Doanh Nhân

Một doanh nhân đúng nghĩa phải là một người cùng với doanh nghiệp đáp ứng những nhu cầu của cộng đồng, xã hội. Trước tiên, họ phải là người thấu hiểu được xã hội, rồi từ đó nhìn nhận ra những “nỗi đau”, những vấn đề cần được giải quyết, sau đó mới tạo ra những sản phẩm/ dịch vụ để phục vụ vấn đề đó. Muốn thực hiện những khát khao, đam mê của mình, họ phải chấp nhận những rủi ro rất lớn.

Doanh nhân là gì?

Doanh nhân là những người tiến hành các hoạt động kinh doanh, giải quyết những vấn đề cho người khác với mục đích tạo ra lợi nhuận, phát triển doanh nghiệp bền vững, đồng thời phụng sự xã hội. Bắt đầu từ việc thấu hiểu, nhìn nhận những vấn đề cần giải quyết trong xã hội, từ đó sáng tạo ra những giải pháp hữu ích, biến giải pháp thành sản phẩm/ dịch vụ, đưa chúng vào cuộc sống nhằm thúc đẩy xã hội đi lên.

Họ đại diện cho một tổ chức, công ty, tập đoàn, đưa ra những quyết định quan trọng mang tính sống còn đối với sự thành bại trong kinh doanh. Một doanh nhân xuất sắc phải chịu trách nhiệm về sự thịnh vượng của một doanh nghiệp, là những người kiếm tiền bằng cách cung cấp các sản phẩm/ dịch vụ có giá trị cho người dùng và không gây hại đến ai. Họ phải biết chấp nhận những rủi ro, đồng thời sở hữu những tố chất, kỹ năng, niềm đam mê, sự tự tin và khả năng thích ứng tốt.

Ai là doanh nhân?

Doanh nhân có thể hoạt động trong các ngành công nghiệp khác nhau và quy mô kinh doanh khác nhau. Doanh nhân Việt Nam gồm 5 nhóm chính:

  • Những người điều hành, quản lý hoặc sở hữu các doanh nghiệp vừa và nhỏ;
  • Những người quản lý, điều hành, làm nghiệp vụ kinh doanh trong các doanh nghiệp nhà nước;
  • Những người quản lý, điều hành, làm nghiệp vụ kinh doanh cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
  • Những người làm chủ trong các trang trại, hợp tác xã, cơ sở kinh tế phi nông nghiệp và các hộ gia đình nông dân hoạt động sản xuất kinh doanh có đăng ký thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp;
  • Những doanh nhân gốc Việt (mang quốc tịch Việt Nam hoặc quốc tịch nước sở tại) điều hành, quản lý, sở hữu hoặc làm nghiệp vụ kinh doanh ở nước ngoài.

Hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt trong thế giới công nghiệp, do số lượng các công ty hiện có với ý tưởng kinh doanh tương tự xuất hiện dày đặc trên thị trường. Tuy nhiên, nếu những ý tưởng đủ táo bạo và giải quyết được những vấn đề hiện tại của xã hội, cơ hội thành công vẫn rất cao.

Doanh nhân được xem là một từ cao quý và rất đẹp, nếu không có văn hóa, kiếm tiền mà làm hại người khác, lừa gạt nhằm trục lợi về phía mình thì đó không phải là doanh nhân. Nói một cách đơn giản, doanh nhân chỉ những người kiếm tiền bằng cách “mang lại” mà không “gây ra”.

Vai trò của doanh nhân trong nền kinh tế hiện đại

Trong kinh tế

Trong một nền kinh tế năng động như hiện nay, doanh nhân càng đóng vai trò quan trọng hơn nữa trong việc phát triển và đưa kinh tế của Việt Nam sánh vai với các cường quốc trên thế giới.

Trong thời kỳ đổi mới, doanh nhân là lực lượng huy động các nguồn lực nhằm tạo ra sản phẩm hàng hóa/ dịch vụ cho xã hội, xuất khẩu ra nước ngoài. Đồng thời khởi tạo ra những ý tưởng, công nghệ và mô hình kinh doanh mới, tạo ra sự thay đổi lớn, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển nền kinh tế của đất nước.

Trong xã hội

Trong thời kỳ đổi mới, các doanh nhân đã có nhiều đóng góp quan trọng vào quá trình hình thành cơ cấu và quan hệ xã hội mới, những hệ giá trị, lối sống phù hợp với điều kiện công nghệ hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Họ là đội ngũ góp phần hình thành một lối sống tự lực, tự cường, dám nghĩ, dám làm, đương đầu với mọi khó khăn. Đồng thời tạo ra việc làm và thu nhập cho người lao động, xóa đói, giảm nghèo, thực hiện các chính sách và bảo đảm an sinh xã hội.

Doanh nhân còn có vai trò không nhỏ trong việc đóng thuế và nguồn lực tài chính của quốc gia. Bằng những sản phẩm chất lượng, kinh doanh minh bạch và lành mạnh, họ giúp thúc đẩy, xây dựng một xã hội đoàn kết, đồng thuận, công bằng, an sinh, văn minh.

Trong chính trị

Một lực lượng doanh nhân Việt Nam hiện nay đang tham gia tích cực vào các tổ chức chính trị, một số người trở thành đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, điều này góp phần quan trọng trong việc góp ý, phản biện, thực hiện các chính sách phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

Hầu hết những doanh nhân tham gia vào chính trị đều phát huy rất tốt kinh nghiệm, trí tuệ của mình trong việc xây dựng và thực hiện các chính sách phát triển kinh tế – xã hội. Kinh nghiệm thương trường tạo ra những góc nhìn khách quan, những nhận định và lời khuyên có giá trị thực tế.

Có thể thấy rằng, trong tiến trình đổi mới, doanh nhân là một trong những lực lượng cơ bản tham gia vào công cuộc xây dựng, quyết định, thực hiện các chính sách phát triển xã hội.

Yếu tố nào làm nên một doanh nhân thành đạt?

“Thế hệ doanh nhân “mới” sẽ có những đặc tính khác với thế hệ doanh nhân “cũ”. Thế hệ doanh nhân mới là thế hệ của một nền kinh thương mới và chính thế hệ này cũng góp phần tạo nên nền kinh thương mới” – Nhà hoạt động Giáo dục, TS. Giản Tư Trung.

Theo ông, cần có 3 yếu tố cốt lõi để làm nên một doanh nhân thành đạt:

Khát vọng mới

Làm doanh nhân phải có khát vọng tranh đua mạnh mẽ cùng với thế giới, cho dù doanh nghiệp thuộc quy mô lớn hay nhỏ, đang đua tranh ở bên ngoài đất nước hay với thế giới ngay chính trong đất nước của mình.

Khát vọng mới ấy còn là khát vọng xây dựng những hình ảnh đẹp, có nhiều tác động tích cực cho xã hội trong mắt cộng đồng doanh nhân và bạn bè quốc tế. Dẹp bỏ những nhem nhuốc, xấu xí mà một vài thành phần “trọc phú, con buôn” đã hình thành nên trong xã hội.

Năng lực mới

Doanh nhân phải có năng lực quản lý và lãnh đạo mới để có thể thực hiện những khát vọng mới ở trên. Họ phải là những người có tầm nhìn xa trông rộng, nhìn thấy cơ hội ở trên khắp thế giới chứ không phải chỉ loanh quanh trong nước. Song song đó, doanh nhân cũng phải có chí hướng, sống đàng hoàng, làm việc hiệu quả với những con người mới, đủ màu da, quốc tịch, chủng tộc, tôn giáo,…

Văn hóa mới

Và cuối cùng, một nền văn hóa mới, đây là nền tảng văn hóa cho cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp, cho nền kinh thương Việt Nam. Nếu có khát vọng, có năng lực với một tầm nhìn xa trông rộng mà thiếu đi yếu tố này, thì có thể sẽ có thành công nhưng nó không bền vững. Bởi không dựa trên một nền văn hóa vững chắc, doanh nghiệp chỉ cần vấp phải những sai sót nhỏ cũng sẽ dễ dàng bị sụp đổ.

Tiểu sử “gã phù thủy đại tài” NTK Quách Thái Công

Quách Thái Công là một Nhà thiết kế nội thất người gốc Việt đang sinh sống và làm việc tại Đức. Anh chuyên thiết kế các không gian sống và đồ nội thất sang trọng với sự kết hợp tinh tế giữa văn hóa Phương Đông và phong cách Châu Âu. Với hơn 20 năm…

Ông Đặng Minh Trường và khát vọng đưa Việt Nam ra thế giới

Sun Group không chỉ tạo ra những điểm đến du lịch đẳng cấp, mà còn đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của ngành du lịch Việt Nam. Theo báo cáo từ Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), Việt Nam đã có một sự tăng trưởng đáng kể trong chỉ số năng…

Bà Thái Hương (1958) – Phó Chủ tịch Bắc Á Bank

Your browser does not support the audio tag. Trong danh sách các nữ doanh nhân quyền lực của Việt Nam, không thể nào bỏ qua cái tên Thái Hương. Bà hiện đang đảm nhiệm vị trí Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Bắc Á, đồng thời cũng là đầu tàu…

Ông Trần Anh Tuấn (1969) –  Chủ tịch Ngân hàng MSB

Doanh nhân Trần Anh Tuấn hiện đang đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Ngân hàng MSB (tiền thân là Maritime Bank). Ông là một trong những nhân vật nổi tiếng trong giới kinh doanh với biệt danh “Tuấn chợ”, khi từ một chủ chợ ở Nga trở thành người đứng sau nhiều doanh nghiệp quy…

Bà Bùi Thị Thanh Hương

Doanh nhân Bùi Thị Thanh Hương là cái tên không xa lạ trong ngành tài chính ngân hàng Việt Nam. Hiện tại bà đang đảm nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT Ngân hàng NCB. Chân dung nữ lãnh đạo quyền lực Bà Bùi Thị Thanh Hương sinh năm 1980, tốt nghiệp Đại học Kinh tế…

Ông Phạm Quang Dũng (1973) – Chủ tịch Vietcombank – Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Your browser does not support the audio tag. Trải qua hơn 40 năm thăng trầm trong sự nghiệp, doanh nhân Phạm Quang Dũng là một trong những cái tên gây tiếng vang lớn trong lĩnh vực ngân hàng. Hiện tại ông đang đảm nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT Vietcombank nhiệm kỳ 2018-2023; Phó Thống…

Bà Trần Thị Thu Hằng (1985) – Nữ Chủ tịch Kienlongbank

Bà Trần Thị Thu Hằng hiện đang giữ chức vụ Chủ tịch Ngân hàng Kienlongbank. Bà là nữ chủ tịch trẻ tuổi nhất trong lịch sử ngành ngân hàng Việt Nam khi đảm nhiệm vị trí “ghế nóng” ở độ tuổi 36. Chân dung nữ Chủ tịch Ngân hàng 8x Bà Trần Thị Thu Hằng…

Ông Dương Nhất Nguyên (1983) – Chủ tịch Ngân hàng VietBank

Doanh nhân Dương Nhất Nguyên hiện tại đang là Chủ tịch Hội đồng quản trị VietBank, người được bổ nhiệm vào nhiệm kỳ 2021-2025 từ ngày 26/04/2021. Tuy nhiên, ít ai biết về thân thế tầm cỡ của vị chủ tịch ngân hàng 8x này! Chân dung vị Chủ tịch ngân hàng 8x Doanh nhân…

Ông Trịnh Văn Tuấn (1965) – Chủ tịch Ngân hàng OCB Bank

Nhắc đến lĩnh vực tài chính – ngân hàng, có rất nhiều tên tuổi nổi tiếng và đáng chú ý. Trong số đó, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Phương Đông (OCB) – ông Trịnh Văn Tuấn là một trong những cái tên được nhắc đến nhiều nhất. Ông Tuấn hiện là một doanh nhân thành…

Ông Đỗ Minh Phú (1952) – Chủ tịch Ngân hàng TPBank

Ông Đỗ Minh Phú được xem là một “hiện tượng” trong giới doanh nhân. Ông là người sáng lập Tập đoàn kinh doanh vàng bạc đá quý Doji Group. Ngoài ra, ông Phú còn là Chủ tịch của TPBank và có nhiều chức vụ quan trọng khác tại các công ty và tổ chức trong…