Phú Quốc lên thành phố trước khi thành đặc khu kinh tế của Việt Nam

Việc thành lập thành phố Phú Quốc và các phường trực thuộc trước khi thành đặc khu kinh tế sẽ tạo điều kiện cho Phú Quốc phát huy tốt hơn tiềm năng và lợi thế sẵn có. Phú Quốc đang từng bước trở thành một thành phố đảo với chức năng chính là trung tâm du lịch – thương mại – công nghệ cao.

Lộ trình Tờ trình của Kiên Giang cho Chính Phủ về việc thành lập thành phố Phú Quốc

Ngày 31/7/2020, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lâm Minh Thành đã ký tờ trình số 123/TTr-UBND gửi Chính phủ về việc thành lập thành phố Phú Quốc và thành lập các phường trực thuộc thành phố Phú Quốc.

Ngày 30/9, UBND tỉnh Kiên Giang cho biết Bộ Nội vụ đã có tờ trình Chính phủ về việc thành lập Thành phố Phú Quốc cùng các phường trực thuộc thành phố này. Nếu tờ trình được thông qua, Phú Quốc sẽ trở thành thành phố trước khi thành đặc khu kinh tế của Việt Nam. Theo tờ trình của Bộ Nội vụ, Phú Quốc có những điểm nổi bật và điều kiện thuận lợi trong lĩnh vực kinh tế – xã hội để thành thành phố Phú Quốc.

Ngày 6/10, Chính phủ cũng đã hoàn thiện dự thảo trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập thành phố Phú Quốc. Sau khi xem xét tờ trình, Chính phủ nhận thấy việc thành lập thành phố Phú Quốc là nhằm thiết lập mô hình quản lý chính quyền đô thị nhằm thu hút đầu tư, tạo đà phát triển kinh tế – xã hội cho địa phương này.

Lộ trình thành lập thành phố phú quốc
Lộ trình thành lập thành phố phú quốc

Phú Quốc thỏa mãn những điều kiện gì để trở thành thành phố

Theo tờ trình, Phú Quốc có vị trí địa lý đặc biệt – nằm trên vùng biển Tây Nam của Tổ quốc, tiếp giáp với các nước Campuchia, Thái Lan và Malaysia. Ngoài ra, Đảo Ngọc còn sở hữu những bãi biển còn nguyên sơ, được bao phủ bởi bờ biển dài với nhiều bãi biển đẹp nổi tiếng trong nước và quốc tế. Với vị trí địa lý đắc địa, Phú Quốc còn có các ngư trường khá giàu tiềm năng, vùng biển nước sâu tạo điều kiện phát triển hệ thống cảng biển để tàu lớn có thể neo đậu. Do đó, Phú Quốc chính là trọng điểm phát triển tài chính kinh tế để thành thành phố.

Những thành tựu khó tin mà Phú Quốc đã đạt được những năm gần đây

Tờ trình của Bộ Nội vụ có đề cập đến những thành tựu về kinh tế – xã hội của Phú Quốc trong đó tổng giá trị sản xuất năm 2019 đạt 56.547 tỷ đồng, tổng thu ngân sách đạt hơn 5.257 tỷ đồng, tổng chi ngân sách là hơn 2.306 tỷ đồng. Về đầu tư phát triển, Phú Quốc hiện có 320 dự án với diện tích khoảng 10.900 ha, tổng số vốn đăng ký đầu tư trên 340.000 tỷ đồng, trong đó có 47 dự án đã đi vào hoạt động với diện tích 1.202 ha, tổng số vốn đầu tư khoảng 13.504 tỷ đồng.

Không chỉ như vậy, 5.800 tỷ đồng đã được đầu tư xây dựng hệ thống đường giao thông, 2.400 tỷ đồng cho hệ thống cáp điện ngầm từ đất liền ra đảo, hơn 1.600 tỷ đồng xây dựng cảng hành khách quốc tế, hơn 3.000 tỷ đồng mở rộng sân bay Phú Quốc.

Phú Quốc đã chính thức động thổ dự án xây dựng công trình nâng cấp, mở rộng tuyến đường Dương Đông – Cửa Cạn – Gành Dầu với tổng mức đầu tư gần 1.500 tỷ đồng. Tuyến đường huyết mạch này được nâng cấp từ 2 làn xe lên thành 6 làn. Dự án đường Tuyến Tránh kết nối trực tiếp ra sân bay và nối liền Nam – Bắc đảo cũng được triển khai mở rộng với 6 làn xe, dài 37 km và bề mặt đường rộng 32m.

Chỉ tính riêng trong năm 2019, Phú Quốc đạt hơn 3 triệu lượt khách, chiếm khoảng 60% lượng khách của tỉnh Kiên Giang, giảm tỉ lệ hộ nghèo từ 0,93% năm 2017 xuống 0,65% năm 2019. Kinh tế phát triển đã tạo thu nhập ổn định cho người dân trên địa bàn, góp phần làm giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 0,93% năm 2017 xuống còn 0,65% năm 2019.

Chính phủ nhấn mạnh, sự phát triển mạnh mẽ, toàn diện của Phú Quốc đã tạo động lực thúc đẩy cho sự phát triển chung của Kiên Giang trong thời gian qua. Đồng thời, tờ trình của tỉnh Kiên Giang cũng như của Bộ Nội vụ cũng trình bày việc hai thị trấn Dương Đông và An Thới cũng phát triển mạnh mẽ, có nhiều chuyển biến trong quá trình phát triển đô thị, hình thành lối sống đô thị xứng đáng được thành lập phường.

Phú Quốc hiện đã đạt được tiêu chuẩn thành lập thành phố

Trải qua vô vàn thay đổi cũng như sự phát triển kinh tế – tài chính, Bộ Nội vụ cho rằng, huyện đảo Phú Quốc hiện đã đạt được tiêu chuẩn thành lập thành phố và các phường thuộc thành phố Phú Quốc, mọi thủ tục đúng quy trình từ địa phương đến cơ quan bộ, ngang bộ.

Cáp treo an thới - phú quốc
Cáp treo An Thới – Phú Quốc

“Việc thành lập TP Phú Quốc và các phường thuộc TP Phú Quốc bảo đảm các điều kiện quy định tại khoản 2, Điều 128, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, cụ thể là: phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam, chương trình phát triển đô thị quốc gia giai đoạn 2012 đến 2020, phù hợp với quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị, chương trình phát triển đô thị tỉnh Kiên Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030, quy hoạch chung đô thị Phú Quốc đến năm 2030”, tờ trình của Bộ Nội vụ khẳng định.

“Phát huy tiềm năng, lợi thế và động lực nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Kiên Giang nói chung và huyện đảo Phú Quốc nói riêng. Quá trình xây dựng đề án đã nhận được sự đồng thuận cao của nhân dân, đảm bảo đoàn kết dân tộc, phù hợp với các yếu tố lịch sử, truyền thống văn hóa của địa phương”, tờ trình nêu rõ.

“Căn cứ quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13, Bộ Nội vụ thống nhất với đề nghị của UBND tỉnh Kiên Giang về việc thành lập thành phố Phú Quốc và các phường thuộc TP. Phú Quốc trình Chính phủ xem xét, quyết định”, Bộ Nội vụ nhấn mạnh.

Còn theo như tờ trình của Chính phủ, lý giải lý do về đề nghị thành lập thành phố Phú Quốc cho biết, điều này là cần thiết, nhằm thiết lập mô hình quản lý theo mô hình chính quyền đô thị.

“Song song đó, tạo sức hấp dẫn thu hút đầu tư, khơi dậy tiềm năng du lịch, tạo đà phát triển kinh tế – xã hội, thúc đẩy nhanh việc xây dựng Phú Quốc thành trung tâm du lịch theo định hướng của Chính phủ và là thành phố biển đảo đầu tiên của Việt Nam”, tờ trình Chính phủ nêu rõ.

Như vậy, thành phố Phú Quốc sau khi thành lập có diện tích tự nhiên 589,27 km², quy mô dân số là 179.480 người và có 9 đơn vị hành chính cấp xã, gồm: phường Dương Đông, phường An Thới và 7 xã là Hàm Ninh, Dương Tơ, Gành Dầu, Bãi Thơm, Cửa Dương, Cửa Cạn, Thổ Châu.

Như vậy, Phú Quốc sẽ trở thành thành phố trước khi thành đặc khu kinh tế của Việt Nam là yêu cầu khách quan và cấp thiết trong thời điểm hiện nay.

 

 

 

5
(3 bình chọn)
Article Rating

Phương Thảo Phạm – Chuyên viên tư vấn đầu tư Bất Động Sản với kinh nghiệm hơn 5 năm trong lĩnh vực tư vấn các sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng tại Phú Quốc. Xuất phát điểm của tôi là các dòng Shophouse, Biệt thự biển và Condotel của CĐT BIM Group; Sau đó mở rộng thêm qua các sản phẩm của chủ đầu tư VIN Group, SUN Group, CEO, Tân Á Đại Thành,… để phục vụ đa dạng nhu cầu của các Nhà Đầu Tư.

Tuy mới hơn 5 năm trong ngành nhưng với kinh nghiệm gần 10 năm của một Marketing, Tôi luôn đặt mong muốn của khách hàng lên trên hết để hiểu chính xác được sản phẩm nào, CĐT nào phù hợp với khách hàng nhất. Đến thời điểm hiện tại, Phương Thảo tự tin rằng Nhà Đầu Tư đến với Phương Thảo đều nhận được phương án đầu tư phù hợp.