Quy hoạch Quận Đống Đa, Hà Nội

Quy hoạch Quận Đống Đa, Hà Nội tỷ lệ 1/2000 (phần quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch giao thông) được triển khai như sau:

Vị trí, ranh giới, quy mô lập quy hoạch Quận Đống Đa, Hà Nội

Quận Đống Đa nằm ở phía tây Nam thành phố Hà Nội, được giới hạn như sau:

  • Phía Tây giáp với quận Cầu Giấy.
  • Phía Đông giáp với quận Hoàn Kiếm và quận Hai Bà Trưng.
  • Phía Bắc giáp với quận Ba Đình.
  • Phía Nam giáp với quận Thanh Xuân.

Quy mô: Tổng diện tích toàn quận Đống Đa là 1008,5ha, bao gồm 21 phường với tổng số dân là 317.555 người tính đến 0 giờ ngày 1/4/1999.

Bạn đang xem: » Quy hoạch Quận Đống Đa, Hà Nội

Nội dung quy hoạch chi tiết

Tính chất

Quận Đống Đa là quận lớn ở cửa ngõ phía Tây Nam Thành phố. Là địa bàn thuận lợi để phát triển, cải tạo các khu nhà ở đồng thời phát triển các văn phòng đại diện, cơ quan, viện nghiên cứu, các trường đại học, trung học trung chuyên nghiệp. Theo điều chỉnh quy hoạch chung thủ đô Hà Nội đến năm 2020 đã được phê duyệt, quận Đống Đa nằm hoàn toàn trong vùng hạn chế phát triển.

Quy mô dân số

  • Tổng số dân hiện trạng:            317.555 người. Mật độ 315 người/ha.
  • Tổng số dân đến năm 2005:      268.000 người. Mật độ 266 người/ha.
  • Tổng số dân đến năm 2020:      255.000 người. Mật độ 253 người/ha.

Chỉ tiêu quy hoạch đạt được

Bảng cơ cấu sử dụng đất

STT

Hạng mục đất

Diện tích (m2)

Tỷ lệ (%)

Bình quân m2/người (tính cho diện tích cả Quận)

Bình quân m2/người (trừ diện tích đất B1, B2 và H.3).

1

2

3

4

5

6

I Khu vực dân dụng

8580722

85,08

33,65

28,94

A Đất dân dụng

7248920

71,88

28,43

28,43

1 Đất các khu ở

4403725

43,67

17,27

17,27

2 Đất CT  công cộng (cấp Quận và Thành phố)

537526

5,33

2,11

2,11

3 Đất cây xanh vườn hoa công viên

563623

5,59

2,21

2,21

4 Đất giao thông: mạng đường giao thông tỉnh

1689049

54997

16,75

0,54

6,62

0,22

6,62

0,22

B Đất dân dụng khác

1331802

13,02

5,22

0,54

1 Đất cơ quan không thuộc sự quản lý của quận

768792

7,62

3,01

0

2 Đất trường chuyên nghiệp

431820

4,28

1,69

0

3 Đất di tích lịch sử văn hoá

131190

1,30

0,51

0,51

II Ngoài khu vực dân dụng

1504278

14,92

5,90

5,16

1 Khu đất công nghiệp, kho tàng

98394

28808

0,89

0,28

0,36

0,10

0,36

0,10

2 Các công trình giao thông đối ngoại

142480

1,41

0,56

0,56

3 Khu vực an ninh, quốc phòng

188762

1,87

0,74

0

4 Công trình đầu mối HTKT

23270

0,23

0,09

0,09

5 Mặt nước, cây xanh cách ly

1031564

10,23

4,05

4,05

  Tổng cộng

10085000

100,00

39,55

34,10

 

Bảng cơ cấu sử dụng đất ở

TT

Loại đất

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

Ghi chú

1 Đất làng xóm

249.8014

56,73

Đất xây dựng nhà ở (353.9980)

2 Đất ở hiện có cải tạo theo Q. hoạch

79,4753

18,04

3 Đất ở dự kiến xây mới

24,7213

5,61

4 Đất công cộng đơn vị ở

8,7075

1,98

5 Đất nhà trẻ

8,6859

1,97

6 Đất trường học phát triển cơ sở

28,1876

6,4

7 Đất trường phổ thông trung học

4,2923

0,98

8 Đất trường học khác

3,8763

0,88

Trường khuyết tật và GDTX.

9 Đất cây xanh

6,6056

1,50

10 Đất đường nội bộ

26,0913

5,91

  Tổng cộng

440,3725

100

Chỉ tiêu áp dụng cho nhà ở

Các khu vực xây dựng nhà ở trong địa bàn quận Đống Đa đều là các khu vực xen cấy, cải tạo với các chỉ tiêu như sau:

  • Diện tích trung bình khoảng 20-25 m2/sàn/người.
  • Mật độ xây dựng tối đa khoảng 50 – 60%
  • Hệ số sử dụng đất trung bình: 1,50 – 1,75.
  • Tầng cao trung bình: 3 – 3,5 tầng.
Quy hoạch Quận Đống Đa, Hà Nội
Quy hoạch Quận Đống Đa, Hà Nội

Phân khu chức năng

Khu đất quận Đống Đa được chia thành các khu chức năng sau đây:

  • Đất công trình công cộng Thành phố và khu vực.
  • Đất ngoại giao đoàn.
  • Đất cơ quan, viện nghiên cứu, trường đào tạo.
  • Đất công nghiệp, kho tàng và các đầu mối hạ tầng kỹ thuật.
  • Đất an ninh quốc phòng.
  • Đất chùa và di tích.
  • Đất khu ở, đơn vị ở.
  • Đất cây xanh, vườn hoa công viên, vui chơi giải trí.
  • Đất hồ ao, mặt nước và các khu vực cấm xây dựng.
  • Đất đường và các bãi đỗ xe.

Như Quy hoạch tổng thể toàn Thành phố đã xây dựng, trong khu vực quận Đống Đa có những khu vực ổn định như sau:

  • Các trường đại học chuyên nghiệp.
  • Các khu di tích lịch sử, văn háo hiện có đã xếp hạng.
  • Các cơ quan lớn của trung ương và Thành phố.
  • Mạng lưới giao thông chủ yếu hiện có của Thành phố.
  • Các hồ điều hoà và hệ thống kênh mương thoát nước chính.

Các khu chức năng được bố trí như sau:

1.

  • Các công trình công cộng trực thuộc trung ương và Thành phố được bố trí dọc theo các đường trục chính Thành phố như Tây Sơn – Tốn Đức Thắng, La Thành, Giải phóng và khu vực các trung tâm Ngã Tư Sở, ngã tư Thái Hà. Các công trình công cộng cấp khu vực được bố trí chủ yếu ở chỗ giao nhau giữa các đường phố chính.
  • Các trung tâm công cộng trong địa bàn quận được bố trí dọc trục đường phố chính hướng tâm (Từ đường Nguyễn Trãi qua Ngã Tư Sở, Ô Chợ Dừa, Văn Miếu). Trong đó, khu vực Ô Chợ Dừa được tổ chức là trung tâm hành chính của quận. Văn Miếu – Quốc Tử Giám là trung tâm văn hoá mang tầm cỡ quốc gia, là một di sản văn hoá có giá trị của dân tộc phải được tôn tạo. Ngã Tư Sở là trung tâm thương mại lớn của thủ đô. Ở đây bố trí các công trình công cộng dịch vụ cấp thành phố, đặc biệt là chợ ngoài trời. Do có mặt bằng tương đối lớn, chợ Ngã Tư Sở có thể dùng cho cả việc mua bán vật liệu xây dựng.
  • Cùng với các công trình công cộng khác, hệ thống chợ cũng được phân cấp và phân loại: Các chợ lớn, các cửa hàng tự chọn được bố trí tại các trung tâm lớn (Ngã Tư Sở, Thái Hà). Các chợ khác cũng được bố trí bên trong các đơn vị ở. Ngoài ra, đối với các cửa hàng kinh doanh về vật liệu xây dựng cao cấp, kim loại có thể cho tồn tại trên phố Cát Linh như hiện nay hoặc một số điểm trên đường Trường Chinh hoặc đường Láng. Việc tổ chức, bố trí chính xác các chợ trong quận Đống Đa phải tuân thủ theo quy hoạch chuyên ngành về mạng lưới chợ cảu Thành phố.
  • Các công trình công cộng cấp cơ sở tuỳ theo tính chất được đặt dọc theo các đường nội bộ các ô phố (các công trình dịch vụ) hoặc phía bên kia trong của lô phố (các công trình văn hoá, giáo dục, y tế).

2. Hệ thống bệnh viện của Quận phải được cải tạo, nâng cấp. Cần đầu tư tăng số giường của bệnh viện châm cứu từ 150 giường lên 200 giường.

3. Hệ thống trường học phổ thông, các số liệu đạt được như sau:

  • Ngành Mầm non: Đến năm 2020 sẽ có 17850 cháu (70 cháu/1000 dân), chỉ tiêu đất bình quân là 4,9 m2/cháu, tổng diện tích đất là 86859 m2.
  • Ngành tiểu học: Đến năm 2020 sẽ có 25500 cháu (100 cháu/1000 dân), chỉ tiêu đất bình quân là 5,6 m2/cháu, tổng diện tích đất là 142389 m2.
  • Ngành Trung học Cơ sở: Đến năm 2020 sẽ có 25500 cháu (100 cháu/1000 dân), chỉ tiêu đất bình quân là 5,5 m2/cháu, tổng diện tích đất là 139487  m2.
  • Ngành Phổ thông Trung học: Đến năm 2020 sẽ có 6375cháu (100 cháu/1000 dân), chỉ tiêu đất bình quân là 6,7 m2/cháu, tổng diện tích đất là 42923 m2.
  • Ngoài ra, trong quận có 38763 m2 đất dành cho các trường trẻ em đặc biệt, ngành giáo dục thường xuyên và trường dạy nghề.

4. Giữ nguyên vị trí khuôn viên của các trường đại học và trường chuyên nghiệp.

5. Đối với các khu công nghiệp và kho tàng

Trên cơ sở định hướng đã được xác định trong quy hoạch tổng thể Thành phố Hà Nội, quận Đống Đa sẽ không dành đất xây dựng thêm khu công nghiệp mới. Các xây dựng công nghiệp cũ giữ lại phải có các biện pháp chỉnh trang, cải tạo để tránh ô nhiễm môi trường. Đất đai dùng cho sản xuất ở các điểm phân toán cần được nghiên cứu sử dụng hợp lý nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất trên địa bàn quận.

Một số cơ sở hiện có trong các khu dân cư gây ô nhiễm môi trường như ở các công nghiệp Cao su Hà Nội, bột giặt Thái Hà, y cụ, hoá dược, thuỷ tinh, thảm len, công ty Phụ tùng xe đạp Đống Đa, v.v… cần chuyển ra khu công nghiệp tập trung (được bố trí theo chỉ định của quy hoạch tổng thể Thành phố) để xây dựng các trường học và các khu chức năng khác như bãi đỗ xe và trồng cây xanh.

6. Đối với khu dân cư

  • Khu vực cải tạo, chỉnh trang, nâng cấp: bao gồm các khu chung cư, các ô phố nhân dân tự xây dựng và các làng xóm cũ (như Kim Liên, Trưng Tự, Phương Mai, Hoàng Cầu…). Hướng cải tạo chủ yếu là sửa chữa nhỏ, chỉnh trang bộ mặt kiến trúc, tăng cường cây xanh, bố trí thêm công trình dịch vụ công cộng, cải tạo hệ thống hạ tầng kĩ thuật.
  • Khu vực cải tạo lớn, bao gồm các khu vực có mật độ quá cao, xây dựng lộn xộn, môi trường thấp kém, thông thường là các ô phố xây dựng tự phát, khu vực ven trục phố chính, ven sông hồ (như khu vực hồ Linh Quang, hồ Văn Chương, dọc mương Yên Lãng…).
  • Khu vực phải giải toả hoàn toàn bao gồm các khu vực nhà nằm trong khu cây xanh, công viên, trong chỉ giới đường đỏ, hành lang kĩ thuật, hành lang bảo vệ các công trình di tích lịch sử, ven sông hồ hoặc công trình trọng điểm của thành phố và các bãi đỗ xe (như khu vực hồ Văn, công viên Đống Đa, trên tuyến đường La Thành…). Các khu vực cấm xây dựng phải tuân theo Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam.

7. Hệ thống công viên, cây xanh, sân bãi thể dục thể thao và nghĩ ngơi giải trí

  • Cây xanh chủ yếu tập trung ở công viên Đống Đa và các khu vực khác như ở Văn Miếu, Xã Đàn, chùa Láng, Ngã Tư Sở (ven sông Tô Lich, cạnh Trường Đại học Thuỷ Lợi và Đại học Y Khoa. Tuy nhiên, cần phải lưu ý đến các quy định về phạm vi bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử.
  • Cây xanh kết hợp với các hồ nước tạo thành hệ thống cảnh quan đáp ứng yêu cầu nghỉ ngơi, giải trí, đồng thời góp phần cải thiện điều kiện vi khí hậu cho khu vực. Kết hợp với chức năng là các hồ điều hoà, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thoát nước mưa của cả quận và Thành phố.

Tổ chức không gian kiến trúc

  • Các công trình tiếp giáp mặt đường chủ yếu bố trí xây dựng các công trình cao tầng. Đặc biệt là tuyến đường vành đai 2 (đường Trường Chinh – Láng) và đường Nguyễn Chí Thanh. Các công trình công cộng bố trí lùi vào trong chỉ giới đường đỏ với khoảng cách ít nhất là 3m.
  • Các điểm không gian thoáng, khu vực quảng trường, nút giao thông có tầm nhìn đẹp bố trí các trung tâm giao dịch, các công trình công cộng để tạo bộ mặt kiến trúc cho trục đường.

Quy hoạch giao thông

Tập trung xác định các tuyến đường có quy mô nhỏ và trung bình (đường cấp phân khu vực trở xuống) nhằm giảm khối lượng giải phóng mặt bằng và nâng cao mật độ giao thông trên địa bàn quận. Khu cực cần giải quyết theo hướng này là Văn Chương, Hào Nam và Khâm Thiên. Cùng với việc xây dựng tuyến đường La Thành cần tạo ra các tuyến đường nhánh để hình thành mạng lưới đường có mật độ tương đối đảm bảo, khắc phục thiếu đường trầm trọng ở khu vực này.

  • Với các tuyến đường chính, liên khu vực và khu vực tuân thủ quy hoạch chung, đồng thời có tính đến các giải pháp cụ thể như các giải pháp mở đường, hướng mở, cụ thể với các đường:
  • Các đường phố chính gồm: Đường Trường Chinh – Láng  có mặt cắt ngang rộng từ 50- 60m (hiện nay mặt cắt đường chỉ đạt 3 làn xe cho cả xe thô sơ và cơ giới đi chung) đường La Thành có mặt cắt ngang rộng từ 50- 65m. Đường Tôn Đức Thắng- Nguyễn Lương Bằng – Tây Sơn có mặt cắt ngang rộng từ 28,5 – 45m (hiện nay mặt đường rộng từ 27- 28,5m).
  • Các đường liên khu vực gồm: Giảng Võ – Láng Hạ có mặt cắt ngang rộng từ 40-42m, đường Nguyễn Chí Thanh có mặt cắt ngang rộng 50m.
  • Các đường khu vực gồm: Chùa Bộc- Thái Hà – Huỳnh Thúc Kháng – Voi Phục có mặt cắt ngang rộng 30m, Tôn Thất Tùng – Hồ Ba Mẫu – Thiên Hùng – Trần Quý Cáp có mặt cắt ngang rộng từ 25- 30m.
  • Các đường phân khu vực và đường nhánh có mặt cắt ngang rộng đến 30m.
  • Đường nội bộ trong đơn vị có mặt cắt ngang rộng từ10,5-13,5m.
  • Tại các nút giao thông cùng cốt hoặc cùng khác cốt phải dành đủ diện tích để tổ chức, cải tạo, xây dựng, mở rộng nút. Nghiên cứu xây dựng các nút giao thông khác cốt tại Ngã Tư Sở, Ngã Tư Vọng, Ô Chợ Dừa, Kiêm Liên và Cầu Giấy. Các nút giao cắt quan trọng khác được tổ chức điều khiển bằng đèn tín hiệu, hoặc bằng đảo giao thông.
  • Tuyến đường sắt hiện có dọc theo đường Giải Phóng – Lê Duẩn dự kiến được thay thế bằng tuyến đường sắt đô thị chạy trên cầu cạn, nghiên cứu xây dựng các tuyến đường sắt đô thị khác dọc theo đường Nguyễn Chí Thanh (Tuyến Hà Nội – Hoà Lạc) và đường Yên Lãng – Hào Nam – Cát Linh Ga Hà Nội (tuyến Hà Nội – Hà Đông).
  • Về giao thông tĩnh, ngoài các bến bãi đỗ xe đã được phê duyệt trong các đồ án phường Láng Thượng Kim Liên, Phương Liên công viên Đống Đa… phải khai thác triệt để các khả năng có thể về quỹ đất nhằm đáp ứng nhu cầu này một cách tối thiểu đối với các khu vực còn lại. Giải pháp ở đây là chuyển đổi chức năng một số cơ quan và cống hoá một số đoạn mương ở Xã Đàn phường Trung Liệt… để làm bãi đổ xe.
 
Article Rating