Doanh Nhân

Một doanh nhân đúng nghĩa phải là một người cùng với doanh nghiệp đáp ứng những nhu cầu của cộng đồng, xã hội. Trước tiên, họ phải là người thấu hiểu được xã hội, rồi từ đó nhìn nhận ra những “nỗi đau”, những vấn đề cần được giải quyết, sau đó mới tạo ra những sản phẩm/ dịch vụ để phục vụ vấn đề đó. Muốn thực hiện những khát khao, đam mê của mình, họ phải chấp nhận những rủi ro rất lớn.

Doanh nhân là gì?

Doanh nhân là những người tiến hành các hoạt động kinh doanh, giải quyết những vấn đề cho người khác với mục đích tạo ra lợi nhuận, phát triển doanh nghiệp bền vững, đồng thời phụng sự xã hội. Bắt đầu từ việc thấu hiểu, nhìn nhận những vấn đề cần giải quyết trong xã hội, từ đó sáng tạo ra những giải pháp hữu ích, biến giải pháp thành sản phẩm/ dịch vụ, đưa chúng vào cuộc sống nhằm thúc đẩy xã hội đi lên.

Họ đại diện cho một tổ chức, công ty, tập đoàn, đưa ra những quyết định quan trọng mang tính sống còn đối với sự thành bại trong kinh doanh. Một doanh nhân xuất sắc phải chịu trách nhiệm về sự thịnh vượng của một doanh nghiệp, là những người kiếm tiền bằng cách cung cấp các sản phẩm/ dịch vụ có giá trị cho người dùng và không gây hại đến ai. Họ phải biết chấp nhận những rủi ro, đồng thời sở hữu những tố chất, kỹ năng, niềm đam mê, sự tự tin và khả năng thích ứng tốt.

Ai là doanh nhân?

Doanh nhân có thể hoạt động trong các ngành công nghiệp khác nhau và quy mô kinh doanh khác nhau. Doanh nhân Việt Nam gồm 5 nhóm chính:

  • Những người điều hành, quản lý hoặc sở hữu các doanh nghiệp vừa và nhỏ;
  • Những người quản lý, điều hành, làm nghiệp vụ kinh doanh trong các doanh nghiệp nhà nước;
  • Những người quản lý, điều hành, làm nghiệp vụ kinh doanh cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
  • Những người làm chủ trong các trang trại, hợp tác xã, cơ sở kinh tế phi nông nghiệp và các hộ gia đình nông dân hoạt động sản xuất kinh doanh có đăng ký thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp;
  • Những doanh nhân gốc Việt (mang quốc tịch Việt Nam hoặc quốc tịch nước sở tại) điều hành, quản lý, sở hữu hoặc làm nghiệp vụ kinh doanh ở nước ngoài.

Hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt trong thế giới công nghiệp, do số lượng các công ty hiện có với ý tưởng kinh doanh tương tự xuất hiện dày đặc trên thị trường. Tuy nhiên, nếu những ý tưởng đủ táo bạo và giải quyết được những vấn đề hiện tại của xã hội, cơ hội thành công vẫn rất cao.

Doanh nhân được xem là một từ cao quý và rất đẹp, nếu không có văn hóa, kiếm tiền mà làm hại người khác, lừa gạt nhằm trục lợi về phía mình thì đó không phải là doanh nhân. Nói một cách đơn giản, doanh nhân chỉ những người kiếm tiền bằng cách “mang lại” mà không “gây ra”.

Vai trò của doanh nhân trong nền kinh tế hiện đại

Trong kinh tế

Trong một nền kinh tế năng động như hiện nay, doanh nhân càng đóng vai trò quan trọng hơn nữa trong việc phát triển và đưa kinh tế của Việt Nam sánh vai với các cường quốc trên thế giới.

Trong thời kỳ đổi mới, doanh nhân là lực lượng huy động các nguồn lực nhằm tạo ra sản phẩm hàng hóa/ dịch vụ cho xã hội, xuất khẩu ra nước ngoài. Đồng thời khởi tạo ra những ý tưởng, công nghệ và mô hình kinh doanh mới, tạo ra sự thay đổi lớn, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển nền kinh tế của đất nước.

Trong xã hội

Trong thời kỳ đổi mới, các doanh nhân đã có nhiều đóng góp quan trọng vào quá trình hình thành cơ cấu và quan hệ xã hội mới, những hệ giá trị, lối sống phù hợp với điều kiện công nghệ hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Họ là đội ngũ góp phần hình thành một lối sống tự lực, tự cường, dám nghĩ, dám làm, đương đầu với mọi khó khăn. Đồng thời tạo ra việc làm và thu nhập cho người lao động, xóa đói, giảm nghèo, thực hiện các chính sách và bảo đảm an sinh xã hội.

Doanh nhân còn có vai trò không nhỏ trong việc đóng thuế và nguồn lực tài chính của quốc gia. Bằng những sản phẩm chất lượng, kinh doanh minh bạch và lành mạnh, họ giúp thúc đẩy, xây dựng một xã hội đoàn kết, đồng thuận, công bằng, an sinh, văn minh.

Trong chính trị

Một lực lượng doanh nhân Việt Nam hiện nay đang tham gia tích cực vào các tổ chức chính trị, một số người trở thành đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, điều này góp phần quan trọng trong việc góp ý, phản biện, thực hiện các chính sách phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

Hầu hết những doanh nhân tham gia vào chính trị đều phát huy rất tốt kinh nghiệm, trí tuệ của mình trong việc xây dựng và thực hiện các chính sách phát triển kinh tế – xã hội. Kinh nghiệm thương trường tạo ra những góc nhìn khách quan, những nhận định và lời khuyên có giá trị thực tế.

Có thể thấy rằng, trong tiến trình đổi mới, doanh nhân là một trong những lực lượng cơ bản tham gia vào công cuộc xây dựng, quyết định, thực hiện các chính sách phát triển xã hội.

Yếu tố nào làm nên một doanh nhân thành đạt?

“Thế hệ doanh nhân “mới” sẽ có những đặc tính khác với thế hệ doanh nhân “cũ”. Thế hệ doanh nhân mới là thế hệ của một nền kinh thương mới và chính thế hệ này cũng góp phần tạo nên nền kinh thương mới” – Nhà hoạt động Giáo dục, TS. Giản Tư Trung.

Theo ông, cần có 3 yếu tố cốt lõi để làm nên một doanh nhân thành đạt:

Khát vọng mới

Làm doanh nhân phải có khát vọng tranh đua mạnh mẽ cùng với thế giới, cho dù doanh nghiệp thuộc quy mô lớn hay nhỏ, đang đua tranh ở bên ngoài đất nước hay với thế giới ngay chính trong đất nước của mình.

Khát vọng mới ấy còn là khát vọng xây dựng những hình ảnh đẹp, có nhiều tác động tích cực cho xã hội trong mắt cộng đồng doanh nhân và bạn bè quốc tế. Dẹp bỏ những nhem nhuốc, xấu xí mà một vài thành phần “trọc phú, con buôn” đã hình thành nên trong xã hội.

Năng lực mới

Doanh nhân phải có năng lực quản lý và lãnh đạo mới để có thể thực hiện những khát vọng mới ở trên. Họ phải là những người có tầm nhìn xa trông rộng, nhìn thấy cơ hội ở trên khắp thế giới chứ không phải chỉ loanh quanh trong nước. Song song đó, doanh nhân cũng phải có chí hướng, sống đàng hoàng, làm việc hiệu quả với những con người mới, đủ màu da, quốc tịch, chủng tộc, tôn giáo,…

Văn hóa mới

Và cuối cùng, một nền văn hóa mới, đây là nền tảng văn hóa cho cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp, cho nền kinh thương Việt Nam. Nếu có khát vọng, có năng lực với một tầm nhìn xa trông rộng mà thiếu đi yếu tố này, thì có thể sẽ có thành công nhưng nó không bền vững. Bởi không dựa trên một nền văn hóa vững chắc, doanh nghiệp chỉ cần vấp phải những sai sót nhỏ cũng sẽ dễ dàng bị sụp đổ.

Ông Đặng Khắc Vỹ (1968) – Chủ tịch VIB Bank

Đặng Khắc Vỹ là một trong những tên tuổi nổi bật trong làng doanh nhân Việt Nam. Ông đã khởi nghiệp cùng thời với những đồng nghiệp đình đám như ông Phạm Nhật Vượng, ông Ngô Chí Dũng, ông Hồ Hùng Anh, ông Nguyễn Đăng Quang… Hiện tại, ông Vỹ đang đảm nhiệm vị trí…

Ông Đỗ Quang Hiển (1962) – Chủ tịch Ngân hàng SHB

Đỗ Quang Hiển, được biết đến với biệt danh “bầu Hiển”, là một doanh nhân thành đạt với một khối tài sản vô cùng đáng kinh ngạc. Hiện ông đang đảm nhiệm vị trí lãnh đạo cấp cao của nhiều doanh nghiệp, trong đó có Chủ tịch HDQT Tập đoàn T&T Group và ngân hàng…

Ông Lưu Trung Thái (1975) – Tân Chủ tịch Ngân hàng MBBank

Tháng 04/2023 vừa qua, Ngân hàng MBbank vừa có tân Chủ tịch HĐQT Đại tá Lưu Trung Thái. Được biết, ông Thái có 25 năm gắn bó với ngân hàng và từng đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng trong ban lãnh đạo. Chân dung ông Lưu Trung Thái – Tân Chủ tịch MBBank Đại…

Ông Ngô Chí Dũng (1955) – Chủ tịch Ngân hàng VPBank

Ông Ngô Chí Dũng là một trong những hình mẫu doanh nhân lý tưởng được nhiều người ngưỡng mộ và tôn trọng. Ông hiện tại đang đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) – một ngân hàng có sức ảnh hưởng lớn trong ngành ngân hàng Việt Nam….

Bà Lương Thị Cẩm Tú (1980) – Chủ tịch Ngân hàng Eximbank

Sở hữu 18 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành tài chính ngân hàng, ngày 17/02/2022, bà Lương Thị Cẩm Tú chính thức đảm nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT Eximbank sau hơn 3 năm chiếc “ghế nóng” liên tục đổi chủ vì những tranh chấp lùm xùm xung quanh. Chân dung bà Lương Thị…

Ông Trần Minh Bình (1974) – Chủ tịch Ngân hàng Vietinbank

Ông Trần Minh Bình hiện tại đang đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị Vietinbank. Ông đã có hơn hai thập kỉ gắn bó với ngân hàng này và góp phần không nhỏ trong việc giúp Vietinbank đạt được thành công như ngày hôm nay. Tiểu sử ông Trần Minh Bình Ông…

Ông Đỗ Quang Vinh – Phó chủ tịch HĐQT ngân hàng SHB

Doanh nhân Đỗ Quang Vinh sinh năm 1989 – được coi là thế hệ kế cận, anh sở hữu profile khủng khi từng sinh sống và học tập ở nước ngoài. Được biết, trong thời gian du học ở Singapore, Đỗ Quang Vinh đã chăm chỉ đi làm thêm trong nhà hàng, làm phục vụ…

Ông Phạm Đức Ấn – Chủ tịch Ngân hàng Agribank

Ông Phạm Đức Ấn hiện đang đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Ngân hàng Agribank và cũng là Đại biểu Quốc hội khóa XV từ Hà Nội. Trước đó, ông từng kinh qua nhiều vị trí lãnh đạo cấp cao của những ngân hàng lớn. Tiểu sử ông Phạm Đức Ấn – Chủ tịch Ngân…

Bà Đặng Thu Thủy – Thành viên HĐQT Ngân hàng ACB

Bên cạnh thông tin về vị Chủ tịch ACB Bank ông Trần Hùng Huy đang nằm trong top lượt tìm kiếm của Google dạo thời gian gần đây, người ta cũng tò mò về những người thân xung quanh ông. Hôm nay WIKILAND sẽ giới thiệu đến các quý đọc giả thân mẫu Chủ tịch…

Doanh nhân 9X Lê Viết Hiếu – Phó Chủ tịch tập đoàn Hòa Bình

Trong danh sách các thế hệ thứ 2 của doanh nghiệp Việt, không thể nào không kể đến doanh nhân Lê Viết Hiếu – Con trai Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình ông Lê Viết Hải. Vị thiếu gia ngành xây dựng này hiện đang giữ chức Phó Chủ tịch HĐQT Tập…