Bức tranh tổng thể về Bất động sản nghỉ dưỡng tại Việt Nam

Bất động sản nghỉ dưỡng từ lâu đã được đánh giá là hình thức phát triển sinh lợi bền vững cho các nhà đầu tư trên thế giới.

Trong những năm gần đây, du lịch Việt Nam có bước phát triển mạnh mẽ kéo theo nhu cầu lưu trú gia tăng. Sự tăng trưởng này đã tác động đến làn sóng đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng trong những năm gần đây.


> Đọc thêm: Bất động sản nghỉ dưỡng – loại hình bất động sản đang được giới đầu tư quan tâm.


Hãy cùng WikiLand nhìn lại bức tranh tổng thể thị trường Bất động sản nghỉ dưỡng tại Việt Nam.

I. TÌNH HÌNH TĂNG TRƯỞNG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

Để rõ hơn chúng ta cùng nhìn lại tình hình kinh tế Việt Nam trong những năm vừa qua.


– Kinh tế Việt Nam lọt Top 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới 2018

– 6 tháng đầu năm 2019 mặc dù kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại do căng thẳng các nên kinh tế Mỹ – Trung dẫn đến nền kinh tế thương mại thế giới giảm mạnh trong khi đó tốc độ tăng trưởng trong nước vẫn đạt mức 6.76% vẫn đạt mức tăng cao trong thập niên qua.

– Nguồn vốn đầu tư FDI tiếp tục giữ kỷ lục về giá trị vốn đầu tư đăng ký: 5 tháng đầu năm 2019 vốn đăng ký cấp mới tăng thêm 16.74 tỷ USD tăng 69.1% so với cùng kỳ 2018. Đưa tổng số dự án 28.632 dự án với tổng số vốn đăng ký hơn 350,5 tỷ USD…

 
Những quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao nhất Thế Giới năm 2018
Những quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao nhất Thế Giới năm 2018

Theo dự báo của Economist Intelligence Unit (EIU), Việt Nam sẽ nằm trong nhóm các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới năm nay với tốc độ tăng trưởng GDP 6,7%.

Việt Nam sẽ nằm trong nhóm các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới 2019
Việt Nam sẽ nằm trong nhóm các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới

Báo cáo World Ultra Wealth (WUW) của công ty tư vấn và nghiên cứu thị trường Wealth – X bất ngờ cho biết, Việt Nam là quốc gia giàu nhanh nhất thế giới giai đoạn 2012 – 2017, với tốc độ gia tăng tổng tài sản lên tới 210%.

Việt Nam là quốc gia giàu nhanh nhất thế giới giai đoạn 2012 - 2017
Việt Nam là quốc gia giàu nhanh nhất thế giới giai đoạn 2012 – 2017

Với nguồi kiều hối chuyển về Việt Nam năm 2018 đạt gần 16 tỷ USD, các dự báo đưa ra, nguồn kiều hối chuyển về Việt Nam năm nay sẽ không thấp hơn con số trên. 

Tăng trưởng 10% mỗi năm

Kiều hối người Việt Nam ở nước ngoài gửi về nước có xu hướng tăng mạnh, theo tính toán của Ngân hàng Thế giới (WB), mức độ tăng trưởng mỗi năm khoảng 10%.

WB ước tính năm 2017, kiều hối Việt Nam đạt 13,8 tỷ USD. Năm 2018, lượng kiều hối gửi về Việt Nam đạt 15,9 tỷ USD.

Kiều hối Việt Nam 10 năm qua
Kiều hối Việt Nam 10 năm qua

Kiều hối Việt Nam đạt mức kỷ lục – vào Top 10 thế giới

kiều hối Việt Nam vào Top 10 thế giới
kiều hối Việt Nam vào Top 10 thế giới

II. TIỀM NĂNG DU LỊCH VIỆT NAM VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN.

Việt Nam sở hữu 3.260 km đường bở biển với 125 Bãi tắm đep và hoang sơ

– 40.000 di tích lịch sử; 3.000 di tích được xếp hang cấp quốc gia

– 117 Bảo tàng

– 7.966 Lễ Hội: Lễ hội dân gian, Lễ hội tôn giáo, Lễ hội du nhập…

– 30 Vườn Quốc Gia

– 400 Điểm nguồn nước nóng tự nhiên

– 100 hang động đẹp

– 8 Di sản được UNESCO – công nhận là di sản văn hoa thế giới

– 8 Khu dự trữ sinh quyển thế giới

– 9 Di sản văn hóa phi vật thể

Tiềm năng du lịch Việt Nam & định hướng phát triển

So với Thái Lan, một quốc gia phát triển về du lịch trong khối ASEAN thì Việt Nam có tiềm năng lớn hơn nhiều, nhưng chưa được chú trọng, thể hiện qua ngân sách quảng bá du lịch thấp hơn rất nhiều so với Thái Lan.

So sánh chiều dài bờ biển các nước Đông Nam Á

Lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam hiện chỉ bằng 1/3 Thái Lan nhưng tốc độ tăng trưởng của Việt Nam lại gấp 3 lần Thái Lan.

Năm 2016, có khoảng 10 triệu lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Đà tăng trưởng này dự kiến được kéo dài, ước đạt 18 triệu khách du lịch vào năm 2030. Điều này khẳng định sự phát triển nhanh chóng của Việt Nam với vị thế là điểm đến du lịch nổi bật trong khu vực Đông Nam Á.

 Khách Quốc tế đến Việt Nam với mục đích chính là đi du lịch nghỉ ngơi (chiếm trên 70%) chi tiêu cho ăn uống và lưu trú là 2 khoản chi tiêu lớn nhất, lần lượt chiếm 22.3% và 27.7%,

 Khách Nội địa chủ yếu chi tiêu cho ăn uống, lưu trú và đi lại: chiếm 55.39% tổng chi phí du lịch đối với khách đi trong ngày và 69.16% đối với khách ở qua đêm.

Chỉ tiêu bình quân 1 lượt du khách du lịch nội địa.

III. BỨC TRANH THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN NGHỈ DƯỠNG VIỆT NAM.

Sự tăng trưởng vượt bậc của kinh tế Việt Nam cùng sự chú trọng đầu tư phát triển ngành du lịch đã tác động đến làn sóng đầu tư Bất động sản nghỉ dưỡng trong những năm gần đây.

Và thị trường Bất động sản nghỉ dưỡng Việt Nam được xem là đang trong thời kỳ phát triển.

Để có một cách nhìn tổng quan về thị trường Bất động sản nghỉ dưỡng Việt Nam, chúng ta hãy cùng điểm qua một vài địa phương đang phát triển về du lịch, cùng nhìn nhận tình hình phát triển của những địa phương này.

* Những địa phương được xem là thị trường du lịch nghỉ dưỡng đã phát triển như Nha Trang, Đà Nẵng:

NHA TRANG

ĐÀ NẴNG

Hạ tầng du lịch hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu của du khách khi đến Nha Trang Thời gian lưu trú & mức độ chi tiêu của du khách tới Đà Nẵng cao hơn so với các TP khác (4,5 ngày – 145$/ ngày)
Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng phát triển ổn định nhờ vào lượng khách tăng đều Nguồn cung khan hiếm. Tỷ lệ hấp thụ tốt & giá bán cạnh tranh ở nột thì trường đã phát triển như Đà Nẵng.
Có xu hướng dịch chuyển về 2 hướng Cam Ranh và Bắc Nha Trang nhờ vào vị trí và giá hợp lý so với khu vực trung tâm. Thị trường minh bạch hơn nhờ sự kiểm soát chặt chẽ từ chính quyền địa phương.
Pháp lý chưa rõ ràng, tiến độ xây dựng chậm Sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các dự án đất nền về giá và tính thanh khoản.
Tỷ lệ lấp đầy ở mức trung bình ~50% – 55% khiến cho mức cam kết lợi nhuận kỳ vọng chưa đạt được. Thời gian triển khai dự án kéo dài.

Đối với những thị trường đã phát triển thì một điểm chung nhà đầu tư cần lưu tâm đó là sự minh bạch rõ ràng từ chủ đầu tư.

* Những địa phương được xem là thị trường du lịch nghỉ dưỡng tiềm năng để phát triển như Phú Quốc, Vũng Tàu, Phan Thiết,…:

PHÚ QUỐC

VŨNG TÀU

PHAN THIẾT

36%/ năm – tốc độ tăng trưởng du lịch ấn tượng. Cách 2 tiếng di chuyển từ Hồ Chí Minh. Tiềm năng nhờ vào sự hình thành của Cơ sở hạ tầng trong tương lai gần là Sân bay Phan Thiết, cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết
Tỷ lệ lấp đầy >75% & giá thuê trung bình 105$/ phòng/ đêm. Đón 13,5 triệu lượt khách trong năm 2018 Giá bán đang cạnh tranh nhất so với các thị trường nghỉ dưỡng khác tại Việt Nam.
Điểm đến các Chủ Đầu Tư hàng đầu trong nước & các đơn vị quản lý quốc tế uy tín Quỹ đất dồi dào, nguồn cung thấp Phân khúc Bất động sản nghỉ dưỡng mới phát triển từ 2018 cho đến nay.
Hạ tầng du lịch chưa đáp ứng được nhu cầu vận chuyển của du khách Chỉ có 23% lượt khách đến Vũng Tàu ở lại qua đêm. Nguồn khách hạn chế, chủ yếu là khách trong nước (Hồ Chí Minh) Đang phải phụ thuộc chủ yếu vào khách từ các tỉnh miền Nam, lượng khách nước ngoài thấp.
Thiếu địa điểm vui chơi giải trí. Hiển tập trung nhiều vào phân khúc nghỉ dưỡng cao cấp Chưa có điểm nhấn để gia tăng thời gian lưu trú lẫn chi tiêu từ khách du lịch Các dự án có quy mô vừa và nhỏ, chưa khai thác dịch vụ, tiện ích đi kèm.

Với những thị trường đang tiềm năng điểm chung là cần bổ sung các tổ hợp giải trí & nghỉ dưỡng.

Bức tranh thị trường Bất động sản nghỉ dưỡng tại Việt Nam.

IV. CÁC YẾU TỐ THÀNH CÔNG CỦA BẤT ĐỘNG SẢN NGHỈ DƯỠNG

  • GIÁ HỢP LÝ CHÍNH SÁCH THANH TOÁN LINH HOẠT

Dễ dàng đầu tư – rủi ro tài chính thấp

  • THUỘC CÁC TỔ HỢP GIẢI TRÍ

Thu hút khách du lịch, giúp cho tỷ lệ lấp đầy luôn cao

  • ĐƠN VỊ VẬN HÀNH UY TÍN

Đảm bảo giá thuê phòng luôn đạt tiêu chuẩn ban đầu qua việc vận hành và bảo vệ tài sản

  • PHÁP LÝ MINH BẠCH – ĐẢM BẢO TIẾN ĐỘ XÂY DỰNG

An tâm đầu tư

  • TIỀM NĂNG KHU VỰC

Góp phần quan trọng tăng suất sinh lời tài sản

 

 
Article Rating