Theo bản tin thời sự VTV1 – 19h00, ngày 16/06/2021, Bộ Chính trị yêu cầu nghiên cứu cho thí điểm Hộ chiếu vaccine với khách quốc tế đến một số trung tâm du lịch có thể kiểm soát được dịch bệnh, một trong số đó là thành phố Phú Quốc (Kiên Giang).
Hộ chiếu vaccine đã bắt đầu được áp dụng
Hộ chiếu sức khỏe điện tử (hay còn gọi là hộ chiếu vaccine) đã bắt đầu được áp dụng trên Thế giới, chẳng hạn như Thái Lan, Pháp hay Hy Lạp, và nhiều quốc gia khác cho phép du khách đã tiêm đủ 2 mũi vaccine ngừa Covid-19 được nhập cảnh nhưng có đi kèm một số điều kiện.
Video bản tin thời sự: Nghiên cứu thí điểm sử dụng Hộ chiếu vaccine tại thành phố Phú Quốc.
Hơn 30 hãng hàng không trên Thế Giới công bố thử nghiệm hộ chiếu vaccine với hi vọng sớm phục hồi kinh tế và đưa cuộc sống trở lại bình thường.
Còn tại Việt Nam, trong cuộc họp ngày 11/06/2021 vừa qua, Bộ Chính trị kết luận về một số nhiệm vụ trọng tâm tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19 và phát triển kinh tế – xã hội.
Bộ Chính trị yêu cầu Ban cán sự đảng Chính phủ, Đảng đoàn Quốc hội, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, ban, bộ, ngành và các tỉnh, thành phố thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm. Một trong số đó là nghiên cứu cho thí điểm sử dụng Hộ chiếu vaccine với khách quốc tế đến một số trung tâm du lịch có thể kiểm soát được dịch bệnh, như Phú Quốc, Kiên Giang.
Hai hãng bay Vietnam Airlines và Vietjet đã chính thức thử nghiệm “hộ chiếu vắc xin” IATA Travel Pass của IATA. Đây có thể coi là chìa khóa mở cửa biên giới, tạo điều kiện cho du khách đi lại thuận lợi giữa các quốc gia và du lịch..
Hiện nay, Việt Nam chưa có quy định riêng về nhập cảnh đối với những người đã tiêm vaccine ngừa COVID-19. Trong bối cảnh Hộ chiếu vaccine đã bắt đầu được một số nước trên thế giới áp dụng, vừa qua, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan chức năng của Việt Nam đang phối hợp nghiên cứu, đánh giá và đề xuất các biện pháp xử lý đối với vấn đề này.
Trong bối cảnh dịch bệnh kéo dài thì du lịch chịu thiệt hại nặng nề, trong khi đây vốn là lĩnh vực luôn đóng góp chiếm tỉ trọng cao trong tổng doanh thu của toàn ngành. Cụ thể giai đoạn 2015 – 2019, chiếm tới gần 60%, đem lại nguồn lợi lớn từ vốn thu hút đầu tư nước ngoài, thúc đẩy xuất khẩu tại chỗ và tăng doanh thu ngoại tệ cho đất nước.
Nên việc xây dựng một kế hoạch có lộ trình phù hợp để từng bước mở cửa trở lại du lịch quốc tế chính là tiền đề cho hoạt động du lịch khôi phục sau đại dịch. Hộ chiếu vaccine được xem là giải pháp cần thiết để vực dậy du lịch quốc tế trong bối cảnh bình thường mới.
Đề xuất thí điểm đón khách quốc tế đến thành phố Phú Quốc
Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đề xuất chính phủ cho phép triển khai chương trình thí điểm đón khách quốc tế đến thành phố Phú Quốc – Kiên Giang. Trước mắt, thị trường khách hướng tới là khách du lịch Nga.
Để thực hiện chương trình này, 90% dân số tại thành phố Phú Quốc, kể cả người lao động nhập cư phải được tiêm chủng vaccine phòng Covid-19. Khách du lịch quốc tế có chứng nhận tiệm vaccine và xét nghiệm PCR âm tính khi nhập cảnh. Trong thời gian thí điểm, tạm thời áp dụng biện pháp cách ly mềm giữa Phú Quốc và đất liền.
Theo ông Nguyễn Quý Phương – Vụ trưởng vụ lữ hành, Tổng cục Du lịch, Bộ văn hóa, Thể thao và du lịch: “Có khoảng 178.000 người đang ở Phú Quốc, nếu như chúng ta tạo việc miễn dịch cộng đồng tại Phú Quốc thì đây là việc rất là tốt để chúng ta có thể thí điểm mở cửa khách du lịch đến Việt Nam.”
Việc thành phố biển đảo Phú Quốc nằm độc lập giúp việc kiểm soát dịch bệnh được tiến hành dễ dàng hơn. Ông Ho Kwon Ping, người đang nắm trong tay đế chế giải trí và bất động sản gồm 48 khách sạn và khu nghỉ dưỡng ở hơn chục quốc gia, tin rằng Bali của Indoneisa, Phú Quốc của Việt Nam, Phuket của Thái Lan và đảo Hải Nam của Trung Quốc khi tạo việc miễn dịch cộng đồng mở ra cơ hội cho nhưng nơi du lịch nổi tiếng và tiềm năng này, có cơ hội trở lại cuộc sống tiệm cận với trước dịch.
Được cấp dấy chứng nhận tiêm chủng, số hóa dữ liệu quốc tế hay cấp dấy hộ chiếu vaccine cho những người đã được tiêm vaccine tạo từng bước khôi phục du lịch outbound.
Có khoảng 110 ngàn nhân sự du lịch đề xuất tiêm vaccine tự túc để kịp thời phồi hồi hoạt động của ngành.
Tiêm vaccine đồng bộ với việc làm chứng nhận vaccine thì rõ ràng là giảm thiểu công đoạn về sau, dễ dàng để có thể đàm phán cũng như thỏa thuận với rất nhiều các thị trường du lịch của chúng ta trên Thế giới
Theo ông Nguyễn Quốc Kỳ – chủ tịch Hội dồng quản trị Vietravel: “Hiện nay chúng ta nên ký kết nhanh chóng với các nước mà chúng ta có ý định mở cửa bầu trời, mở cữa sự đi lại giữa các nước để chúng ta có thể công nhận hệ thống y tế lẫn nhau và qua đó đưa vấn đề hộ chiếu vaccine cũng như việc IATA Travel Pass trở thành hiện thực”
Phú Quốc có thể mở cửa đón khách quốc tế đến du lịch vào tháng 9 hoặc tháng 10
Ông Lâm Minh Thành, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang nói rằng vaccine chống Covid-19 là chìa khóa, là cơ hội để không chỉ Phú Quốc mà Việt Nam có thể mở cửa đón khách quốc tế trở lại.
“Tỉnh Kiên Giang đang lên kế hoạch tiêm vaccine Covid-19 cho toàn bộ người dân Phú Quốc để địa phương đạt được miễn dịch cộng đồng. Khi đó, Phú Quốc có thể mở cửa đón khách quốc tế đến du lịch vào tháng 9 hoặc tháng 10”, ông Thành chia sẻ.
Ông Thành cho biết tỉnh Kiên Giang đã tính toán kinh phí mua vaccine. Tỉnh có thể huy động từ ngân sách và nguồn ủng hộ từ các mạnh thường quân. Mục tiêu là tiêm chủng cho khoảng 170.000 dân ở Phú Quốc.
Trước dịch bệnh, bình quân mỗi năm, Phú Quốc đón 5-6 triệu lượt khách. Theo số liệu thống kê của Sở Du lịch Kiên Giang, ngành du lịch của tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề vì dịch Covid-19 trong năm 2020. Tình trạng hủy tour lên đến 60-80%; có 339 doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch tạm thời đóng cửa, giải thể hoặc chuyển nhượng kinh doanh.
Trong năm 2020, Kiên Giang đón 5,2 triệu lượt khách, giảm 40,7% so với năm 2019. Trong đó khách quốc tế là gần 185.000 lượt, giảm 74,1% so với cùng kỳ. Tổng doanh thu ngành du lịch ước đạt 7.867 tỷ đồng, giảm 57,7% so với cùng kỳ.
Ông Thành nhấn mạnh tỉnh Kiên Giang luôn sẵn sàng các phương án đảm bảo an toàn cho khách du lịch. Nếu Chính phủ có chủ trương đón khách quốc tế, tỉnh cũng sẽ sẵn sàng các biện pháp cần thiết.
Phú Quốc và cuộc cạnh tranh mở cửa ở các thiên đường du lịch Đông Nam Á
Phú Quốc là hòn đảo nằm ở phía nam Việt Nam, rộng 570 km2. Hòn đảo này từng được nhiều tạp chí du lịch uy tín bình chọn là một trong những nơi đẹp nhất hành tinh.
Phú Quốc cũng thu hút hàng tỷ USD vốn đầu tư vào hạ tầng du lịch, xây dựng các khu nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí, bến cảng, sân bay… Phú Quốc có thể tiếp nhận các chuyến bay quốc tế.
Thái Lan mới đây quyết định cho phép du khách miễn cách ly khi tới du lịch tại đảo Phuket từ ngày 1/7 tới, với điều kiện là du khách đã tiêm vaccine Covid-19 và không tới từ các quốc gia có nguy cơ cao. Chính quyền Thái Lan cũng đặt mục tiêu mở cửa hoàn toàn sau 120 ngày.
Chính quyền Thái Lan đang quyết liệt thực hiện các biện pháp để mở cửa lại Phuket khi ưu tiên vaccine Covid-19 cho người dân hòn đảo. Theo kế hoạch, 70% dân cư trên đảo Phuket sẽ được tiêm vaccine Covid-19. Hiện nay, tỷ lệ này ở Phuket là 60%, cao hơn rất nhiều tỷ lệ trung bình toàn quốc của Thái Lan là 5%.
Trong khi đó, Indonesia đang lên kế hoạch thí điểm mở cửa Bali, Batam và Bintan tương tự như Phuket của Thái Lan. Hàn Quốc đang xúc tiến mở lại du lịch theo đoàn, với một số quốc gia và vùng lãnh thổ như Singapore, Đài Loan (Trung Quốc), Thái Lan, đảo Guam (Mỹ).
Theo dự báo, ngành du lịch cần ít nhất 5 năm để phục hồi. Xây dựng lộ trình sẵn sàng mở cửa đón khách quốc tế khi đủ điều kiện an toàn sẽ không làm chậm chân quá trình phục hồi ngành du lịch so với các nước khác trong khu vực.