Vậy chúng ta phải làm thế nào để có thể chọn được một căn nhà tốt?
Để có được căn nhà có môi trường không gian tốt, điểm mấu chốt là chọn địa điểm. Bởi vì một khi chúng ta quyết định địa điểm cư trú, có thể sẽ sống ở đó suốt đời, nên việc chọn địa điểm nhà ở vô cùng quan trọng. Các chuyên gia bất động sản cho là: nhà ở cần “ 10-20 năm không lạc hậu, trong 30 – 50 năm có thể cải tạo”, tiểu khu nhà ở mẫu cấp quốc gia thì đã đề xuất rõ mục tiêu này.
Nên chọn nhà ở môi trường không gian như thế nào là vấn đề khiến người mua nhà rất lúng túng. Bởi vì bao nhiêu năm nay, chúng ta luôn ở trong những căn nhà nhỏ hẹp, kết cấu không hợp lý, đối với kiểu nhà tốt thậm chí không hề có một khái niệm gì.
“Hoàng đế trạch kinh” nói : “Nhân nhân trạch nhi lập, trạch nhân nhân nghi tổn. Nhân trạch tương phù , cảm thông thiên địa, cố bất khả độc tín mệnh dã.” Ý nói nhà ở là nơi con người an thần, sinh hoạt hàng ngày, bố Cục và sự cân bằng âm dương ngũ hành của nó tất nhiên sẽ có ảnh hưởng nhất định đối với người trú. “Tam nguyên kinh” có nói: “Địa thiện tức siêu mẫu, trạch cát tức nhân vinh.” Ý nói nhà ở có âm dương cân bằng, bố cục tốt, thông gió và lấy ánh sáng đầy đủ, sẽ góp phần nâng cao sự phát triển của con người. Ngược lại, nhà ở có ngũ hành thiên lệch, âm dương mất cân bằng, bố cục không tốt, sẽ có tác dụng hạn chế, can thiệp và phá hoại đối với con người.
Người xưa làm nhà đều phải mời thầy địa lý đến xem, phải phù hợp với những điều nói trong tướng trạch kinh mới có thể động thổ khởi công. Làm nhà thì luôn lấy cảnh vật bên ngoài làm vật tiêu chí, tức là cái được gọi “nội khí manh sinh, ngoại khí thành hình”.
Nội dung của “thặng khí thuyết” , “hình thế thuyết”, “tàng phong đắc thủy thuyết”, “tầm long điểm huyệt thuyết”, “sơn hoàn thủy bão thuyết”, “tam nguyên vận khí thuyết”… tuy có tính chất mê tín, nhưng trong đó cũng có lý lẽ khoa học nhất định, như chọn địa điểm nền nhà phải cao, tường nhà sát vách núi không nên trổ cửa sổ.
Người xưa đề nghị xây nhà ở chỗ kề sơn cận thủy, vì: thứ nhất là làm nhà dựa vào núi, vào mùa hè, cây cối xanh tươi trên núi có thể làm giảm bức xạ của ánh nắng mặt trời, điều tiết khí hậu nóng bức (vì ngày xưa không có máy điều hòa). Mùa đông thì có thể giảm tốc độ gió, ngắn gió cát, tránh được luồng không khí lạnh.
Thứ hai là ở gần nước sẽ tiện cho sinh hoạt, hơn nữa, sự lưu động của nước và hơi nước bốc lên còn có thể điều tiết không khí tự nhiên, thanh trừ vật ô nhiễm. Thứ ba, làm nhà kề sơn cận thủy phải chọn nơi thể chất khô ráo, có độ dốc nhất định, không nên làm nơi chân núi ẩm ướt. Vì nơi u ám ẩm ướt thì mùa đông lạnh lẽo mùa hè nóng bức, dễ sinh vi khuẩn, vi rút và các vi sinh vật có hại khác. Làm nhà dưới gốc cây to cũng không tốt. Khi làm nhà cần chú ý khoảng cách giữa nhà và nhà, để đảm bảo việc lấy ánh sáng và thông gió của mỗi căn nhà.
Trong “Thiên kim dực phương”, nhà y học đời Đường Tôn Tư Mạc nói:“sơn lâm thâm viễn , cố thị giai cảnh, bối sơn lâm thủy, khí hậu cao sảng, thổ địa lương ốc, tuyển thủy thanh mỹ, nhược đặc tả hữu ánh đới cang phụ hình thắng tối vi thượng địa, địa thế hảo, diệc cư giả an” (tạm dịch : rừng núi thâm sâu , ắt là cảnh đẹp, kề sơn cận thủy, khí hậu mát mẻ, đất đai màu mỡ, nước suối trong xanh, nếu được thắng cảnh đồi gò dạng thắt lưng in bóng hai bên tả hữu thì là đất tốt vô cùng, địa thế tốt, người ở cũng khỏe mạnh). Ông nêu ra môi trường địa lý tốt không chỉ là có thể đảm bảo cho đời sống của con người, mà còn là điều kiện không thể thiếu cho sức khỏe của con người.