Mỗi tháng một một lần, dọc dài theo các bãi biển ở TP Phú Quốc (Kiên Giang), “biệt đội” thu gom rác lại đi thu gom rác thải sinh hoạt rồi phân loại chờ xe đến chở về điểm tập kết. Đây là việc làm ý nghĩa của các thành viên mong muốn góp sức nhỏ giữ gìn Đảo Ngọc Phú Quốc thêm xanh – sạch – đẹp.
Ô nhiễm Rác thải là tình trạng nhức nhối tại Đảo Ngọc Phú Quốc
Phú Quốc – một nơi rất đẹp, môi trường trong lành, thu hút nhiều khách du lịch và cư dân muốn về đây sinh sống.
Một thực trạng là nhiều rác thải tự do chưa kịp thu gom, đặc biệt là những khu vực ven biển – nơi du khách thường hay lui tới. Cứ đến những ngày cuối tuần, khi du khách đổ về nườm nượp khắp các khu du lịch, nhà hàng, khách sạn, bãi biển thì lượng rác thải lại ùn ứ. Trong đó, hơn 90% rác thải trên bãi biển là rác thải nilon và nhựa. Số lượng này sẽ tăng tỉ lệ thuận với tốc độ phát triển của hoạt động du lịch Phú Quốc. Đây là gánh nặng cho môi trường – vốn quý của du lịch Đảo Ngọc.
Nếu không có những biện pháp xử lí kịp thời, lượng rác thải vẫn tiếp tục tăng lên qua các năm mỗi khi du lịch phát triển, vượt qua sức chịu tải và khả năng phục hồi của môi trường.
Ô nhiễm môi trường gây mất cảnh quan, ảnh hưởng đến sức khỏe con người là một trong những yếu tố hàng đầu khiến du khách ngần ngại trở lại Phú Quốc.
Biệt đội Phú Quốc Sạch và Xanh – biệt đội thu gom rác cùng những hành động lan tỏa ý nghĩa
Thiết nghĩ, nếu mỗi người thực sự du lịch có trách nhiệm, tự nâng cao ý thức gìn giữ môi trường, thậm chí hành động để dọn dẹp rác thải, cộng sinh cộng hưởng cùng với quỹ đạo tự nhiên thì ngành du lịch và môi trường mới có thể cùng phát triển bền vững. Theo đó, biệt đội “Phú Quốc Sạch và Xanh” ra đời.
Mỗi tháng 1 lần, Dọc theo các bãi tắm, các bạn tình nguyện viên trong nhóm “Phú Quốc sạch và xanh” chia nhau gom rác lại thành đống rồi chở về nơi tập kết.
Công việc này anh Trần Văn Sanh (trưởng nhóm) và các bạn tình nguyện viên ở Phú Quốc làm đã 7 năm nay. Chẳng cần ai kêu gọi, không cần được trả công, mỗi thành viên đều hành động vì tình yêu với Đảo Ngọc.
Rác thải mỗi lần thu gom vài trăm ký nhưng có khi đến hơn 10 tấn. Rác thải nhựa nào bán được, nhóm sẽ bán lấy tiền mua găng tay, bao đựng rác. Còn lại xe rác đến chở đi, góp phần trả lại môi trường biển đảo ở đảo ngọc thêm xanh – sạch – đẹp.
Những anh em WikiLand đồng hành cùng chương trình, nhóm góp phần công sức nhỏ của mình nhằm lan tỏa thông điệp bảo vệ Đảo Ngọc.
“Together We Can”