Quy hoạch là gì? Có mấy loại quy hoạch? Đây chắc hẳn là những thắc mắc phổ biến của đa số những nhà đầu tư bất động sản. Trong bài viết dưới đây, WIKILAND mời các quý khách hàng cùng tìm hiểu những thông tin về quy hoạch và phân loại quy hoạch nhé!
Quy hoạch là gì?
Quy hoạch là gì? Đây là hoạt động sắp xếp, phân bố không gian các hoạt động kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh gắn với phát triển kết cấu hạ tầng, nhằm tối ưu sử dụng các nguồn lực của đất nước phục vụ mục tiêu phát triển bền vững cho thời kỳ xác định.
Đây là một quá trình quan trọng trong việc xác định, lập kế hoạch và tổ chức sử dụng đất và tài nguyên để đáp ứng nhu cầu của cộng đồng. Qua quy hoạch, chúng ta có thể xác định được những vùng đất sẽ được sử dụng cho mục đích nào, đồng thời cũng chỉ ra được các khu vực cần được bảo tồn hoặc phục hồi.
Theo Khoản 1 Điều 3 Luật Quy hoạch 2017 giải thích quy hoạch là việc sắp xếp, phân bố không gian các hoạt động kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh gắn với phát triển kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên lãnh thổ xác định.
Tại Điều 8 của Luật Quy hoạch 2017 cũng nêu rõ thời kỳ quy hoạch của các quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia là 10 năm. Trong đó:
- Tầm nhìn của quy hoạch cấp quốc gia là từ 30 năm đến 50 năm;
- Tầm nhìn của quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh là từ 20 năm đến 30 năm.
Bạn đang xem: » Quy hoạch là gì? Có mấy loại quy hoạch?
Phân loại quy hoạch
Quy hoạch có thể được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau. Dưới đây 2 tiêu chí phân loại quy hoạch phổ biến nhất.
Căn cứ theo đối tượng được quy hoạch
Quy hoạch không gian biển
Quy hoạch không gian biển là việc phân vùng chức năng và sắp xếp, phân bố hợp lý không gian các ngành, lĩnh vực trên vùng đất ven biển, các đảo, quần đảo, vùng biển, vùng trời thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam.
Quy hoạch sử dụng đất
Quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế – xã hội và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác định.
Quy hoạch ngành
Quy hoạch ngành là quy hoạch theo ngành trên cơ sở kết nối các ngành, các vùng có liên quan đến kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học.
Quy hoạch đô thị
Quy hoạch đô thị là việc quy hoạch các khu vực đô thị để sắp xếp hợp lý các yếu tố như hạ tầng giao thông, kiến trúc, cảnh quan đô thị, hệ thống cung ứng nước, điện, vệ sinh môi trường, công trình công cộng và các không gian xanh, được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch đô thị nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của đô thị.
Căn cứ theo phạm vi quy hoạch
Quy hoạch tổng thể quốc gia
Quy hoạch tổng thể quốc gia là quy hoạch chi tiết và toàn diện về phân bố các ngành, lĩnh vực hoạt động trên toàn quốc, mang tính chiến lược theo hướng phân vùng và liên kết vùng của lãnh thổ bao gồm đất liền, các đảo, quần đảo, vùng biển và vùng trời; hệ thống đô thị và nông thôn; kết cấu hạ tầng; sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường; phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, đảm bảo sự phát triển cân đối và bền vững.
Quy hoạch vùng
Quy hoạch vùng là quy hoạch cụ thể hóa quy hoạch tổng thể quốc gia ở cấp vùng về không gian các hoạt động kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, hệ thống đô thị và phân bố dân cư nông thôn, xây dựng vùng liên tỉnh, kết cấu hạ tầng, nguồn nước lưu vực sông, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên cơ sở kết nối các tỉnh.
Quy hoạch tỉnh
Quy hoạch tỉnh được xem là cụ thể hóa quy hoạch tổng thể quốc gia, là việc quy hoạch về không gian các hoạt động kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, hệ thống đô thị và phân bố dân cư nông thôn, kết cấu hạ tầng, phân bố đất đai, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường đảm bảo sự phát triển bền vững và hài hòa giữa các ngành, lĩnh vực.
Chính sách của nhà nước về hoạt động quy hoạch
Chính sách của nhà nước về hoạt động quy hoạch được quy định tại Điều 10 Luật Quy hoạch 2017, cụ thể như sau:
- Nhà nước quản lý phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường theo quy hoạch đã được quyết định hoặc phê duyệt.
- Nhà nước ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích và huy động nguồn lực để thúc đẩy phát triển bền vững gắn với bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu theo quy hoạch đã được quyết định hoặc phê duyệt.
- Nhà nước ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài hỗ trợ nguồn lực cho hoạt động quy hoạch bảo đảm khách quan, công khai, minh bạch.
- Nhà nước ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động quy hoạch.
- Nhà nước ban hành cơ chế, chính sách tăng cường hợp tác quốc tế trong hoạt động quy hoạch.
Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động quy hoạch
Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động quy hoạch bao gồm:
- Lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch không phù hợp với quy định Luật Quy hoạch 2017 và pháp luật có liên quan.
- Lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch về đầu tư phát triển hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm cụ thể, ấn định khối lượng, số lượng hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm được sản xuất, tiêu thụ.
- Lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch, tư vấn phản biện độc lập không đủ điều kiện về năng lực chuyên môn phù hợp với công việc đảm nhận hoặc trái với quy định của pháp luật.
- Cản trở việc tham gia ý kiến của cơ quan, tổ chức, cộng đồng, cá nhân.
- Không công bố, công bố chậm, công bố không đầy đủ quy hoạch hoặc từ chối cung cấp thông tin về quy hoạch, trừ trường hợp thông tin thuộc bí mật nhà nước; cố ý công bố sai quy hoạch; cố ý cung cấp sai thông tin về quy hoạch; hủy hoại, làm giả hoặc làm sai lệch hồ sơ, giấy tờ, tài liệu.
- Thực hiện không đúng quy hoạch đã được quyết định hoặc phê duyệt.
- Can thiệp bất hợp pháp, cản trở hoạt động quy hoạch.
Nguyên tắc của hoạt động quy hoạch
Trong hoạt động quy hoạch, có một số nguyên tắc cần tuân thủ để đảm bảo tính thống nhất và hiệu quả. Dưới đây là các nguyên tắc quan trọng của hoạt động quy hoạch:
- Tuân theo quy định của pháp luật: Hoạt động quy hoạch phải tuân thủ luật quy hoạch, cũng như các quy định và điều lệ khác liên quan đến quy hoạch của pháp luật và các đại chúng quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
- Bảo đảm tính đồng bộ và thống nhất: Quy hoạch phải phù hợp với chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, đồng thời phải đảm bảo kết hợp giữa quản lý ngành và quản lý lãnh thổ. Quy hoạch còn phải đảm bảo an ninh quốc phòng và bảo vệ môi trường.
- Bảo đảm sự liên tục và ổn định: Quy hoạch phải tuân thủ nguyên tắc liên tục, kế thừa, ổn định và xếp hạng trong hệ thống quy hoạch quốc gia.
- Đảm bảo sự tham gia của các bên liên quan: Quy hoạch phải bảo đảm sự tham gia của cơ quan, tổ chức, cộng đồng và cá nhân. Quy hoạch cũng phải đảm bảo hài hòa giữa lợi ích quốc gia, lợi ích của các vùng, địa phương và lợi ích của người dân, với lợi ích quốc gia được đặt lên hàng đầu. Nguyên tắc bình đẳng giới cũng phải được tuân thủ.
- Sử dụng khoa học và công nghệ hiện đại: Quy hoạch cần sử dụng các phương pháp khoa học, công nghệ hiện đại, dự báo và khả thi để tiết kiệm và sử dụng nguồn lực đất nước một cách hiệu quả. Quy hoạch cũng cần đảm bảo tính khách quan, công khai, minh bạch và tính bảo tồn.
- Độc lập giữa cơ quan quy hoạch và Hội đồng thẩm định quy hoạch: Quy hoạch phải đảm bảo tính độc lập giữa cơ quan lập quy hoạch và Hội đồng thẩm định quy hoạch để đảm bảo tính khách quan và công bằng trong quy hoạch.
- Đảm bảo nguồn lực: Quy hoạch phải đảm bảo nguồn lực đủ để thực hiện hoạt động quy hoạch.
- Thống nhất quản lý nhà nước: Quy hoạch phải tuân thủ nguyên tắc thống nhất quản lý nhà nước về quy hoạch, đồng thời phân cấp và phân quyền một cách hợp lý giữa các cơ quan nhà nước.
Mối quan hệ giữa các loại quy hoạch
Các loại quy hoạch tại Việt Nam không tồn tại độc lập mà mang tính liên kết và tương tác. Việc phân loại và xây dựng các loại quy hoạch được thực hiện với mục đích đảm bảo khả năng phát triển toàn diện và bền vững. Đồng thời, sự tương tác giữa các loại quy hoạch cũng đảm bảo hiệu quả và hiệu lực của các dự án quy hoạch. Mối quan hệ giữa các loại quy hoạch được quy định tại Điều 6 Luật quy hoạch 2017 như sau:
- Tuân theo quy định của Luật Quy hoạch, quy định khác của pháp luật có liên quan và Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Bảo đảm tính đồng bộ và thống nhất: Quy hoạch phải phù hợp với chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, đồng thời phải đảm bảo kết hợp giữa quản lý ngành và quản lý lãnh thổ. Quy hoạch còn phải đảm bảo an ninh quốc phòng và bảo vệ môi trường.
- Bảo đảm sự liên tục và ổn định: Quy hoạch phải tuân thủ nguyên tắc liên tục, kế thừa, ổn định và xếp hạng trong hệ thống quy hoạch quốc gia.
- Đảm bảo sự tham gia của các bên liên quan: Quy hoạch phải bảo đảm sự tham gia của cơ quan, tổ chức, cộng đồng và cá nhân. Quy hoạch cũng phải đảm bảo hài hòa giữa lợi ích quốc gia, lợi ích của các vùng, địa phương và lợi ích của người dân, với lợi ích quốc gia được đặt lên hàng đầu. Nguyên tắc bình đẳng giới cũng phải được tuân thủ.
- Đảm bảo tính khoa học và công nghệ hiện đại: Quy hoạch cần sử dụng các phương pháp khoa học, công nghệ hiện đại, dự báo và khả thi để tiết kiệm và sử dụng nguồn lực đất nước một cách hiệu quả. Quy hoạch cũng cần đảm bảo tính khách quan, công khai, minh bạch và tính bảo tồn.
- Độc lập giữa cơ quan quy hoạch và Hội đồng thẩm định quy hoạch: Quy hoạch phải đảm bảo tính độc lập giữa cơ quan lập quy hoạch và Hội đồng thẩm định quy hoạch để đảm bảo tính khách quan và công bằng trong quy hoạch.
- Đảm bảo nguồn lực: Quy hoạch phải đảm bảo nguồn lực đủ để thực hiện hoạt động quy hoạch.
- Thống nhất quản lý nhà nước: Quy hoạch phải tuân thủ nguyên tắc thống nhất quản lý nhà nước về quy hoạch, đồng thời phân cấp và phân quyền một cách hợp lý giữa các cơ quan nhà nước.
Trên đây là những giải đáp cho câu hỏi Quy hoạch là gì? Hy vọng những thông tin WIKILAND chia sẻ bổ ích cho các quý khách hàng.