Luật Đất đai 2024 mở cánh cửa cho Việt kiều đầu tư vào bất động sản Việt Nam

Luật Đất đai 2024 đã hướng tới tạo thuận lợi hơn cho Việt kiều mua bán bất động sản tại Việt Nam.

Luật Đất đai (sửa đổi) mới được Quốc hội thông qua sẽ có hiệu lực từ 1-1-2025. Đáng chú ý, trong Luật Đất đai (sửa đổi) quy định về người sử dụng đất được bổ sung thêm nhóm gốc Việt định cư ở nước ngoài nhưng không có quốc tịch Việt Nam (hay còn gọi là Việt kiều).

Luật Đất đai sửa đổi 2024 chính thức được Quốc hội thông qua

Theo Luật Đất đai 2013, việc sở hữu nhà ở, đất đai có phân biệt quyền tiếp cận giữa người mua trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài (hay còn gọi là Việt kiều).

Ngày 18/1, Quốc hội khóa XV đã chính thức thông qua Luật Đất đai sửa đổi. Một trong những nội dung được nhiều người chú ý là những thay đổi liên quan đến quyền của người sử dụng đất.

Bạn đang xem: » Luật Đất đai 2024 mở cánh cửa cho Việt kiều đầu tư vào bất động sản Việt Nam

Quyền của người sử dụng đất cơ bản được giữ chính sách như pháp luật về đất đai hiện hành. Luật Đất đai sửa đổi quy định sửa đổi, bổ sung, mở rộng thêm quyền cho người sử dụng đất trong đó có đối tượng là người gốc Việt Nam.

Luật Đất đai 2024 tạo thuận lợi cho Việt kiều mua bất động sản Việt Nam
Luật Đất đai 2024 tạo thuận lợi cho Việt kiều mua bất động sản Việt Nam

Thống kê từ một số công ty mua bán bất động sản thì trong thời gian qua, nhu cầu mua nhà ở của người nước ngoài và Việt kiều là rất lớn. Theo tính riêng công ty CBRE, trong tổng lượng giao dịch mua bán bất động sản được thực hiện từ năm 2015 cho đến nay, có tới 30 – 40% giao dịch đến từ người mua là Việt kiều.

Trước đây, người gốc Việt định cư ở nước ngoài khi mua nhà ở tại Việt Nam vẫn được xem là người nước ngoài. Các giao dịch chủ yếu thuộc trong các dự án bất động sản và được sở hữu theo một hạng mức nhất định như dự án chung cư là 30%, không quá 10% đối với nhà phố… Hoặc nhờ người thân đứng tên dẫn đến không minh bạch về pháp lý. Do đó, quy định mới sẽ tạo ra sự bình đẳng giữa người dân trong nước và kiều bào trong việc mua bất động sản.

“Họ vẫn sẽ được thừa kế, thế chấp tất cả những sản phẩm những nhà liền thổ, những sản phẩm bất động sản. Bên cạnh đó, việc mua bất động sản thì họ vẫn sẽ mua trong dự án nhưng việc giới hạn số lượng sản phẩm sẽ được nới lỏng hơn. Tôi nghĩ đây là điểm sẽ hỗ trợ rất nhiều cho những người gốc Việt họ sinh sống và làm việc ở nước ngoài mà không có quốc tịch Việt Nam”, ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt – Giám đốc Bộ phận tiếp thị dự án nhà ở, CBRE Việt Nam đánh giá.

Như vậy, với việc Quốc hội chính thức thông qua Luật Đất đai sửa đổi sẽ tạo thuận lợi cho các chính quyền địa phương trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cho các nhân nước ngoài.

Việt kiều có đầy đủ các quyền liên quan đến đất đai như người dân trong nước.

Theo đó, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam thì có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ liên quan đến đất đai như công dân Việt Nam ở trong nước.

Cụ thể, quyền và nghĩa vụ của công dân đối với đất đai; quyền chung của người sử dụng đất; quyền và nghĩa vụ cá nhân sử dụng đất; quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất; nhận quyền sử dụng đất; quyền và nghĩa vụ của cá nhân sử dụng đất gồm cá nhân trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam được bình đẳng, ngang nhau.

5
(7 votes)
Article Rating

Trong Luật Đất đai sửa đổi cũng quy định người gốc Việt định cư ở nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam được mua, thuê nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở, nhận quyền sử dụng đất ở trong dự án phát triển nhà ở.

Cùng với đó là nhận thừa kế quyền sử dụng đất ở và các loại đất khác trong cùng thửa đất có nhà. Đây là những điểm mới mà luật hiện hành không có. Với quy định mới, Việt kiều được phép đầu tư xây dựng nhà ở, công trình xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua và đầu tư hạ tầng kỹ thuật tại các dự án bất động sản để chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật.

Theo thống kê của Bộ Xây dựng, có khoảng 4 triệu người muốn mua nhà ở Việt Nam trong tương lai, bao gồm người nước ngoài và Việt kiều. Cùng với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đang “chảy” mạnh, người nước ngoài đến sinh sống và làm việc lâu dài tại Việt Nam cũng tăng lên hằng năm.

Theo quy định tại Khoản 4 điều 3 Luật Quốc tịch Việt Nam, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài là người Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống và con, cháu của họ đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.

Như vậy có thể hiểu đơn giản, con cháu của người từng có quốc tịch Việt Nam tại nước ngoài dù không có quốc tịch Việt Nam vẫn có đầy đủ các quyền liên quan đến đất đai như công dân Việt Nam trong nước.

Vì mở rộng đối tượng có quyền sử dụng đất nên Luật cũng mở rộng các trường hợp được Nhà nước giao đất có thu tiền có thu tiền sử dụng đất. Trên cơ sở kế thừa các đối tượng được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất tại Điều 55 Luật Đất đai 2013, Điều 119 của Luật Đất đai sửa đổi đã bổ sung một số đối tượng được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất.

Trong đó có 2 trường hợp liên quan đến người gốc Việt Nam gồm:

  • Thứ nhất, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được giao đất để thực hiện dự án nhà ở thương mại theo quy định của pháp luật về nhà ở; sử dụng đất do nhận chuyển nhượng dự án bất động sản theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản thuộc trường hợp Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất.
  • Thứ hai, hộ gia đình, cá nhân, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài được giao đất do được bồi thường bằng đất khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật Đất đai sửa đổi.

Luật cũng quy định UBND cấp huyện cấp Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất là cá nhân, cộng đồng dân cư, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Luật Đất đai 2024 sẽ huy động nguồn lực của Kiều bào đầu tư về Việt Nam

Đại biểu Phan Đức Hiếu – ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội – đánh giá đây là điểm mới, khác biệt so với Luật Đất đai trước đây.

Theo ông Hiếu, việc mở rộng quyền của người sử dụng đất đối với nhóm đối tượng sử dụng đất là người Việt Nam, công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài hoàn toàn phù hợp với chủ trương của Đảng, Nhà nước.

Cụ thể là đối xử với công dân Việt Nam không phân biệt nơi cư trú, nơi sinh sống. “Tôi thấy chính sách này chính đáng. Đồng thời huy động nguồn lực đầu tư về Việt Nam để phát triển kinh tế – xã hội”, ông Hiếu nêu rõ.

Việt Kiều có nhu cầu rất cao về việc đầu tư Bất động sản tại Việt Nam
Việt Kiều có nhu cầu rất cao về việc đầu tư Bất động sản tại Việt Nam

Còn chuyên gia kinh tế, TS Đinh Thế Hiển đánh giá trước đây với những người Việt ở nước ngoài nhưng không có quốc tịch Việt Nam sẽ không được quyền như người có quốc tịch Việt Nam. Song với quy định mới trong Luật Đất đai (sửa đổi) đã tạo điều kiện cho nhóm người Việt kiều đầu tư, mua nhà ở.

Theo ông Hiển, pháp luật hiện hành cho phép Việt kiều được phép mua nhà tại Việt Nam. Nhưng điều khó là các thủ tục, giấy tờ để chứng minh nguồn gốc Việt Nam phức tạp đã khiến Việt kiều nản lòng.

Bên cạnh đó, dù quy định cho phép Việt kiều mua bất động sản tại Việt Nam nhưng nhiều người phải ủy quyền cho người thân làm chủ sở hữu tài sản. Do đó, ông Hiển chỉ rõ việc sửa đổi của Luật Đất đai và trước đó là các Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở (sửa đổi) đã tạo sự bình đẳng giữa cá nhân trong nước và người Việt Nam ở nước ngoài trong việc đầu tư, kinh doanh bất động sản.

Từ đó giúp thu hút nguồn kiều hối tham gia đầu tư vào thị trường bất động sản Việt Nam.

Một số chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản cũng đánh giá việc mở rộng này sẽ tránh được bất cập như trước đây khi muốn sử dụng đất trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải nhờ người thân trong nước đứng tên thực hiện giao dịch chuyển nhượng. Việc này đã khiến không ít tranh chấp phát sinh do nhờ người đứng tên nhận chuyển nhượng, quản lý quyền sử dụng đất đai.

Trước đó, tại Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 5 của Quốc hội với nhiều nội dung mới, trong đó mở rộng chào đón Việt kiều có nhu cầu đầu tư bất động sản tại Việt Nam.

5
(7 votes)
Article Rating