ.
    • Khu vực ngoài đê Hữu Hồng: cơ bản nằm trong hành lang thoát lũ sông Hồng, được thực hiện theo Quy hoạch Phòng chống lũ cho các tuyến sông có đê trên địa bàn thành phố Hà Nội đã được Hội đồng nhân dân Thành phố thông qua tại Nghị quyết số 17/2009/NQ-HĐND ngày 11/12/2009.

Thoát nước

  • Khu vực phía Đông đường vành đai 4: tiêu thoát nước ra sông Nhuệ và sông Hồng, gồm 2 lưu vực:
    • Lưu vực 1 (phía Nam đường Tây Thăng Long): thoát vào kênh tiêu ra sông Nhuệ. Khi mực nước sông Nhuệ cao hơn 5,5m, lưu vực đổ vào sông Pheo thoát ra sông Hồng qua trạm bơm Liên Trung.
    • Lưu vực 2 (phía Bắc đường Tây Thăng Long gồm khu vực đô thị S1, một phần các xã Liên Trung, Liên Hà): khi mực nước sông Nhuệ nhỏ hơn +5,50m, toàn bộ lưu vực tiêu tự chảy qua hệ thống sông Đăm, sông Pheo thoát vào sông Nhuệ; khi mực nước sông Nhuệ cao hơn +5,50m, lưu vực sẽ được tiêu nước vào sông Hồng thông qua trạm bơm Liên Trung.
  • Khu vực phía Tây đường vành đai 4: tiêu thoát nước ra sông Hồng và sông Đáy, gồm 5 lưu vực:
    • Lưu vực 3 (phía ngoài đê Tả Đáy và phía Nam Quốc lộ 32, phía Tây Nam thị trấn Phùng): tiêu nước cho lưu vực xã Đồng Tháp và 1 phân xã Song Phượng, theo kênh tiêu thoát về sông Đáy.
    • Lưu vực 4 (phía trong đê Hữu Hồng, đê Tiên Tân và đê Tả Đáy): gồm thị trấn Phùng và một phần các xã Đan Phượng, Thượng Mỗ, Hạ Mỗ, Trung Châu B, Hồng Hà, tiêu vào tuyến kênh Đan Hoài thoát ra sông Đáy.
    • Lưu vực 5 (phía trong đê Hữu Hồng, đê Tiên Tân và đê La Thạch): bao gồm các xã Thọ Xuân, Phượng Đình, một phần phía Tây thị trấn Phùng và một phần các xã Thượng Mỗ, Trung Châu, thoát nước vào các trục tiêu nội đồng rồi thoát ra sông Đáy.
    • Lưu vực 6 (phía ngoài đê La Thạch): gồm một phần xã Trung Châu A, Thọ An, Phượng Đình thoát ra sông Đáy.
    • Lưu vực 7 (phía ngoài đê Hữu Hồng): gồm một phần xã Trung Châu A, B, Thọ An, Thọ Xuân, Hồng Hà, thoát ra sông Hồng.
  • Cao độ mực nước tại trạm bơm Liên Trung: khi mực nước sông Nhuệ cao hơn +5,50m, trạm bơm Liên Trung hoạt động, đảm bảo cân bằng mực nước trong khu vực, phù hợp với cao độ khu vực dân cư làng xóm hiện hữu, lựa chọn cao độ mực nước lớn nhất tại trạm bơm Liên trung là +5,7m¸5,8m.
  • Hệ thống thoát nước trong các khu vực phát triển đô thị: xác định cụ thể theo các Quy hoạch phân khu đô thị S1, S2, GS, Quy hoạch chung thị trấn Phùng được duyệt.

Cấp nước

Nguồn cấp

  • Huyện Đan Phượng được định hướng cấp nước từ Nhà máy nước mặt sông Hồng tại xã Liên Hồng và Liên Hà, huyện Đan Phượng với quy mô công suất đến năm 2020 là 300.000m2/ngđ; đến năm 2030 là 450.000m3/ngđ; đến năm 2050 là 600.000m3/ngđ.
  • Tổng nhu cầu cấp nước của Huyện là khoảng 58.700m3/ngđ.

Mạng lưới cấp nước

  • Xây dựng mạng lưới cấp nước truyền dẫn D300 đến D1500 và mạng lưới cấp nước phân phối từ D150 đến D250 trong khu vực phát triển đô thị theo đồ án Quy hoạch chung thị trấn Phùng và Quy hoạch phân khu đô thị S1, S2 và phân khu đô thị được duyệt.
  • Xây dựng tuyên truyền dẫn D600 đọc Quốc lộ 32 kết nối mạng lưới cấp nước trong khu vực phát triển đô thị, cấp nước cho khu vực thị trấn Phùng và huyện Phúc Thọ…
  • Mạng lưới cấp nước ngoài khu vực phát triển đô thị: Xây dựng hệ thống mạng lưới cấp nước phân phối chính từ D100 đến D300 trên các tuyến đường tỉnh lộ, huyện lộ đảm bảo cấp nước tới các khu vực dân cư đô thị và nông thôn trong Huyện.

Cấp nước chữa cháy

Hệ thống mạng lưới cấp nước được tính toán cho cấp nước sinh hoạt và chữa cháy. Các trụ cứu hỏa được đấu nối với mạng lưới cấp nước có đường kính từ D100 trở lên, vị trí của các họng cứu hỏa sẽ được xác định cụ thể trong quá trình lập quy hoạch chi tiết và thiết kế mạng lưới cứu hỏa của khu vực được cấp thẩm quyền phê duyệt.

Cấp điện

Nguồn điện

  • Tổng nhu cầu cấp điện của huyện Đan Phượng là khoảng 142.610KW.
  • Xây dựng trạm 500/220KV Đan Phượng với công suất 2x600MVA và trạm 220/110KV với công suất 2x250MVA theo định hướng Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô và Quy hoạch phát triển điện lực thành phố Hà Nội đã được phê duyệt.
  • Khu vực nằm trong vành đai 4 (thuộc phân khu đô thị S1, S2 và GS đã được duyệt) được định hướng cấp nguồn từ trạm 110/22KV Đan Phượng, công suất 2x40MVA; trạm 110/22KV Phùng, công suất 2x63MVA.
  • Khu vực thị trấn Phùng và khu vực nông thôn còn lại được cấp nguồn từ trạm 110/22KV thị trấn Phùng, công suất 2x40MVA và trạm 110/22KV nối cấp trạm 220KV Đan Phượng với công suất 2x40MVA.

Lưới điện

  • Lưới điện 500KV từ trạm 500KV Sơn La đến trạm 500KV Đan Phượng đi trạm 500KV Quốc Oai.
  • Lưới điện 220KV từ trạm 220KV Đan Phượng với các trạm 220KV trong khu vực (trạm Chèm, Quốc Oai, Phúc Thọ, Vân Trì).
  • Xây dựng các tuyến 110KV kết nối các trạm 110KV trong khu vực dọc các tuyến đường giao thông.
  • Lưới điện nằm trong khu vực phát triển đô thị sử dụng cáp ngầm; ngoài khu vực phát triển đô thị sẽ dùng đường dây nổi.
  • Cải tạo nâng cấp tuyến 110KV Phúc Thọ – Chèm hiện có. Đoạn nằm trong khu vực phát triển đô thị sẽ di chuyển hạ ngầm theo hành lang đường quy hoạch. Đoạn ngoài khu vực phát triển đô thị, tùy theo từng trường hợp cụ thể có thể nâng cột, sử dụng cột trụ đảm bảo mỹ quan.
  • Lưới điện trung thế: Kết cấu mạng vòng vận hành hở đảm bảo cấp điện an toàn và liên tục tới các phụ tải, cụ thể:
    • Khu vực phát triển đô thị: Các tuyến đường dây nổi hiện có sẽ vẫn được sử dụng, sẽ được lập dự án hạ ngầm khi có điều kiện kinh tế. Các tuyến đường dây xây dựng mới sẽ được đi ngầm.
    • Khu vực ngoại thị, các xã nông thôn và các khu công nghiệp sử dụng đường dây nổi. Các tuyến đường dây 35K, 10KV hiện có sẽ cải tạo để vận hành ở điện áp chuẩn 22KV.
    • Trạm biến áp phân phối:
    • Các trạm biến áp phân phối xây dựng mới trong khu vực đô thị và thị trấn Phùng sử dụng loại trạm kín kiểu Kiốt hoặc trạm xây. Khu vực ngoại thị, xã nông thôn, trạm biến thế phân phối vẫn có thể dùng trạm hở kiểu trạm treo. Vị trí, quy mô công suất các trạm phân phối sẽ được xác định cụ thể trong giai đoạn đầu tư xây dựng.
    • Các trạm biến áp phân phối hiện có sử dụng cấp điện áp 35(10)/0,4KV sẽ được cải tạo thay thế về cấp điện áp 22/0,4KV.

Thông tin liên lạc

  • Khu vực Đông đường Vành đai 4, hệ thống thông tin liên lạc được thực hiện theo đồ án Quy hoạch phân khu đô thị S1, S2 và GS được phê duyệt.
  • Khu vực phía Tây đường Vành đai 4 được cung cấp thông tin liên lạc từ các trạm: Trung Châu A 5000line; Thọ An 6000line; Thọ Xuân 7000line; Trung Châu B 3000line; Hồng Hà 7000line; Phương Đình 8000line; Thượng Mỗ 6000line; Hạ Mỗ 5000line; Đan Phượng 9000line; Đồng Tháp 9000line; Song Phượng 7000line; Trạm vệ tinh thị trấn Phùng 15000line.
  • Xây dựng các tuyến cáp quang, cáp trục trên các tuyến đường quy hoạch đấu nối các tổng đài vệ tinh và các trạm thông tin liên lạc.
  • Tổ chức mạng thông tin liên lạc thành các hệ thống riêng trên cơ sở hệ thống hiện có để đáp ứng chức năng thoại, truyền hình, truyền số liệu, truy nhập Internet và mạng truyền thanh, truyền hình.

Thoát nước thải và Vệ sinh môi trường

Thoát nước thải

Hệ thống thoát nước thải là hệ thống hỗn hợp: khu vực phát triển đô thị xây dựng mới sử dụng hệ thống thoát nước riêng; khu vực dân cư, làng xóm hiện có sử dụng hệ thống thoát nước chung kết hợp với hệ thống cống bao tách nước thải thoát về trạm xử lý nước thải của khu vực.

Nước thải công nghiệp, y tế và làng nghề được xử lý riêng đảm bảo vệ sinh môi trường trước khi thoát ra hệ thống thoát nước của khu vực

Khu vực phía Đông đường Vành đai 4: mạng lưới thoát nước thải được xác định theo các đồ án Quy hoạch phân khu đô thị S1, S2, GS được phê duyệt. Nước thải thoát về các trạm xử lý nước thải tập trung của Thành phố bao gồm:

  • Trạm xử lý nước thải Tây sông Nhuệ: công suất dự kiến đến năm 2030 khoảng 65.000m3/ng.đ, diện tích khoảng 6,5ha, xây dựng tại khu đất giáp phía Tây sông Nhuệ thuộc quận Bắc Từ Liêm.
  • Nhà máy xử lý nước thải Tân Hội: công suất dự kiến đến năm 2030 khoảng 50.000m3/ng.đ, diện tích khoảng 5ha, xây dựng trong khu vực nêm xanh thuộc xã Tân Hội.
  • Nhà máy xử lý nước thải Đức Thượng: công suất dự kiến đến năm 2030 khoảng 30.300m3/ng.đ, diện tích khoảng 3ha, xây dựng trong khu vực cây xanh hồ điều hòa thuộc xã Đức Thượng.
  • Nhà máy xử lý nước thải Lại Yên: công suất dự kiến đến năm 2030 khoảng 44.400m3/ng.đ, diện tích khoảng 4,5ha, xây dựng trong khu vực cây xanh hồ điều hòa thuộc xã Lại Yên.

Khu vực phía Tây đường Vành đai 4: xây dựng tại thị trấn Phùng và mỗi xã 01 trạm xử lý nước thải để xử lý nước thải phát sinh trong phạm vi đơn vị hành chính cấp xã. Hệ thống thoát nước thải, vị trí, quy mô công suất các trạm xử lý được xác định cụ thể trong các đồ án quy hoạch nông thôn mới, Quy hoạch chung thị trấn Phùng được cấp thẩm quyền phê duyệt.

Nước thải từ các công trình xây dựng phải được xử lý sơ bộ trước khi xả ra cống nhánh, đưa về các trạm xử lý.

Vệ sinh môi trường

  • Chất thải rắn:
    • Xây dựng khu xử lý chất thải rắn tập trung tại xã Phương Đình với quy mô khoảng 5ha; bãi đổ vật liệu xây dựng tại xã Trung Châu khoảng 9ha.
    • Rác thải phải được thu gom và phân loại ngay tại nguồn. Rác thải khu vực đô thị, thị trấn Phùng được thu gom và vận chuyển trong ngày đến khu vực xử lý chất thải rắn của Thành phố và của Huyện.
    • Rác thải nông thôn: khuyến khích xử lý theo dạng bể bioga tại các gia đình, để xử lý chất thải và đáp ứng một phần nhu cầu về năng lượng sinh hoạt. Xây dựng tại mỗi xã từ 1¸2 điểm trung chuyển tập kết rác thải để đưa về trạm xử lý rác thải của Huyện. Vị trí cụ thể sẽ được xác định trong đồ án quy hoạch nông thôn mới được cấp thẩm quyền phê duyệt.
  • Hệ thống nghĩa trang:
    • Xây dựng mới nghĩa trang tập trung của Huyện tại xã Hồng Hà với quy mô khoảng 30ha theo Quy hoạch Nghĩa trang Thủ đô Hà Nội đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
    • Nhu cầu an táng mới được giải quyết tại nghĩa trang tập trung của Thành phố và của Huyện. Tại khu vực nông thôn, khi nghĩa trang tập trung của Huyện chưa được xây dựng, nhu cầu an táng mới được thực hiện tại các nghĩa trang hiện có, đảm bảo khoảng cách ly, điều kiện vệ sinh môi trường xác định trong đồ án quy hoạch nông thôn mới được duyệt.
    • Đối với các nghĩa trang hiện có trên địa bàn Huyện: cần có lộ trình đóng cửa, xây dựng tường rào, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, dừng an táng, trồng cây xanh cách ly phù hợp với tiến độ xây dựng nghĩa trang tập trung của Huyện. Khi có nhu cầu lấy đất để xây dựng theo quy hoạch sẽ được di chuyển đến nghĩa trang tập trung của Huyện. Việc tồn tại các nghĩa trang hiện có cần đảm bảo khoảng cách ly và điều kiện an toàn vệ sinh môi trường theo quy định.
 
Article Rating