VPBank – Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng

VPBank tên đầy đủ là Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (tên quốc tế: Vietnam Prosperity Joint Stock Commercial Bank), mã chứng khoán: VPB. Với hơn 27 năm thành lập và phát triển, VPBank đã trở thành một trong những ngân hàng uy tín và chất lượng nhất tại thị trường Việt Nam với đa dạng các sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng: VPBank Online, dịch vụ cho vay vốn, thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, gói tiền gửi…

VPBank là ngân hàng gì?

📖 Tên đầy đủ Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng
Tên quốc tế VIETNAM PROSPERITY JOINT STOCK COMMERCIAL BANK
💼 Tên viết tắt VPBANK
Mã số thuế 0100233583
🔑 Mã chứng khoán VPB
📍 Trụ sở chính Số 89 Láng Hạ, Phường Láng Hạ, Quận Đống đa, Hà Nội.
🗓 Năm thành lập 12/08/1993
📞 Tel 024-39288869
📠 Fax 024-39288867
✉ Email customercare@vpb.com.vn
🌐 Website https://www.vpbank.com.vn

Ngân hàng VPBank có tên đầy đủ là Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng, thành lập vào ngày 12/8/1993. Năm 2017, mã cổ phiếu VPB của VPBank được niêm yết và giao dịch trên Sàn chứng khoán TP. Hồ Chí Minh. Với hơn 27 năm thành lập và phát triển, VPBank đã trở thành một trong những ngân hàng uy tín và chất lượng nhất tại thị trường Việt Nam, mang đến cho khách hàng những sản phẩm dịch vụ đa dạng cùng giải pháp tài chính tối ưu.

Nhằm phục vụ khách hàng một cách tốt nhất VPBank đang không ngừng thay đổi từ nội thất các điểm giao dịch đến các sản phẩm dịch vụ phục vụ khách hàng. Hiện nay mạng lưới của doanh nghiệp đã phủ sóng khắp cả nước với hơn  227 điểm giao dịch và 27.000 nhân sự. Với năng lực tài chính vượt trội của ngân hàng, VPBank đang không ngừng khẳng định được uy tín của mình trong lòng khách hàng.

 Ngoài ra ngân hàng còn liên kết với rất nhiều đối tác lớn trên các lĩnh vực như Vinmec, Be Group, Bestlife, FTU, Flywire, Opes…

Xem thêm: Video giới thiệu ngân hàng VPBank

 
Article Rating

Bạn đang xem: » VPBank – Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng

Tầm nhìn

Là một trong những ngân hàng TMCP thành lập sớm nhất tại Việt Nam, VPBank đã có những bước phát triển vững chắc trong suốt lịch sử. VPBank đã đặt mục tiêu chiến lược với tham vọng trở thành Ngân hàng thân thiện nhất với người tiêu dùng nhờ ứng dụng công nghệ và lọt vào nhóm 3 Ngân hàng giá trị nhất Việt Nam.

Sứ mệnh

VPBank tin tưởng rằng doanh nghiệp sẽ hoàn thành sứ mệnh là mang lại lợi ích cao nhất cho khách hàng, quan tâm chú trọng đến quyền lợi người lao động và cổ đông, xây dựng văn hóa doanh nghiệp vững mạnh và đóng góp hiệu quả vào sự phát triển của cộng đồng.

Chiến lược phát triển

VPBank tiếp tục theo đuổi mục tiêu khẳng định vị thế của mình trên thị trường, đó là nằm trong nhóm 5 Ngân hàng TMCP tư nhân và nhóm 3 Ngân hàng TMCP tư nhân bán lẻ hàng đầu về quy mô cho vay khách hàng, huy động khách hàng và lợi nhuận.

Để hiện thực hóa mục tiêu, VPBank xác định cần chú trọng tăng trưởng chất lượng song song với tăng trưởng quy mô một cách có chọn lọc trên các phân khúc thị trường chủ đạo. Trong đó, tăng trưởng chất lượng cần được chú trọng, xuyên suốt các chủ trương chính sách của ngân hàng:

  • Các chỉ tiêu quy mô và hiệu quả duy trì tốc độ tăng trưởng cao hơn mức trung bình của toàn ngành
  • Nâng cao năng suất bán và chất lượng của đội ngũ bán nhằm thúc đẩy tăng trưởng tín dụng và huy động
  • Củng cố và nâng cấp các hệ thống nền tảng hỗ trợ kinh doanh với mục tiêu: tập trung hóa, tự động hóa, số hóa và đơn giản hóa

Giá trị cốt lõi

Hậu thuẫn cho việc triển khai chiến lược nói trên là văn hóa doanh nghiệp của VPBank, được xây dựng và vun đắp dựa trên 6 giá trị cốt lõi:

  • Khách hàng là trọng tâm
  • Hiệu quả
  • Tham vọng
  • Phát triển con người
  • Tin cậy
  • Tạo sự khác biệt

Thông tin liên hệ

  • Tổng đài VPBank: 1900 54 54 15
  • Fax: 024 3928 8867
  • Email: chamsockhachhang@vpbank.com.vn
  • Facebook: https://www.facebook.com/VPBank/

Chủ tịch VPBank là ai?

Doanh nhân Ngô Chí Dũng đang đảm nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) từ 16/03/2010 đến nay.

Ông Ngô Chí Dũng sinh ngày 25/09/1968 tại Hà Nội. Ông từng là cổ đông sáng lập và là Thành viên HĐQT Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) trong giai đoạn 1996-2004. Đồng thời ông là Phó Chủ tịch Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) giai đoạn 2006-2010.

Ông Dũng từng là kỹ sư địa chất công trình tại Liên bang Nga và bảo vệ thành coogn luận án Tiến sĩ kinh tế Viện nghiên cứu chiến lược chính trị thuộc Viện hàn lâm Khoa học Liên bang Nga giai đoạn 1996-2004.

Doanh nhân Ngô Chí Dũng đang đảm nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank)
Doanh nhân Ngô Chí Dũng đang đảm nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank)

Ý nghĩa logo VPBank

Về biểu tượng 

Năm 2010, VPBank đã ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới với hình ảnh Hoa Thịnh Vượng thể hiện chiến lược kinh doanh hướng mới và bắt đầu hành trình đổi mới. 

Từ cái tên Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng, VPBank đã thay đổi lời hứa thương hiệu trở thành “Vì một Việt Nam Thịnh Vượng” hướng tới sứ mệnh cao cả hơn, gắn với tầm vóc quốc gia. 

VPBank đã đang và sẽ – đồng hành trên mọi hành trình thịnh vượng của mỗi khách hàng, cổ đông, mỗi cán bộ nhân viên và cả cộng đồng. Thịnh Vượng với VPBank sẽ được thể hiện qua 4 khía cạnh: Tài chính, tinh thần, cộng đồng, thể chất.

Biểu tượng bông hoa “Thịnh vượng” và cụm logo được tinh chỉnh theo tỷ lệ vàng với sự kết hợp của 2 hình khối vuông và tròn – biểu trưng cho sự kết hợp con người và công nghệ.

Màu đỏ bông hoa thịnh vượng được giữ nguyên vì đây là hình ảnh đặc trưng của thương hiệu, là hình ảnh mang tính biểu tượng của VPBank và lan tỏa màu sắc khát vọng dân tộc. VPBank vẫn giữ sử dụng màu xanh lá truyền thống nhưng đã được làm tươi mới và kết hợp thêm màu xanh da trời gradient mới biểu tượng của nhịp sống hiện đại và công nghệ.

Về màu sắc 

Màu sắc chủ đạo của logo VPBank là màu đỏ và màu xanh lá cây. Màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn và phát triển thịnh vượng. Không những thế nó còn thể hiện sự năng động, sáng tạo của tập thể đội ngũ nhân viên VPBank. 

Màu xanh lá cây mang ý nghĩa tươi mới và sức sống mãnh liệt đem đến thành công vững bền cho khách hàng, cũng như sự thành công, phát triển của chính ngân hàng.

Về kiểu chữ 

Kiểu chữ logo VPBank được thiết kế thoáng và đơn giản mang đến một cái nhìn và cảm nhận hiện đại, đồng thời thể hiện sự minh bạch trong hoạt động của ngân hàng. Những đường cong mềm mại thể hiện sự linh hoạt, phục vụ tận tụy và thủ tục đơn giản.

Đặc biệt, nét chữ “K” ở cuối logo được tạo thành bởi cánh hoa sen màu đỏ hướng lên trên, thể hiện quyết tâm của VPbank muốn đem đến khách hàng những sản phẩm cũng như giải pháp dịch vụ độc đáo, khác biệt với chất lượng tốt nhất, phong cách hiện đại, chuyên nghiệp và đáng tin cậy nhất, với mong muốn giúp khách hàng biến ước mơ thành hiện thực thông qua những nỗ lực hành động.

Logo Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng VPBank
Logo VPBank
Biểu tượng Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng VPBank
Biểu tượng VPBank

Tải trọn bộ logo VPBank tại:  Tải logo VPBank vector, PNG, JPG/JPEG, SVG. AI. EPS

Ban lãnh đạo VPBank

Hội đồng quản trị

Ông Ngô Chí Dũng - Chủ tịch HĐQT
Ông Ngô Chí Dũng – Chủ tịch HĐQT
Ông Bùi Hải Quân - Phó Chủ tịch HĐQT
Ông Bùi Hải Quân – Phó Chủ tịch HĐQT

Ông Lô Bằng Giang - Phó Chủ tịch HĐQT
Ông Lô Bằng Giang – Phó Chủ tịch HĐQT

Ông Nguyễn Đức Vinh - Thành viên HĐQT
Ông Nguyễn Đức Vinh – Thành viên HĐQT

Ông Nguyễn Văn Phúc - Thành viên HĐQT độc lập
Ông Nguyễn Văn Phúc – Thành viên HĐQT độc lập

Ban điều hành

Ông Nguyễn Đức Vinh - Tổng Giám Đốc
Ông Nguyễn Đức Vinh – Tổng Giám Đốc

Bà Lưu Thị Thảo - Phó Tổng Giám Đốc thường trực
Bà Lưu Thị Thảo – Phó Tổng Giám Đốc thường trực

Ông Phùng Duy Khương - Phó Tổng giám đốc thường trực phụ trách phía Nam - Giám Đốc Khối Khách hàng Cá nhân
Ông Phùng Duy Khương – Phó Tổng giám đốc thường trực phụ trách phía Nam – Giám Đốc Khối Khách hàng Cá nhân

Bà Dương Thị Thu Thủy - Phó Tổng Giám đốc - Giám Đốc Khối Khách hàng Doanh nghiệp lớn & Đầu tư
Bà Dương Thị Thu Thủy – Phó Tổng Giám đốc – Giám Đốc Khối Khách hàng Doanh nghiệp lớn & Đầu tư

Ông Phạm Phú Khôi - Phó Tổng giám đốc - Giám Đốc Khối Thị Trường Tài chính
Ông Phạm Phú Khôi – Phó Tổng giám đốc – Giám Đốc Khối Thị Trường Tài chính

Ông Nguyễn Thanh Bình - Phó Tổng giám đốc - Giám Đốc Khối Tín dụng
Ông Nguyễn Thanh Bình – Phó Tổng giám đốc – Giám Đốc Khối Tín dụng

Ông Nguyễn Thành Long - Phó Tổng Giám đốc - Giám Đốc Khối pháp chế & Kiểm soát tuân thủ
Ông Nguyễn Thành Long – Phó Tổng Giám đốc – Giám Đốc Khối pháp chế & Kiểm soát tuân thủ

Ông Đinh Văn Nho - Phó Tổng giám đốc - Giám Đốc Khối Khách hàng Doanh nghiệp
Ông Đinh Văn Nho – Phó Tổng giám đốc – Giám Đốc Khối Khách hàng Doanh nghiệp

Bà Phạm Thị Nhung - Phó Tổng giám đốc - Giám Đốc Trung tâm Quản lý đối tác
Bà Phạm Thị Nhung – Phó Tổng giám đốc – Giám Đốc Trung tâm Quản lý đối tác

Ông Wong Kok Seng Augustine - Giám Đốc Khối Công nghệ Thông tin
Ông Wong Kok Seng Augustine – Giám Đốc Khối Công nghệ Thông tin

Bà Trần Thị Diệp Anh - Giám Đốc Khối Quản trị nguồn nhân lực
Bà Trần Thị Diệp Anh – Giám Đốc Khối Quản trị nguồn nhân lực

Bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt - Giám Đốc Khối Vận hành
Bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt – Giám Đốc Khối Vận hành

Ông Dmytro Kolechko - Giám Đốc Khối Quản trị rủi ro
Ông Dmytro Kolechko – Giám Đốc Khối Quản trị rủi ro

Ông Nguyễn Huy Phách - Giám Đốc Khối Khách hàng Doanh nghiệp vừa và nhỏ
Ông Nguyễn Huy Phách – Giám Đốc Khối Khách hàng Doanh nghiệp vừa và nhỏ

Bà Lê Hoàng Khánh An - Giám Đốc Khối Tài chính
Bà Lê Hoàng Khánh An – Giám Đốc Khối Tài chính

Ông Lim Ann Ken - Giám Đốc Trung tâm Phân tích kinh doanh
Ông Lim Ann Ken – Giám Đốc Trung tâm Phân tích kinh doanh

Bà Võ Hằng Phương - Giám Đốc Trung tâm Định chế Tài chính và Ngân hàng Giao dịch
Bà Võ Hằng Phương – Giám Đốc Trung tâm Định chế Tài chính và Ngân hàng Giao dịch

Bà Nguyễn Thùy Dương - Giám Đốc Trung tâm Truyền thông & Tiếp thị
Bà Nguyễn Thùy Dương – Giám Đốc Trung tâm Truyền thông & Tiếp thị

Ông Hoàng Anh Tuấn - Giám Đốc Trung tâm Xử lý nợ pháp lý
Ông Hoàng Anh Tuấn – Giám Đốc Trung tâm Xử lý nợ pháp lý

Ban kiểm soát

Bà Nguyễn Thị Mai Trinh - Trưởng BKS chuyên trách
Bà Nguyễn Thị Mai Trinh – Trưởng BKS chuyên trách

Bà Trịnh Thị Thanh Hằng - Thành viên chuyên trách
Bà Trịnh Thị Thanh Hằng – Thành viên chuyên trách

Bà Kim ly Huyền - Thành viên - Giám Đốc Khối Kiểm toán nội bộ
Bà Kim ly Huyền – Thành viên – Giám Đốc Khối Kiểm toán nội bộ

Ông Vũ Hồng Cao - Thành viên
Ông Vũ Hồng Cao – Thành viên

Lịch sử hình thành và phát triển

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) được thành lập ngày 12 tháng 8 năm 1993. Sau gần 27 năm hoạt động, VPBank đã phát triển mạng lưới lên 227 điểm giao dịch với đội ngũ gần 27.000 cán bộ nhân viên. Cuối 2020, tổng tài sản VPBank đạt hơn 419 nghìn tỷ đồng, tổng dư nợ cho vay khách hàng hợp nhất đạt hơn 320 nghìn tỷ đồng, trong đó ngân hàng riêng lẻ tăng 21,8%.

  • Năm 1993: Thành lập VPBank, là một trong những ngân hàng TMCP có lịch sử ra đời lâu nhất Việt Nam.
  • Năm 2010: Vpbank có bước phát triển mạnh mẽ, chuyển đổi sang mô hình bán lẻ hiện đại
  • Năm 2017: Vpbank đã niêm yết cổ phiếu thành công trên sàn giao dịch chứng khoán tp HCM với mã chứng khoán là VPB, mở ra giai đoạn phát triển vượt bậc.
  • Năm 2020: VPBank củng cố, an toàn hoạt động và tăng trưởng bền vững.

Các giải thưởng của VPBank

Trải qua gần 30 năm thành lập và phát triển, VPBank đã gặt hái được nhiều giải thưởng danh giá trong nước và quốc tế:

  • Các giải thưởng mà VPBank đạt được có thể kể đến như:
  • Top 3 ngân hàng TMCP lớn nhất Việt Nam.
  • Top 4 ngân hàng có giá trị thương hiệu cao nhất Việt Nam. 
  • 12 giải thưởng về thương hiệu, dịch vụ, sản phẩm….
  • Top 10 Doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam.
  • “Ngân hàng tốt nhất dành cho SME” tại Việt Nam do Tạp chí The Asian Banker công bố.
  • Top 10 Ngân hàng thương mại Việt Nam uy tín 2019, Top 10 Ngân hàng TMCP tư nhân uy tín.
  • Ngân hàng cung cấp sản phẩm vay tín chấp ưu việt nhất Việt Nam

Các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng VPBank đang 

Là một ngân hàng hàng đầu đa năng, VPBank hiện đang cung cấp các giải pháp dịch vụ đa dạng cho khách hàng ở nhiều phân khúc khác nhau. Cụ thể, những sản phẩm, dịch vụ mà VPBank đang triển khai bao gồm:

Sản phẩm thẻ 

  • Thẻ tín dụng hoàn tiền
  • Thẻ tín dụng rút tiền
  • Thẻ tín dụng đồng thương hiệu
  • Thẻ ghi nợ quốc tế
  • Thẻ ghi nợ nội địa
  • Thẻ tín dụng tích điểm
  • Thẻ tín dụng đặc quyền Diamond
Các loại thẻ tín dụng VPBank
Các loại thẻ tín dụng VPBank

Tài khoản thanh toán

  • Gói tài khoản thanh toán Lộc Vượng
  • Gói sản phẩm tài khoản thanh toán Autolink
  • Gói sản phẩm tài khoản thanh toán VPSuper
  • Tài khoản số đẹp
  • Dịch vụ chi trả lương

Dịch vụ cho vay

  • Vay tiêu dùng tín chấp cá nhân
  • Vay tín chấp ưu đãi giáo viên
  • Vay lại khoản đã trả
  • Vay thấu chi cho cán bộ nhân viên VPBank
  • Vay nhanh tín chấp bằng khoản vay thế chấp
  • Vay tín chấp kinh doanh
  • Vay tín chấp khách hàng trả lương qua VPBank
  • Vay hỗ trợ tài chính du học
  • Vay kinh doanh
  • Vay mua nhà, vay mua xe
  • Vay đa năng, vay siêu tốc, vay thuế, vay tiếp sức chủ hộ kinh doanh
  • Vay cầm cố giấy tờ có giá
  • Vay hợp vốn cho doanh nghiệp
  • Vay trung dài hạn đầu tư dự án kinh doanh doanh nghiệp
  • Tài trợ vốn lưu động ngắn hạn

Tiền Gửi Tiết Kiệm

  • Tiết kiệm thường
  • Tiết kiệm Phát Lộc Thịnh Vượng
  • Tiết kiệm Bảo Toàn Thịnh vượng
  • Tiết kiệm trả lãi trước
  • Tiết kiệm lĩnh lãi định kỳ
  • Tiết kiệm gửi góp Easy Saving@kids
  • Tiết kiệm An Thịnh Vượng

Dịch Vụ Khác

  • Dịch vụ bảo hiểm
  • Dịch vụ chuyển tiền liên ngân hàng
  • Dịch vụ Western Union
  • Dịch vụ chi trả lương
  • Dịch vụ đổi tiền ngoại tệ
  • Dịch vụ nộp rút tiền tài khoản chứng khoán
  • Dịch vụ tài trợ xuất nhập khẩu dành cho doanh nghiệp lớn
  • Phát hành trái phiếu
  • Sản phẩm hoán đổi ngoại tệ, hoán đổi lãi suất
  • Sản phẩm ngoại hối giao ngay và ngoại hối có kỳ hạn
  • Dịch vụ thanh toán lương sử dụng chứng từ điện tử
  • Dịch vụ thu chi hộ
  • Dịch vụ quản lý tài sản tập trung.

Thẻ ATM của VPBank rút được tiền ở ATM ngân hàng nào khác?

Đối với thẻ ATM của VPBank, khách hàng hoàn toàn có thể rút tiền tại các ngân hàng sau đây ngoài hệ thống ATM của VPBank:

  • Ngân hàng Hàng Hải Việt Nam (MSB)
  • Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB)
  • Ngân hàng Phương Tây (PVcomBank)
  • Ngân hàng Đông Á (DongABank)
  • Ngân hàng Nam Á (NamAbank)
  • Ngân hàng Đại Tín (Trust Bank)
  • Ngân hàng liên doanh Việt Nga (VRB)
  • Ngân hàng Đầu tư và phát triển (BIDV)
  • Ngân hàng Tiên Phong (TPBank)
  • Ngân hàng xăng dầu Petrolimex (PG Bank)
  • Ngân hàng Phương Nam (Southern Bank)
  • Ngân hàng dầu khí toàn cầu (GP Bank)
  • Ngân hàng  An Bình (ABBank)
  • Ngân hàng Á Châu (ACB)
  • Ngân hàng Đông Nam Á (SeABank)
  • Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam (Techcombank)
  • Ngân hàng Sài Gòn Công Thương (SaigonBank)
  • Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank)
  • Ngân hàng Shinhanvina (Shinhanvina)
  • Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank)
  • Ngân hàng Đại Dương (OceanBank)
  • Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank)
  • Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)
  • Ngân hàng Phát triển nhà TP Hồ Chí Minh (HDBank)
  • Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank)

Thời gian làm việc 

Hiện tại, VPBank đang áp dụng giờ làm việc hành chính từ thứ 2 đến thứ 6 cho toàn bộ các chi nhánh, phòng giao dịch trên toàn hệ thống. Khung giờ cụ thể như sau:

  • Buổi sáng: Từ 8h00 – 12h00
  • Buổi chiều: Từ 13h00 – 17h00

Đối với ngày thứ 7, VPBank cũng tăng cường giao dịch tại một số chi nhánh, phòng giao dịch với khung giờ cụ thể từ 8h00 – 12h00, nhưng chỉ hạn chế giao dịch tiền mặt. 

Thời gian làm việc ngân hàng VPBank
Thời gian làm việc ngân hàng VPBank

Các câu hỏi thường gặp

VPbank là ngân hàng gì?

VPBank tên đầy đủ là Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (tên quốc tế: Vietnam Prosperity Joint Stock Commercial Bank).

Chủ tịch VPBank là ai?

Doanh nhân Ngô Chí Dũng đang đảm nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) từ 16/03/2010 đến nay.

Thời gian làm việc của ngân hàng VPBank?

Hiện tại, VPBank đang áp dụng giờ làm việc hành chính từ thứ 2 đến thứ 6 cho toàn bộ các chi nhánh, phòng giao dịch trên toàn hệ thống.

  • Buổi sáng: Từ 8h00 – 12h00
  • Buổi chiều: Từ 13h00 – 17h00

Đối với ngày thứ 7, VPBank cũng tăng cường giao dịch tại một số chi nhánh, từ 8h00 – 12h00. 

 
Article Rating